- Giáo dục Y tế dinh dưỡng
22 Tổchức Tài chính Quy mô nhỏ TNHH
MTV Tình Thương (TYM) 164% 141% 126% 144% 23 Quỹ Hỗ trợ Hộ gia đình Thu nhập Thấp
Phát triển Kinh tế (VietED MF) 25% 117% 71% 24 Quỹ Phụ nữ phát triển Lào Cai 194% 127% 161% 25 Hội Phụ nữ Hà Tĩnh 112% 139% 162% 138% 26 Hội LHPN Sơn La 193% 111% 277% 194% 27 Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam 127% 71% 76% 130% 101% 28 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển tỉnh Ninh
Bình 145% 145%
29 Tổ chức TCVM NaPa chi nhánh Lệ Thủy 435% 146% 291%30 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnh Sóc Trăng 131% 150% 141% 30 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnh Sóc Trăng 131% 150% 141% 31 Quỹ Phát triển An Phú 113% 136% 124%
OSS đạt 265% năm 2009, vượt quá xa thông lệ quốc tế giảm mạnh năm 2010 (140%) đến 2012 còn 32%. Điều này cũng đặt ra câu hỏi liệu tỷ lệ bền vững hoạt động đạt cao có đồng nghĩa với Quỹ đạt được mục tiêu mở rộng quy mô để nhiều hộ nghèo được tiếp cận cơ hộ vốn vay hay không? Thật vậy khi tiếp xúc với lãnh đạo Quỹ tài chính vi mô Hải Phòng, Nhóm nghiên cứu được biết sở dĩ chỉ số bền vững hoạt động của Quỹ cao như vậy trong năm 2009 – 2010 là do nguồn vốn của Quỹ được gửi chủ yếu vào ngân hàng với lãi suất thương mại lớn hơn 20%/năm trong một khoảng thời gian dài. Một số TCTCVM có hoạt động tương đối ổn định bao gồm: TYM, CEP, TCVM Thanh Hóa, M7.
Số liệu thống kê của 4 năm 2009-2012 về bền vững hoạt động của 31TCTCVM được hình thành 3 nhóm rõ rệt:
Nhóm 1: Nhóm các TC có chỉ số bền vững hoạt động lớn hơn 200%: TCVM Lệ Thủy (Quảng Bình)
Tổ chức này tuy có chỉ số bền vững hoạt động trung bình cao trên tiêu chuẩn, nhưng không ổn định qua các năm, cụ thể OSS đạt 435% năm 2010 nhưng chỉ còn 146% năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số bền vững hoạt động tăng giảm không ổn định là do tổ chức này có cấu trúc quản lý theo hệ thống của các tổ chức chính trị - xã hội, mức chi phí nhân viên là rất thấp, kiêm nhiệm hưởng phụ cấp, hoặc công tác viên hưởng hoa hồng và chưa tính đủ chi phí: các chi phí thuê văn phòng, chi phí tài sản, chi phí khấu hao… có thể chưa được tính vào các khoản mục chi phí thường xuyên của tổ chức. Bởi hầu hết các TCTCVMnày đều mượn văn phòng làm việc của các đoàn thể chính trị - xã hội. Nguyên nhân thứ là do hệ thống tài chính kế toán và phương pháp hạch toán còn thủ công dẫn đến chưa ghi nhận hết các khoản chi phí cần thiết mà tổ chức đã chi trong kỳ. Nguyên nhân thứ 3 là do tác nghiệp của nhân viên làm công tác kế toán còn nhiều sai sót, số liệu cung cấp còn thiếu tin cậy.
Nhóm 2: Nhóm có chỉ số bền vững hoạt động từ 120% đến 190%
Qua số liệu thống kê cũng cho thấy các tổ chức có tỷ lệ bền vững hoạt động tương đối ổn định có biên độ daođộng thấp qua các năm, như Quỹ TYM, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển: M7 Đông Triều, M7 Uông Bí, M7 Mai Sơn, M7 Điện Biên, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa, Ban Tài chính vi mô Tầm nhìn thế giới. Với chỉ số này cho thấy mức độ ổn định, các số liệu về thu nhập và chi phí là khá tin cậy, bởi các tổ chức này đã được các cơ quan quản lý nhà nước, như Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) kiểm tra và đánh giá. Do vậy họ đã tuân thủ quy chế quản lý điều hành, các chế độ kế toán thống kê, phần mền MIS, trình độ nhân viên đã đạt chuẩn yêu cầu từ phía cơ quản lý. Đặc biệt là các tổ chức này đã độc lập về tài chính, không còn nhận các khoản trợ cấp không bằng tiền từ các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.
