CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 109 - 112)

- Giáo dục Y tế dinh dưỡng

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, việc nghiên cứu tính bền vững trong mối quan hệ với mức độ tiếp cận của TCVM ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các dữ liệu đáng tin cậy của các nhà nghiên cứu. Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) đã tiến hành phân tích và đánh giá tình hình tài chính (tập trung vào tính bền vững và khả năng sinh lời) và mức độ tiếp cận của các TCTCVM Việt Nam để từ đó xây dựng bức tranh tổng quát về TCVM ở Việt Nam và nhân diện xu hướng phát triển trên các khía cạnh đó.

Nguồn dữ liệu được sử dụng để phân tích được thu thập từ phiếu điều tra và báo cáo tài chính của 32 TCTCVM tại Việt Nam gửi đến cho VMFWG năm 2012, cùng với các dữ liệu được VMFWG tập hợp từ trước đến nay. Bên cạnh đó, các dữ liệu, chỉ tiêu và các tiêu chuẩn để đánh giá TCVM được công bố của World Bank, CGAP và Microfinance Information Exchange cũng được sử dụng trong nghiên cứu này.

4.1. Tính bền vững trong xu thế phát triển

Sự phát triển bền vững của các TCTCVM là điều kiện để các TCTCVM hoàn thành các vai trò quan trọng của mình. Do vai trò kép cả về kinh tế và phát triển, các TCTCVM được coi là phát triển nếu đóng góp cho sự phát triển kinh tế trên cả hai khía cạnh: tài chính và phát triển - giảm đói nghèo. Tuy vậy, các TCTCVM đa dạng và có xu hướng phát triển khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia và mục tiêu của từng tổ chức.

Tính bền vững Sự tiếp cận Trưởng thành Non trẻ NHTM TCTCVM TCTCVM NGO

Nguồn: Nghiêm Hồng Sơn, (2006)

Hình 4.1: Quá trình phát triển của các TCTCVM

Các NHTM thường theo đuổi chiến lược bền vững hơn là sự tiếp cận, và mục tiêu ban đầu của họ trong thời kỳ non trẻ về tình bền vững ở mức cao nhất. Ngược lại, các TCTCVM ngay từ khi thành lập đã đặt mục tiêu là tiếp cận rộng và sâu với khách hàng là quan trọng nhất. Trong thời kỳ trưởng thành, các TCTCVM sẽ phát triển theo định hướng bền vững trên ba khía cạnh: Bền vững về hoạt động; Bền vững về tài chính; và Bền vững về thể chế.

4.2. Tổng quan về mức độ bền vững của các TCTCVM

Sau đây là so sánh về mức độ bền vững hoạt động, bền vững tài chính và chất lượng danh mục tín dụng của các TCTCVM Việt Nam với 5 quốc gia thành viên ADB tại Châu Á trong giai đoạn 2000-2010:

Nguồn: Binh Nguyen (2012)

Hình 4.2: So sánh mức độ bền vững và rủi ro của các TCTCVM Việt Nam với một số quốc gia là thành viên ADB

Các TCTCVM Việt Nam có mức độ bền vững hoạt động ở mức trung bình (OSS = 102,1%/năm), chỉ cao hơn Uzbekistan (78,5%). So sánh với các nước còn lại như Campuchia, Pakistan, Phillipin, các TCTCVM Việt Nam đạt được mức OSS thấp hơn. Mức độ bền vững về tài chính (FSS) của các TCTCVM VN cũng ở mức trung bình, trên 100%, tức là cao hơn mức chung của các nước thành viên ADB tại Châu Á (99%), và cao hơn 1 số nước như Pakistan và Uzbekistan. Tuy vậy, điểm sáng lớn nhất trong hoạt động của các TCTCVM Việt Nam là tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất (0,6%) so với tất cả các tổ chức còn lại. So với mức trung bình của khu vực 5,6% thì đây là kết quả vô cùng ấn tượng. Cụ thể hóa nội dung của từng vấn đề bền vững được phân tích chi tiết dưới đây.

4.3. Bền vững về hoạt động

Theo số liệu thống kê của Nhóm nghiên cứu, trong giai đoạn từ 2009 đến năm 2012, chỉ số bền vững hoạt động của 31TCTCVMở Việt Nam được thể hiện như sau:

160140 140 120 100 80 60 40 20 0 147.5 111.5 102.9 18.2 119.9 111.6 106.4 78.5 73.8 102.1 100.2 10299 87.6 105.7 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Campuchia Pakistan PNG Phillipines Uzbekistan Việt Nam Trung bình

Tỷ lệ nợ quá hạn PAR (> 30 ngày)

Mức độ bền vững tài chính (FSS) Mức độ bền vững hoạt động (OSS) 7.3 1.9 4.3 2 0.6 5.6

STT Tên tổ chức

OSS

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 109 - 112)