Đánh giá qua quá trình thủy phân chuẩn

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất bia rượu (Trang 95)

- Độ cứng: Malt có độ cứng cao thường đi kèm độ trong cao, ươm mầm chưa

7.3.2. Đánh giá qua quá trình thủy phân chuẩn

Để đánh giá malt với vai trò là nguyên liệu chính và nguồn enzyme trong quá trình đường hóa và sản xuất dịch lên men, ta tiến hành thủy phân thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Điều này dựa trên cơ sở là nếu malt tốt thì độ mịn không ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thủy phân, đồng thời qua đánh giá biểu hiện quá trình từ khi thủy phân cho đến khi đun nước lọc cũng như phân tích nước lọc cho ta biết một cách khá toàn diện về chất lượng malt và mức độ phù hợp của nó đối với loại bia định sản xuất.

Thủy phân chuẩn gồm hai thí nghiệm song song trên cùng nguyên liệu với mức độ nghiền mịn khác nhau:

* Qui trình thủy phân chuẩn

50 g bột malt nghiền rất thô (tỷ lệ bột mịn chỉ chiếm 25%). 50 g bột malt nghiền rất mịn (tỷ lệ bột mịn 90%).

Mỗi loại 50 g bột nghiền mịn và thô được cho vào bình thủy tinh với 200 ml nước cất ở 45 – 460

C và thủy phân ở nhiệt độ 450

C, khuấy liên tục. Nâng nhiệt độ lên 700

C trong 25 phút (tốc độ nâng nhiệt 10

C/phút), bổ sung 100 ml nước ở 70 0

C, duy trì khuấy trộn ở nhiệt độ trên 1 giờ.

Dịch thủy phân được làm nguội về nhịêt độ phòng trong 10 đến 15 phút và dùng nước cất pha loãng thành 450 ml. Hỗn hợp được lọc bằng giấy lọc, 100 ml dịch lọc đầu độ đục cao được lọc trở lại. Quá trình kết thúc khi bã lọc chớm khô .

Nước lọc thu được đem phân tích ngay. Chỉ số quan trọng nhất là hàm lượng chất chiết (dưới dạng độ Plato) đo bằng bình tỷ trọng hoặc chiết quang kế. Với phù kế phải dùng đặc biệt, nếu không, độ chính xác sẽ thấp.

Tính hiệu suất thủy phân

Hiệu suất thủy phân thường nằm trong khoảng sau: Đối với malt vàng : 79 - 82%. Đối với malt thẩm màu: 75 - 78%.

Độ nhuyễn của malt: Độ nhuyễn càng cao thì khác biệt giữa dịch thủy phân từ malt nghiền thô với nghiền min càng ít.

Xét hiệu: % chất chiết từ bột mịn - % chất chiết từ bột thô, nếu kết quả nhỏ hơn 1,8% thì chứng tỏ malt tốt, nếu lớn hơn 1,8% là malt thường.

Màu dịch thủy phân: Mặc dù màu dịch thu được không phải là căn cứ chính xác để đánh giá màu bia nhưng luôn được xác định vì nó biểu hiện loại malt sử dụng. Việc đo màu thực hiện bằng cách so sánh với các đĩa màu trên bộ so màu Hellige Neo-Coparator hoặc bằng cách so sánh với các chuẩn màu khác.

Thời gian đường hóa (iodine normality): Thời gian tính từ lúc nâng lên 700 C đến khi không cho phản ứng màu với dung dịch iodine. Kết quả thể hiện dưới dạng “ngắn hơn 10 phút”, “10 đến 15 phút”, “15 đến 20 phút”,…Thông thường, với malt vàng: 10 - 20 phút, malt đen: 20 - 30 phút.

Tốc độ lọc: Lọc được coi là bình thường nếu chỉ diễn ra trong vòng 1 giờ. Nếu lâu hơn thì coi là lọc chậm, khó lọc.

Trạng thái nước lọc: Trạng thái nước lọc thể hiện dưới các dạng “trong”, “đục mờ” hoặc “đục”.

Giá trị pH: pH được đo bằng điện cực thủy tinh sau khi bắt đầu lọc được 30 phút. Giá trị bình thường nằm trong khoảng 5,6 đến 5,9.

Độ nhớt dịch lọc (wort viscosity): Từ độ nhớt có thể suy đoán sự thể hiện của dịch thủy phân trong quá trình lọc sau nấu bia và lọc bia. Bình thường nằm trong khoảng từ 1,51 đến 1,63 mPa.s.

Màu dịch đun sôi: Wort được đun sôi 2 giờ bằng thiết bị đun hồi lưu và làm trong bằng lọc màng. Màu của dịch đun sẽ tương đương với màu bia. Màu dịch đun của malt vàng trung bình 5,1 đơn vị EBC. Từ màu này cho phép ta suy đoán màu bia thành phẩm một cách tương đối chính xác.

Hàm lượng hợp chất nitơ trong malt: Hàm lượng hợp chất chứa nitơ được xác định trực tiếp từ malt như đối với đai mạch. Thường chỉ tiêu này trong malt thấp hơn

Tổng lượng chất chiết Tổng lượng chất khô Hiệu suất thủy phân = ---x100

trong đại mạch khoảng 0,5%. Thường được biểu diễn bằng hàm lượng protein, tính bằng lượng nitơ nhân với 6,25.

Hàm lượng chất nitơ hòa tan: Đại lượng này cho biết lượng chất nitơ ta được trong quá trình thủy phân theo qui trình chuẩn. Thông thường lượng này chiếm 0,55 đến 0,75% khối lượng chất khô tan được trong dịch thủy phân chuẩn.

Chỉ số Kolbach: Chỉ số Kolbach là tỷ lệ khối lượng chất chứa nitơ hòa tan so với lượng chất chứa nitơ trong chất khô đem thủy phân. Do vậy chỉ số Kolbach (K) cho phép đánh giá mức độ thủy phân các chất đạm trong malt, nhưng không đồng nhất với độ nhuyễn ươm mầm của malt.

Nếu K< 35% thì chất chứa nitơ trong malt được thủy phân chưa kỹ. Nếu 35%< K< 41% : chất chứa nitơ trong malt được thủy phân kỹ và khi K > 41%: chất chứa nitơ trong malt được thủy phân rất kỹ.

Hàm lượng đạm formol: Phép đo hàm lượng đạm formol dùng xác định lượng chất chứa nitơ khối lượng phân tử thấp trong malt. Hàm lượng đạm formol bình thường trong khoảng 180 đến 220 mg/100 g chất khô malt .

Hàm lượng hợp chất amino: Phép đo hàm lượng hợp chất amino cũng nhằm xác định hàm lượng các hợp chất chứa nitơ thấp phân tử trong malt. Bình thường hàm lượng các chất này khoảng 120 đến 160 mg/100 gam chất khô malt.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất bia rượu (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)