Hình 4.3: Mức độ bền vững hoạt động OSS của các TCTCVM VN
Đạt tiêu chuẩn OSS tối thiểu 120% 350% 300% 200% 150% 100% 50% 0% OSS Trung Bình ANHCHIEM (ACE)* TCVM Soc Son VietED MF CWCD SEDA TCVM Ben tre PPC TCVM An Phu TCVM Thanh Hoa (FPW) Dariu (TDF) M7 DBP city TCVM Soc Trang M7 Uong Bi TYM MOM CEP Microfinance Fund, Hai Phong
M7 DB District M7 Mai Son BTV WU Son La TCVM Le Thuy CAFPE BR - VT Women Developmet Fund, Lao Cai
Fund for women Developmet Fund, HCM TCVM Ninh Binh WU Ha Tinh M7 Dong Trieu M7 Ninh Phuoc MFCD WV Viet Nam
Nhóm 3: Nhóm có chỉ số bền vững hoạt động nhỏ hơn 100%
Bao gồm 3 tổ chức:Chương trình Anhchiem, TCVM Sóc Sơn, Quỹ hỗ trợ gia đình có thu nhập thấp phát triển kinh tế VietED. Đặc trưng của nhóm này là mới đi vào hoạt động, đang trong giai đoạnh triển khai. Do vậy chỉ số bền vững hoạt động nhỏ hơn 100%, tuy nhiên họ cũng đã có nhiều cải thiện qua từng năm hoạt động và nâng dầnchỉ số tự vững hoạt động.
Điểm mạnh về bền vững hoạt động:
Khi thực hiện nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các TCTCVM Việt Nam rất sớm đạt được tự vững hoạt động nhờ nhận được các khoản trợ cấp không bằng tiền từ các tổ chức chính trị xã hội và các khoản tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.
Điểm yếu về bền vững hoạt động:
Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các TCTCVM Việt Nam hoạt động lệ thuộc vào các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động thiếu chuyên nghiệp (ngoại trừ các tổ chức thuộc nhóm đã và đang được xem xét cấp phép) dẫn đến sự bền vững hoạt động chưa được đánh giá đúng mực, chưa phản ánh một cách trung thực khả năng tự vững tổ chức, hay nói cách khác sự bền vững còn mang nhiều tính ảo.
4.4. Bền vững tài chính
Vào những năm 2000, các chuyên gia TCVM đã đưa khái niệm về bền vững tài chính (FSS) vào nhóm các chỉ số đánh giá mức độ bền vững của các TCTCVM Việt Nam. Thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chuyên gia Lê Lân đã tập huấn và hướng dẫn các nhà quản lý các TCTCVM đưa chỉ số này vào hệ thống các chỉ số báo cáo hoạt động của các TCTCVM. Tuy nhiên cho đến nay có rất ít các TCTCVM thực hiện cập nhật chỉ số này. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì chỉ số này tính toán phức tạp hơn chỉ số bền vững hoạt động, nó phụ thuộc vào cơ cấu của Tài sản nợ của mỗi tổ chức và bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố lạm phát, thường có con số nhỏ hơn
100%. Vì thế đã tạo cảm giác không mấy hào hứng cho các nhà quản lý khi xem xét và phân tích chỉ số này. Ở góc độ nào đó nó làm giảm thành tích của tổ chức nhất là các TCTCVM chưa hoạt động độc lập và chuyên nghiệp, còn phụ thuộc vào hệ thống các đoàn thể chính trị - xã hội.
Mặc dù chỉ số FSS bị cản trở bởi các yếu tố bên ngoài, song do yêu cầu cả các nhà tài trợ, sự cập nhật và chia sẻ của các chuyên gia và nhận thức ngày càng tăng của các nhà quản lý, các nhân viên kế toán, nên chỉ số này đã được các TCTCVM dần quan tâm và ngày càng có nhiều tổ chức quan tâm tới chỉ số này.
Khi nghiên cứu chỉ số bền vững tài chính, Nhóm nghiên cứu đã sử dụngsố liệu thống kê qua các năm của 14 TCTCVM năm 2009-2011:
Bảng 4.1: Mức độ bền vững tài chính của các TCTCVM Việt Nam
STT Tên Tổ chức FSS 2009 2010 2011 Trung Bình 1 CAFPE BR-VT 152% 129% 189% 157% 2 M7 Ninh Phuoc 18% 19% 81% 40% 3 WU Ha Tinh 104% 94% 83% 94% 4 M7 Dong Trieu 113% 117% 104% 111% 5 M7 Uong Bi 130% 109% 103% 114% 6 M7 Mai Son 153% 126% 134% 137% 7 TYM 147% 113% 99% 120% 8 M7 DB District 132% 97% 81% 103% 9 TCVM Thanh Hoa 102% 83% 77% 87% 10 Dariu -109% 3% 25% -27%