CÁC LOẠI VẬT LIÊU VÀ CÁC PHẨN ỨNG VỚI CÁC TÁC NHÂN TẨY R ỬA

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất bia rượu (Trang 177)

L ần 3: Khi bơm dịch đoạ n2 về phối trộn với dịch nồi malt, nhiệt độ từ 48 – 500 C

6. CÁC LOẠI VẬT LIÊU VÀ CÁC PHẨN ỨNG VỚI CÁC TÁC NHÂN TẨY R ỬA

vào bề mặt thiết bị, đường ống. Các tác nhân khử trùng cũng có tính chất tương tự tác nhân làm sạch, ngoại trừ, thay cho khả năng làm sạch tốt, yếu tố quyết định là hiệu quả khử trùng trên 1 dải rộng.

Chất sát trùng (disinfectanst): Là chất dùng để thực hiện quá trình sát trùng. Bao gồm:

+ Hóa chất: clorua vôi, dioxytclo, hypoclorit natri, iot, phenol, các hợp chất amon bậc 4, các chất amphoptesnides…

+ Các chất khí: SO2, ethylenimin, chloropicrin, oxyt propilen…

+ Các peroxit ( H2O2 ) và các chất khác như salicylanilit, carbanilit, chlorhecindin….

Các hợp chất amon bậc 4: có trong nhiều chất khử trùng, chúng là chất hoạt động bề mặt cation có pH trung tính và có đặc tính diệt khuẩn tốt, đảm bảo thấm ướt tốt. Nhược điểm là tạo bọt và tạo cặn.

Acid peraxetic: được sử dụng ở dung dịch 0,01 – 0,1%. Hiệu quả khử trùng phụ thuộc vào việc giải phóng oxy nguyên tử (hoạt động như một chất tiệt trùng và mất khỏi dung dịch bằng cách tạo thành oxy phân tử). Acid peraxetic là một tác nhân khử trùng lý tưởng vì nó hoàn toàn không tạo cặn sau khi sử dụng. Tuy nhiên, acid này không thích hợp dùng để ngâm cao su vì nó hoàn tan dần cao su.

Khi làm sạch và khử trùng phải xem xét tới bất kỳ tác nhân nào mà không sử dụng sẽ có trong nước thải và có thể gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt khi sử dụng sản phẩm có chứa clo, chúng chuyển thành các hợp chất halogen hữu cơ hấp thu được (AOX), hòa tan trong nước thải dẫn đến tăng chi phí xử lý nước thải.

Có nhiều phương pháp khử trùng như:

+ Dùng nhiệt: hơi nước, nước nóng hoặc nước sôi. + Phương pháp theo các hóa chất được sử dụng.

Khi sử dụng các tác nhân tẩy rửa và khử trùng trên thị trường nói chung, cần kiểm tra danh mục chi tiết về các tác nhân tẩy đó của nhà cung cấp:

+ Chất sử dụng cho mục đích gì. + Nên dùng các nồng độ nào.

+ Dùng cho các vật liệu nào và giới hạn sử dụng.

6. CÁC LOẠI VẬT LIÊU VÀ CÁC PHẨN ỨNG VỚI CÁC TÁC NHÂN TẨY RỬA RỬA

6.1. Các thiết bị bằng nhôm

Nhôm là loại vật liệu giá rẻ để chế tạo các thùng chứa và thiết bị, nó trung tính không ành hưởng đến hương vị của bia và cũng không cần lớp lót bảo vệ.

Nhược điểm:

+ Không chịu được các tác nhân bằng kiềm và sẽ bị ăn mòn nhanh chóng, gây ra nguy cơ nhiễm tạp và thành thiết bị dần bị phá hỏng.

+ Khi tiếp xúc với các kim loại khác thì nhôm sẽ bị ăn mòn do đó cần cách ly. + Nhôm không chịu được acid mạnh.

+ Nhôm rất mềm và không chịu được áp suất chân không. Vì vậy các nhà máy bia ít sử dụng thiết bị bằng nhôm.

6.2. Các thùng chứa và các đường ống làm bằng thép niken - crom

Thép Ni – Cr là hợp kim của thép với Cr, Ni, Mn, Mo và các nguyên tố khác để làm tăng khả năng chống chịu của thép với các chất khác và không bị oxy hóa. Chúng được sử dụng để chế tạo các thùng chứa, đường ống.

Những loại thép thường được sử dụng để chế tạo các thiết bị và đường ống trong nhà máy sản xuất bia là: V2A và V44. Chúng không cần lớp lót bảo vệ và cũng không ảnh hưởng đến hương vị của bia. Ưu điểm là khả năng chống chịu acid, kiềm, do đó rất thích hợp cho hệ thống tẩy rửa CIP. Tuy nhiên thép V2A không chiụ được các tác nhân tẩy rửa có clo nên tránh dùng dung dịch tẩy rửa hypoclorit kết hợp với tác nhân tẩy rửa có tính acid, chúng sẽ ăn mòn nhanh chóng thiết bị.

Đối với các thiết bị, bơm, lọc và các đường ống sau lên men đặc biệt cần đánh nhẵn bề mặt bên trong để loại bỏ tất cả các cặn nhiễm tạp.

6.3. Các ống nối làm từ cao su hoặc chất dẻo.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất bia rượu (Trang 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)