- Có ít nhất một thành viên góp vốn trực tiếp tham gia
2.4.2.1. Thương mại hóa quá mức, rời xa mục tiêu hoạt động ban đầu
Kinh nghiệm thất bại thứ nhất gắn liền với việc thương mại hóa quá mứccủa TCTCVM bán chính thức, như đã từng diễn ra tại Mexico năm 2007 và Ấn Độ năm 2011. Vấn đề thương mại hóa quá mức bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 2005, khi nhiều tổ chức cho vay bắt đầu tìm cách kiếm lời từ những món vay bằng cách chuyển loại hình tổ chức từ phi chính phủ sang các doanh nghiệp thương mại. Năm 2007, Compartamos, một ngân hàng ở Mexico, trở thành ngân hàng tín dụng vi mô đầu tiên tại Mỹ Latinh thực hiện việc lên sàn chứng khoán. Và vào tháng 8/2010, SKS, Ngân hàng tín dụng vi mô tại Ấn Độ, đã tăng được 358 triệu đô vào tổng vốn của tổ chức trong lần lên sàn đầu tiên.
Để đảm bảo rằng những khoản vay nhỏ có thể sinh lãi cho những nhà đầu tư, những ngân hàng như Compartamos hay SKS cần phải nâng lãi suất, tăng cường quảng bá hình ảnh và thu nợ triệt để. Sự chia sẻ, đồng cảm dành cho những người đi vay, từng là tinh thần chính khi những tổ chức này còn là các tổ chức phi lợi nhuận, nay đã không còn. Những người vốn là đối tượng nhận được sự giúp đỡ của tín dụng vi mô nay lại trở thành người bị hại. Ở Ấn Độ, những người đi vay đã bắt đầu ngờ rằng những người cho vay đang lợi dụng họ, từ đó dẫn tới việc người đi vay không trả các khoản nợ nữa. Hiện nay, tại Ấn Độ, có rất nhiều người đi vay đã không thể hoàn
trả được những khoản vay vi mô và dẫn đến hậu quả là công việc làm ăn kinh doanh của những người cho vay bị đổ bể. Khủng hoảng tại Ấn Độ đã chỉ ra một điều rõ ràng rằng: tín dụng vi mô cần phải trở lại đúng con đường đi của mình.
Sự thương mại hóa đang như một bước ngoặt sai lầm của TCVM, nó thể hiện một “sự thay đổi về sứ mệnh” trong động cơ cho người nghèo vay của những “chủ nợ”. Nghèo đói cần phải được xóa bỏ chứ không nên coi đó là cơ hội để làm giàu.
Một số vấn đề thực tiễn nghiêm trọng sẽ xảy ra khi coi tín dụng vi mô như một ngành kinh doanh kiếm lời. Thay vì tạo ra những quỹ bán buôn nhằm mục đích cho các TCTCVM, những tổ chức định hướng thương mại sẽ tăng tổng tiền để đầu tư vào những thị trường tài chính quốc tế không có tính ổn định, và gián tiếp chuyển những rủi ro tài chính đó cho người nghèo. Hơn nữa, điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng vi mô thương mại đang hướng tới yêu cầu lợi nhuận phải ngày càng tăng, điều này đồng nghĩa với việc lãi suất người nghèo phải chịu sẽ ngày càng cao và xóa bỏ hoàn toàn ý nghĩa xóa đói giảm nghèo của những khoản cho vay vi mô.
Những người ủng hộ việc thương mại hóa này thì cho rằng đây là cách duy nhất để thu hút tiền, từ đó mở rộng khả năng cho vay tín dụng vi mô, “giải phóng” hệ thống khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào những nhà tài trợ. Nhưng chúng ta vẫn có thể khai thác được các khoản đầu tư vào tín dụng vi mô – thậm chí là tạo ra được lợi nhuận – mà không cần phải thông qua tài trợ hay các thị trường tài chính toàn cầu. Quy định nghiêm ngặt hơn của chính phủ có thể giúp ích trong chuyện này.Tỉ lệ lãi suất cao nhất không được vượt quá chi phí của món vay - có nghĩa là chi phí ngân hàng phải chịu để huy động được khoản tiền để cho vay - cộng với 15% giá trị món vay.15% này được sử dụng để chi phí cho vận hành và sinh lời.“Chênh lệch” lý tưởng giữa chi phí cho món vay và tỉ lệ lãi suất cho vay phải trong vòng 10% (Yunus, 2011).