- Có ít nhất một thành viên góp vốn trực tiếp tham gia
2.4.1.2 Kinh nghiệm bền vững của Acleda Bank (Campuchia):
ACLEDA được thành lập vào tháng 1 năm 1993 với tư cách là một NGO về tín dụng và phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc chuyển đổi thành ngân hàng chuyên doanh của ACLEDA bắt đầu vào tháng 1/1998 và hoàn tất vào ngày 7/10/2000. Ngân hàng chuyên doanh ACLEDA tiếp tục nâng cấp và trở thành ngân hàng thương mại từ ngày 1/12/2003 với số vốn thực góp nâng từ 4 triệu đô la Mỹ lên 13 triệu đô la Mỹ. Việc chuyển đổi này được đặt ra với mục tiêu để tổ chức được hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý an toàn mà với tư cách là một NGO sẽ không thể có được; đồng thời tạo điều kiện có thêm nhiều phương thức huy động vốn mới (như gọi vốn cổ phần, nhận tiền gửi của công chúng, vay liên ngân hàng), hỗ trợ việc mở rộng các hoạt động TCVM cơ bản của tổ chức. Với tư cách là một NGO, mục tiêu của ACLEDA là “thiết lập một
chương trình dành cho doanh nghiệp nhỏ và khu vực không chính thức để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và đóng góp vào công cuộc giảm nghèo thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính bền vững”. Với tư cách là một ngân hàng thương mại, tầm nhìn của ACLEDA là “trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu của Căm-pu-chia cung cấp các dịch vụ tài chính đặc thù cho tất cả các phân khúc của cộng đồng”; với Sứ mệnh là “cung cấp cho các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa các phương tiện để quản lý nguồn lực tài chính của mình một cách có hiệu quả và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của chính họ. Cùng với việc đạt được các mục tiêu này, chúng tôi sẽ đảm bảo lợi ích bền vững và ngày càng tăng cho các cổ đông, cán bộ và cộng đồng trên diện rộng. Chúng tôi luôn tuân theo các nguyên tắc tối cao về ứng xử có đạo đức, tôn trọng xã hội, luật pháp và môi trường”. Bằng sứ mệnh của ngân hàng và mục đích hoạt động của NGO, sứ mệnhcủa Ngân hàng ACLEDA vẫn duy trì được mục tiêu của ACLEDA NGO, đó là nâng cao chất lượng sống của người nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính bền vững. Quan điểm của Ngân hàng ACLEDA, chỉ có các tổ chức bền vững về tài chính mới có thể đảm bảo các doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả nông dân, ở cả khu vực thành thị và nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ tài chính một cách bền vững.
Theo kinh nghiệm của ACLEDA, trước khi tiến hành chuyển đổi, một tổ chức cần phải đáp ứng 3 tiêu chí sau:
Thứ nhất, Đạt được bền vững trên 4 khía cạnh:
- Lập kế hoạch: phải có các sản phẩm phù hợp và phải xây dựng Kế hoạch kinh doanh.
- Kỹ thuật: có các kỹ năng và chương trình đào tạo phù hợp để thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh.
- Lành mạnh về tài chính: kiểm soát các chi phí, đảm bảo chất lượng danh mục đầu tư và hoàn trả đúng hạn, định giá các sản phẩm cho vay đảm bảo trang trải đủ các chi phí hành chính và chi phí huy động vốn.
Thứ hai, tối thiểu phải đạt đến điểm hòa vốn về tài chính
Thứ ba, đáp ứng các tiêu chí của Ngân hàng trung ương Căm-pu- chia để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là các tiêu chí yêu cầu phải tăng thêm vốn, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu (cơ cấu cổ đông) và nâng cao năng lực quản lý.
Cũng trên cơ sở kinh nghiệm của ACLEDA, các tổ chức định hướng phát triển chuyên nghiêp, bền vững và hướng tới chuyển đổi thành ngân hàng cũng cần lưu ý một số khuyến nghị sau:
- Liên quan đến công tác quản trị: để tránh xung đột lợi ích, cần phải phân định rõ vai trò của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành. Hội đồng quản trị chỉ quản trị tổ chức mà không can thiệp vào công tác điều hành tổ chức, còn Ban điều hành thì phải điều hành tổ chức theo các chỉ dẫn của Hội đồng quản trị.
- Điều hành việc cung cấp các dịch vụ tài chính ở vùng nông thôn nơi cơ sở hạ tầng thiếu thốn phải có sự cam kết rất mạnh mẽ của các cấp cán bộ của tổ chức. Sự tin cậy là một lợi thế về an toàn tài chính ở vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh. Vì vậy, trong bất kỳ cơ cấu sở hữu nào, cán bộ hoặc nhân viên cần được tham gia ngay từ đầu thông qua việc thiết lập một Chương trình sở hữu cổ phiếu của cán bộ để có được sự tâm huyết và cam kết cao của họ.
- Vai trò của chính phủ và ngân hàng trung ương rất quan trọng ngay từ giai đoạn đầu vì có rất nhiều vấn đề pháp lý và cấp phép liên quan mà không có tiền lệ tại Căm-pu-chia. Việc tham gia của các cổ đông tiềm năng trong quá trình thảo luận là rất quan trọng để đạt được sự thành công.
- Phải đảm bảo rằng không có các khoản tín dụng có trợ cấp có thể làm suy yếu sự phát triển của TCTCVM; Cần có sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để tạo dựng một môi trường thuận lợi cho các tổ chức TCVM tồn tại và phát triển.