Nguyên tắc

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất bia rượu (Trang 157)

L ần 3: Khi bơm dịch đoạ n2 về phối trộn với dịch nồi malt, nhiệt độ từ 48 – 500 C

4. KỸ THUẬT LÊN MEN 1 Lý t huyết chung

1.1.1. Nguyên tắc

Để quá trình lọc thành công, bia đi vào máy lọc phải chứa không quá 0,2 triệu tế bào/ml, và do vậy, các quá trình lắng men trước khi chiết có vai trò đặc biệt. Động lực của quá trình lọc là sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của máy lọc. Sự chênh lệch áp suất này phản ảnh trở lực lọc, và sự tăng nhanh của nó là chỉ báo cho sự cần thiết dừng một quá trình lọc.

Một yếu tố quan trọng là bia phải được làm lạnh đến nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ càng lạnh thì càng đông tụ được nhiều cặn, và các cặn này sẽ tan trở lại khi nhiệt độ tăng. Vì vậy, để tách được chúng thì bia sau ủ chín phải được hạ nhiệt và giữ ổn định ở khoảng -2 đến -1o

C trong một thời gian, và trong quá trình lọc. Độ đục của bia sau lọc phải < 0,5 độ EBC. Một quá trình lọc tốt phải ít gây tổn thất màu, chất khô, chất đắng và bọt.

Một vấn đề khác là phải ngăn sự xâm nhập của ôxy vào bia sau giai đoạn ủ chín và trong suốt quá tình lọc. Kết thúc giai đoạn ủ chín, hàm lượng ôxy trong bia phải không vượt quá 0,001 mg/l. Hàm lượng này có thể được duy trì thông qua một sự vận hành thích hợp. Nước sử dụng để hòa bột trợ lọc phải được khử ôxy/không khí; bia được đẩy qua quá trình lọc bằng CO2; đường dẫn và thiết bị chứa phải được loại hết không khí trước khi đón nhận bia.

Phương trình biểu diễn quá trình lọc:

Trong đó Q là tốc độ dòng bia (ml/giây), φ là hệ số thấm, P là chênh lệch áp suất (dyne/cm2), A là diện tích vật liệu lọc (cm2), M là độ nhớt của dịch lọc (poise), và L là bề dày lớp vật liệu lọc (cm). Phương trình này cần được lưu ý để việc thiết kế và vận hành các hệ thống lọc bia đạt hiệu quả cao nhất.

Theo đó, công suất máy lọc có thể được nâng lên bằng cách tăng φ, vốn liên quan đến thành phần của vật liệu lọc. Hoặc theo cách khác là tăng chênh lệch áp suất, tăng diện tích bề mặt lọc, giảm bề dày lớp vật liệu lọc và giảm độ nhớt dịch lọc. Việc giảm độ nhớt dịch lọc nếu bằng cách tăng nhiệt độ sẽ làm tái hòa tan cặn lạnh. Độ nhớt cao của bia thường là do sự có mặt của các β-glucan và α-glucan phân tử lớn và nấm men. Độ nhớt cao sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình lọc, và nếu hiện tượng này xảy ra thì cần thiết phải kiểm tra lại chất lượng malt và hoạt động của nhà nấu.

Ngoài sức cản cơ học tác dụng lên các hạt có kích thước lớn, lọc còn giúp loại bỏ được nhiều hạt phân tán nhỏ, các hạt keo, các phân tử lớn nhờ khả năng hấp phụ

của vật liệu lọc. Nhiều chất tan ở dạng phân tử lớn và hạt keo được tách khỏi bia, dẫn đến sự giảm nhẹ của hàm lượng chất tan và khả năng giữ bọt của sản phẩm.

Trong quá trình lọc, chất phân tán có thể được tách khỏi pha lỏng bởi một trong 2 cơ chế: cơ chế lọc bề mặt và có chế lọc bề sâu (Hình 12.1).

Hình 12.1. Hai cơ chế tách loại hạt phân tán trong quá trình lọc

- Lọc bề mặt (hay còn gọi là cơ chế sàng): trong đó các hạt được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc do có kích thước lớn so với mao quản lọc. Theo đó, bã có xu hướng tích lũy dần cùng với sự tăng của trở lực lọc và cho độ trong của nước lọc.

- Lọc bề sâu: do cấu trúc của vật liệu lọc hoặc có sự hỗ trợ của bột trợ lọc, đường đi

của chất lỏng qua vật liệu lọc được kéo dài, qua đó các hạt có kích thước nhỏ hơn mao quản lọc (có thể cỡ 1/10) vẫn có thể được giữ lại do sự hấp phụ (đặc biệt là hấp phụ tĩnh điện).

Phương pháp lọc được dùng phổ biến nhất hiện nay là lọc sử dụng bột trợ lọc, với ưu điểm là chi phí thấp nhưng linh hoạt và cho hiệu quả lọc trong cao.Trong đó, vật liệu lọc là vải dệt từ sợi cellulose dùng kết hợp với bột trợ lọc (kieselguhr hoặc perlite). Kieselguhr là bột chế biến từ trầm tích của tảo silic - một loại vi sinh vật tiền sử. Hạt kieselguhr có tính trơ về mặt hóa học cao, có cấu trúc lỗ rất phù hợp cho lọc bia. Pelite là vật liệu từ dung nham núi lửa, ít được sử dụng hơn.

Ngoài ra, còn có các hệ thống lọc sử dụng vật liệu lọc dạng khối ép từ sợi bông trộn amian, tuy vật liệu như vậy có khả năng hấp phụ tốt nhưng hiện ít được sử dụng. Bên cạnh đó, màng lọc các cấp (từ vi lọc đến nano lọc) đang được triển khai như một phương thức lọc thế hệ mới.

Bố trí của một hệ thống lọc sử dụng bột thông thường như ở Hình 12.2.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất bia rượu (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)