Môi trường pháplý cho hoạt động tài chính vi môViệt Nam

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 67 - 71)

- Có ít nhất một thành viên góp vốn trực tiếp tham gia

VỀ NGÀNH TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

3.2. Môi trường pháplý cho hoạt động tài chính vi môViệt Nam

Phần đánh giá trong báo cáo này tập trung nghiên cứu các TCTCVM kể cả chính thức và bán chính thức. Trong đó:

Thứ nhất, khu vực chính thức bao gồm các TCTCVM được Ngân

hàng Nhà nước cấp phép thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010 và Nghị định NĐ 28/2005 của Chính phủ. Tính đến hết tháng 10/2012 khu vực này gồm 2 tổ chức là Công ty trách nhiệm hữu hạn tài chính qui mô nhỏ Tình Thương (TYM) và tổ chức tài chính vi mô M7. Trong đó, TYM là tổ chức tài chính vi mô đầu tiên ở Việt Nam chính thức chuyển đổi tư cách pháp nhân trở thành một tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH với một chủ sở hữu là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2010). Sau TYM, tổ chức tài chính vi mô M7 cũng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động dưới mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. M7 là sự hợp nhất của 3 nhà cung cấp dịch vụ TCVM gồm M7 Mai Sơn, M7 Uông Bí và M7 Đông Triều.

Thứ hai, khu vực bán chính thứcbao gồm các nhà cung cấp dịch vụ TCVM tồn tại dưới nhiều hình thức. Đó có thể là (i) một hợp phần của chương trình/ dự án phát triển (Chương trình TCVM Hải Phòng); (ii) Chương trình TCVM chuyên trách nhưng chưa đăng ký thành lập

TCTCVM (công ty tư vấn phát triển cộng đồng Bình Minh(Binhmin- hCDE), chương trình Bàn tay vàng, chương trình TCVM Anhchiem…); (iii) Quỹ xã hội hoạt động trong lĩnh vực TCVM thành lập theo NĐ 148//2007/ND – CP nay là NĐ 30/2012/ND – CP; hoặc NĐ 177/1999/ND – CP (CEP, NMA, Quỹ Phát triển An Phú (CADF)…); (iv) Các tổ chức phi chính phủ ( tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động theo QĐ 340 – TTg của Thủ tướng Chính phủ, và tổ chức phi chính phủ trong nước hoạt động theo NĐ 88/2003/ND – CP) cung cấp dịch vụ TCVM (MCDI, Darriu).

Khác với các quốc gia khác của châu Á nơi có ngành TCVM phát triển ở qui mô rộng lớn như Phi-líp-pin, In đô nê xi a, Ấn độ hay Băng- la-đét, tín dụng vi mô ở Việt Nam có một thời gian dài bị nhìn nhận là một công cụ của chiến lược xóa đói giảm nghèo. Chính phủ chủ trương đưa tín dụng đến tay các hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp thông qua các ngân hàng của nhà nước và các chương trình trợ cấp có giám sát của chính phủ, có hợp tác với các tổ chức quần chúng như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Từ năm 2005, môi trường hoạt động TCVM bắt đầu có sự chuyển biến. Một khuôn khổ pháp lý đã và đang được xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, chương trình TCVM ở khu vực bán chính thức có cơ hội chuyển đổi thành tổ chức tài chính quy mô nhỏ chính thức nằm dưới sự quản lý, giám sát của NHNN, chuyên cung cấp dịch vụ TCVM. Đầu tiên, 2văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ là: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/03/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức Tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Tài chính vi mô cũng bước đầu được qui định nằm trong loại hình được Luật Tổ chức Tín dụng sửa đổi năm 2010 điều chỉnh, đây cũng là một minh chứng rõ ràng cho cách tiếp cận mới đáng hoan nghênh này. Trong Luật TCTD số 47/2010, các tổ chức tài chính vi mô lần đầu tiên trong lịch sử đã được coi như một loại hình tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý của NHNN. Cuối năm 2011, ngành TCVMViệt Nam đứng trước một cơ hội phát triển mới chưa

từng có khi Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngành Tài chính Vi mô giai đoạn 2011-2020 với mục đích xây dựng một hệ thống TCVM an toàn và tự vững, phục vụ việc đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Đây là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam, khẳng định sự thừa nhận của Nhà nước về vai trò và vị trí của hoạt động TCVM trong hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia. Có thể khẳngđịnhrằng chiến lược này phản ánh cách nhìn mới của Chính phủ về vai trò của TCVM không chỉ trong xóa đói giảm nghèo mà còn trong phát triển kinh tế, dần từng bước đưa TCVM gắn chặt với hệ thống tài chính chính thống. Theo nội dung của Đề án chiến lược phát triển ngành, TCVM được định hướng rõ ràng là hướng tới người nghèo, người có thu nhập thấp, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo. Các tổ chức cung cấp TCVM chính bao gồm ba loại: TCTCVM được cấp phép, bán chính thức và NHCSXH. Các giải pháp thực thi chính được nêu ra trong Đề án chiến lược bao gồm: Xây dựng một khung pháp lý đồng bộ để hỗ trợ các hoạt động TCVM; Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao nguồn lực của các tổ chức TCVM; Nâng cao nhận thức về TCVM và các giải pháp hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở khác cho hoạt động TCVM. Ngày 30/03/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 572/QĐ – NHNN phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án phát triển ngành TCVM Việt Nam đến năm 2020 bao gồm hai giai đoạn như sau:

• Giai đoạn 1 (từ 2011 đến 2015) tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật các TCTD – phần có liên quan đến hoạt động TCVM; Tham mưu cho Chính phủ về các giải pháp để quản lý hoạt động TCVM của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức phi chính phủ; Hỗ trợ các tổ chức TCVM đào tạo nhân viên và chuyên gia, hình thành các cơ sở đào tạo

TCVM; Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM và Thành lập Hiệp hội TCVM.

• Giai đoạn 2 (từ 2016 đến 2020) sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý cho phép đa dạng hóa loại hình của các tổ chức TCVM và mở rộng các dịch vụ và sản phẩm TCVM; Nghiên cứu, ban hành các quy định để tạo điều kiện liên kết hoạt động của các tổ chức tín dụng với hoạt động của các tổ chức TCVM.

Ngày 04/05/2012, Quyết định số 591/TTg-QHQT của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh mục Chương trình phát triển TCVM - Tiểu chương trình I, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã được ban hành. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục Khoản vay Chương trình phát triển TCVM - Tiểu chương trình I với kinh phí là 40 triệu USD và danh mục Hỗ trợ kỹ thuật đi kèm do ADB viện trợ không hoàn lại trị giá 500.000 USD, được mô tả chi tiết tại văn bản số 2683/BKHĐT - KTĐN của Bộ Kế hoạch Đầu tư, ban hành ngày 18/4/2012. ADB sẽ hỗ trợ việc phát triển ngành TCVM theo định hướng thị trường nhằm mở rộng tiếp cận của người nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, tới các dịch vụ tài chính chính thức.

Chương trình sẽ tập trung vào việc cải tiến chính sách và luật pháp, xây dựng năng lực của các cơ quan giám sát, phát triển thể chế và nghiệp vụ, và phát triển cơ sở hạ tầng tài chính. Các kết quả mong đợi của chương trình bao gồm: 1) Tạo ra môi trường chính sách và luật pháp thuận lợi cho một ngành TCVM toàn diện, bền vững và định hướng thị trường; 2) Củng cố năng lực giám sát và điều tiết của các cơ quan giám sát ngành TCVM; 3) Củng cố các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động TCVM nhằm cung cấp các dịch vụ bền vững và có mức giá phù hợp cho người nghèo; 4) Hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành TCVM.

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)