- Mức chi phí điều hành vàtài chính được bù đắp bởi thu nhập hướng tới sự bền vững đầy đủ (như thể hiện trong
2.2.2. Các tiêu chí theo Thông lệ Quốc tế về tính bền vững của TCTCVM
Các TCTCVM thành công và tự vững có những đặc trưng sau: - Biết rõ thị trường của mình, tiếp cận rộng và sâu tới khách
hàng.
- Áp dụng chính sách lãi suất thị trường để đảm bảo tự vững về hoạt động và tài chính, với giả thiết người nghèo sẵn sàng trả giá vì mục tiêu tiếp cận và thuận tiện.
- Sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để giảm thiểu chi phí hành chính như: thủ tục đơn giản, phi tập trung hóa việc thẩm định khách hàng.
- Sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo khả năng trả nợ cao như: cho vay theo nhóm đồng trách nhiệm, giám sát người vay vốn, động lực trả nợ cao đối với khách hàng, cho vay tăng dần theo chu kỳ, tiết kiệm bắt buộc.
- Cung ứng thêm các hoạt động hỗ trợ khách hàng như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật…
2.2.2. Các tiêu chí theo Thông lệ Quốc tế về tính bền vững củaTCTCVM TCTCVM
Các chỉ tiêu đo lường sự bền vững của TCTCVM tương đối đa dạng, tập trung vào bachỉ tiêu sau:
Thứ nhất, Tự bền vững về hoạt động (OSS)
Tỷ số tự bền vững về hoạt động(OSS) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động (bao gồm cả khấu hao và dự phòng rủi ro). Các nhà tài trợ và nhà quản lý TCTCVM sử dụng chuẩn tiêu biểu này để đánh giá xem TCTCVM đã tự trang trải được các chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động hay chưa.
Trong đó:
Tổng chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dự phòng mất vốn.
Một số TCTCVM có quan điểm rằng mức độ bền vững về hoạt động không cần tính đến các chi phí tài chính, vì không phải mọi TCTCVM đều có chi phí tài chính như nhau, nên việc so sánh không công bằng. Một số TCTCVM sử dụng nguồn cho vay từ các khoản biếu tặng hay các khoản cho vay ưu đãi, nên chi phí huy động rất thấpvà chi phí tài chính là rất nhỏ. Với một số TCTCVM tiếp cận đến nguồn vốn thương mại, chi phí này sẽ tăng lên rất nhiều.
TCTCVM được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếu OSS>100%, tuy nhiên thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120%.
Thứ hai, Tự bền vững về tài chính (FSS)
Tỷ số tự bền vững về tài chính(FSS)cũng đo lường xem mức độ thu nhập trang trải các chi phí hoạt động của một TCTCVM có điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động của trợ cấp. Các điều chỉnh này nhằm làm rõ tình hình tài chính của một TCTCVM sẽ như thế nào nếu không có các khoản trợ cấp, khi vốn được huy động trên thị trường thương mại, thay vì từ nguồn viện trợ hoặc tài trợ ưu đãi của các nhà tài trợ, và khi tính tới chi phí từ lạm phát. FSS được tính bằng công thức sau: