THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 100 - 106)

- Giáo dục Y tế dinh dưỡng

a: Chỉ bao gồm các TCTCVM báo cáo thông tin cho MIX và VMFWG

THỊ TRƯỜNG

Tín dụng vi mô

THỊ TRƯỜNG

Tiết kiệm vi mô

Dịch vụ tiết kiệm:Xu thế các TCTCVM mở rộng loại hình tiết kiệm từ tiết kiệm bắt buộc sang khuyên khích tiết kiệm tự nguyện. Trong giai đoạn mới thành lập, các TCTCVM thường chỉ tập trung vào sản phẩm tiết kiệm bắt buộc như điều kiện vay vốn và để tạo dựng mối quan hệ giữa khách hàng và tổ chức. Dẫn dần khi khách hàng đã có ý thức và tạo dựng thói quen tiết kiệm thì các TCTCVM mở rộng sang loại hình tiết kiệm tự nguyện với nhiều thời hạn và mức lãi khác nhau trên cơ sở lãi suất thực dương và có lợi cho người gửi tiền. Việc huy động tiền gủi tiết kiệm tự nguyện sẽ tạo ra nguồn vốn hoạt động cho tổ chức, tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài mang tính chất ưu đãi. Tuy nhiên về phía tổ chức cũng cần tăng cường năng lực quản lý để có thể sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất. Hiện nay một rào cản lớn cho hoạt động huy động vốn của các TCTCVM là quy đinh của nhà nước về hoạt động huy động tiết kiêm của các TCTCVM. Theo luật, các TCTCVM được đăng ký thành lập và hoạt động theo NĐ 28 và Luật các TCTD 2010 mới được phép huy động tiết kiệm tự nguyện rộng rãi còn các loại hình khác thì chỉ được huy động tiết kiệm bắt buộc và rất hạn chế huy động tiết kiệm tự nguyện. Như vậy, để tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa dịch vụ tiết kiệm đòi hỏi các TCTCVM bán chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang chính thức. Theo khảo sát của VMFWG thì có 7 tổ chức chưa được cấp phép đang có ý định chuyển đổi mô hình gồm có: CAFPE BR-VT, M7 huyện Điện Biên, M7 Ninh Phước, Quỹ Tài chính vi mô Hải Phòng, TCVM Thanh Hóa, TCVM Hội Phụ nữ Hà Tĩnh. Một số khác không có ý định chuyển đổi do một số lý do như: tổ chức WV Viet Nam do chưa có khung pháp lý cho việc thành lập 100% vốn nước ngoài, Dariu do hoạt động theo sứ mệnh từ khi mới thành lập theo cấp phép. Do đó yêu cầu được đặt ra là Nhà nước và các TCTCVM chính thức phải hỗ trợ các tổ chức chuyển đổi. Trong điều kiện nguồn lực và kinh nghiệm có hạn, việc hỗ trợ cần phải tập trung trong một vài khâu then chốt như thống nhất về chính sách, thủ tục, quy trình. Các TCTCVM có ý định chuyển đổi nên chủ động phối hợp, tận dụng kinh nghiệm và

nguồn lực của các TCTCVM lớn, các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật đủ tiêu chuẩn hiện hành ở Việt Nam để thúc đẩy quá trình chuyển đổi của mình.

Bảo hiểm vi mô:Do những quy định của pháp luật, TCTCVM không thể trực tiếp sản phẩm bảo hiểm vi mô mà chỉ làm đại lý cho các tổ chức bảo hiểm chính thức, trong khi đó các tổ chức này không mấy mặn mà với khu vực người thu nhập thấp. Hiện nay có hai tổ chức là TYM và M7 - MFI giới thiệu sản phẩm Quỹ Tương trợ. Các tổ chức khác có thể tham khảo để cùng tham gia hoặc học hỏi kỹ thuật để khi có cơ hội sẽ mở thêm một hệ thống hoạt động mới.

Dịch vụ phi tài chính:Khách hàng của các TCTCVM có nhu cầu thiết thực là được cung cấp kiến thức, kỹ năng để có thể phát triển nghề nghiệp hoặc tạothêm nghề mới, tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu và phương thức tiêu thụ sản phẩm nhằmthu được lợi nhuận cao nhất. Họ cũng mong muốn được cung cấp các dịch vụ về y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục để phát triển đời sống tinh thần. Qua quá trình phát triển của các TCTCVM lớn có thể thấy một xu hướng tất yếu là các TCTCVM sẽ chuyển dần từ cách tiếp cận đơn năng sang tiếp cận tổng hợp, quan tâm đến nhu cầu tổng hợp của khách hàng thu nhập thấp. Các tổ chức cũng có thể xây dựng chiến lược liên kết với các tổ chức chuyên ngành để phối hợp cung cấp những sản phẩm này cho khách hàng và đa dạng hóa các sản phẩm đó.

(iii) Xu hướng tăng trưởngquy mô tín dụng và tiết kiệm

Theo số liệu cuối năm 2011, nếu xếp hạng quy mô của các TCTCVM Việt Nam theo số lượng người vay, số lượng người gửi tiền, quy mô GLP và tiết kiệm thì có thể thấy 4 tổ chức có quy mô lớn nhất đại diện cho ba miền: miền Bắc (TYM, MFI - M7); miền Trung (TCVM Thanh Hóa); miền Nam (CEP). Chỉ riêng 4 tổ chức này đã chiếm đến 88% số dư tiết kiệm, 80% GLP, 71% số người vay và 74% số người gửi tiền của các TCTCVM trongcả nước. Xu thế phát triển của 4 tổ chức này sẽ có ảnh hưởng chi phối đến toàn hệ thống TCVM và từng vùng miền.

Hình 3.9: Số lượng khách hàng vay vốn của 4 TCTCVM tiêu biểu 350,000 200,000 50,000 100,000 150,000 250,000 300,000 0 2007 2008 2009 2010 2011 TCVM Thanh Hoa MFIM7 TYM CEP 4,691 18112 25,482 74,360 5,357 11309 33,935 107,866 6,446 15572 40,282 134,141 9,414 12322 46,437 164,400 10,650 12968 72,958 193,238

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Hình 3.10: Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm của 4 TCTCVM tiêu biểu

4,66319,825 19,825 28,353 79,121 5,465 17,850 37,479 114,853 5,944 31,677 40,433 140,886 10,896 20,073 11,715 169,312 11,086 31,528 99,949 319,061 350,000 400,000 450,000 500,000 200,000 50,000 100,000 150,000 250,000 300,000 0 TCVM Thanh Hoa MFIM7 TYM CEP 2007 2008 2009 2010 2011

Nhìn chung, số lượng khách hàng của các TCTCVM đều tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2011 đặc biệt số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Mặc dù quy mô và phạm vi hoạt động không lớn so với các tổ chức tài chính truyền thống là các ngân hàng, nhưng các TCTCVM đã tạo ra một môi trường hoạt động bình đẳng hơn, lành mạnh hơn cho đối tượng khách hàng thu nhập thấp qua các mô hình và chính sách ưu việt của mình. Với chiến lược tập trung cho đối tượng khách hàng hộ nông dân, hộ nghèo và phụ nữ có thu nhập thấp, các TCTCVM đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đa dạng hóa nguồn thu nhập. Trong thời gian tới cùng với sự mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động thì số lượng các người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính sẽ ngày càng tăng, góp phần cải thiện cuộc sống của nhóm đổi tượng này.

Hình 3.11: Quy mô GLP của 4 TCTCVM tiêu biểu (USD)

TCVM Thanh Hoa MFIM7 TYM CEP 80,000,000 70,000,000 60,000,000 50,000,000 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 0 2008 512,212 1,803,171 8,103,475 22,312,048 791,143 2,357,489 9,836,185 28,297,377 1,067,155 2,975,092 14,533,709 37,098,279 1,469,763 3.605.853 19,965,308 44,647,899 2009 2010 2011

Xét về quy mô tín dụng có thể thấy tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, GLP của 4 tổ chức lớn nhất tăng gấp hai lần trong giai đoạn 2008 – 2011 trong đó GLP của TYM tăng gấp 2,5 lần là một con số khá ấn tượng. Tuy nhiên sự tăng trưởng nóng về quy mô tín dụng tầng đáy (dành cho người nghèo, nhóm có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ...) nếu không đi kèm với sự tăng lên về chất lượng tín dụng rất dễ gây nên các nguy cơ cho hoạt động của các TCTCVM. Việc tiếp cận tín dụng tương đối dễ dàng cộng với việc không kiểm soát được các khoản vay dẫn đến các rủi ro của việc các hộ nghèo nợ quá nhiều; do đó tăng rủi ro hệ thống của việc sụp đổ TCTCVM khi các hộ dân không trả được nợ.

Hình 3.12: Quy mô tiết kiệm của 4 TCTCVM tiêu biểu (USD)

2008104,231 104,231 951,313 1,953,028 6,213,263 163,648 1,155,725 2,428,083 9,371,890 209,089 1,424,991 3,645,434 13,374,438 406,245 1,536,778 5,819,605 17,896,110 2009 2010 2011 TCVM Thanh Hoa MFIM7 TYM CEP 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 0

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Một vấn đề nữa đáng được chú ý là mặc dù quy mô tiết kiệm cũng tăng trưởng với tốc độ tương đương với GLP nhưng giá trị thì tương

đối nhỏ so với GLP (dưới 40%) trong khi chuẩn mực quốc tế khuyến khích tỷ lệ tiết kiệm nên từ 70% đến 80% so với dư nợ. Việc tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua của nhiều TCTCVM phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tài trợ với chi phí thấp của các tổ chức phi chính phủ. Ban đầu khi mà các TCTCVM chưa có khả năng huy động tiết kiệm có thể do quy định của pháp luật hoặc chưa huy động được số tiết kiệm lớn thì các nguồn tài trợ ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển của các TCTCVM dưới hình thức như đóng góp trực tiếp hoặc thông qua các chính sách vay vốn ưu đãi hay các khoản vốn góp từ thiện. Tuy nhiên cần nhận thức về các khoản trợ giúp chỉ là những hỗ trợ ban đầu, còn sự phát triển bền vững của các tổ chức sẽ do phụ thuộc lớn vào nguồn tiết kiệm mà các tổ chức huy động được. Do vậy mở rộng quy mô tiết kiệm sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các TCTCVM trong thời gian tới để đạt được mục tiêu tự bền vững về hoạt động và tài chính.

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 100 - 106)