Một số vướng mắc của chính sách lãi suất cho vay hiện nay đối với các TCTCVM

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 145 - 148)

- Giảm chi phí giao dịch Thu hồi nợ dễ dàng

4.7.2.5.Một số vướng mắc của chính sách lãi suất cho vay hiện nay đối với các TCTCVM

16 Mặc dù nhiều NHTM đang thực hiện hình thức tính lãi theo phương pháp add-on cho các khoản cho vay tiêu dùng, nhưng theo Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN, chỉ

4.7.2.5.Một số vướng mắc của chính sách lãi suất cho vay hiện nay đối với các TCTCVM

đối với các TCTCVM

Chính sách trần lãi suất cho vay áp dụng cho các TCTD nói chung, cho các TCTCVM chính thức nói riêng trong thời gian qua đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Những điểm mạnh của chính sách lãi suất trần cho vay hiện nay là: Thứ nhất, khách hàng nhận được lợi ích trực tiếp do lãi phải trả giảm. Thứ hai, lãi suất trần tạo cơ chế bắt buộc các TCTCVM phải hoạt động hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí hoạt động ở mức tối đa, tăng cường huy động các nguồn vốn rẻ. Thứ ba, NHNN áp dụng trần lãi suất cho vay đối với các TCTCVM và QTDND cao hơn 1% so với các TCTD khác, chứng tỏ sự quan tâm của các nhà làm chính sách tới đặc trưng hoạt động của hai loại tổ chức này.Thứ tư, chính sách lãi suất cho vay trần chỉ áp dụng trong ngắn hạn, và áp dụng trong 5 lĩnh vực ưu tiên, với những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn. Do vậy, các TCTCVM cũng có sự linh hoạt nhất định trong vấn đề lãi suất.

4.7.2.5. Một số vướng mắc của chính sách lãi suất cho vay hiện nayđối với các TCTCVM đối với các TCTCVM

Tuy vậy, chính sách lãi suất cho vay hiện nay đối với các TCTCVM đã và đang thể hiện một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, các TCTCVM không có nhiều “room” linh hoạt trong việc thực hiện chính sách lãi suất trần. Cụ thể:

- Trần lãi suất chỉ áp dụng cho các khoản cho vay ngắn hạn, do vậy các TCTCVM được áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay trung và dài hạn. Tuy vậy, nguồn vốn huy động của các TCTD Việt Nam nói chung, các TCTCVM nói riêng chủ yếu là ngắn hạn (trên 80%). Theo thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ này là 20% đối với các QTDND, còn các TCTCVM chưa nằm trong diện quản lý. Tuy vậy, yêu cầu về quản lý rủi ro thanh khoản và lãi suất cũng khiến các TCTCVM không thể chuyển nhiều khoản cho vay ngắn hạn sang trung và dài hạn được.

- TCTCVM có thể áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên. Tuy vậy, với đặc trưng của các TCTCVM từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, khách hàng đều là các cá nhân thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ chủ yếu hoạt động trong khu vực nông thôn, khó tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Do vậy, trên 90% khách hàng của TCTCVM đều nằm trong lĩnh vực ưu tiên chính theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, kể cả các khoản cho vay tiêu dùng.

- Điều kiện của khách hàng được áp dụng lãi suất trần là “có đủ điều kiện vay vốn” và “được TCTD đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh” (điều 2 thông tư số 16/2013/TT- NHNN). Nếu TCTCVM chứng minh được khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh hoặc không đủ điều kiện vay vốn, thì có thể áp dụng lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, theo quy chế cho vay của TCTD, một trong những điều kiện vay vốn của khách hàng (điều 7, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001) là “có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết”. Do vậy, nếu tình hình tài chính khách hàng không lành mạnh, khách hàng sẽ không được vay, thậm chí các khoản nợ

hiện có sẽ bị chuyển nhóm nợ thấp hơn. Nguyên lý quản trị rủi ro tín dụng cũng không cho phép TCTCVM cho vay nếu thấy tình hình tài chính của khách hàng không lành mạnh.

- Liệu các TCTCVM có được thu các khoản phí ngoài lãi để bù đắp chi phí ko? Theo các kinh nghiệm quốc tế về hoạt động TCVM, các TCTCVM được thu nhiều loại phí khác nhau bên cạnh lãi để đa dạng hóa nguồn thu như: phí gia nhập, phí quản lý, phí thu nợ trước hạn….Tuy vậy, tại Việt Nam hiện nay, theo Thông tư 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 quy định về thu phí cho vay của TCTD đối với khách hàng, các TCTD chỉ được thu 2 loại phí trong cho vay là phí trả nợ trước hạn và phí thu xếp hợp đồng đồng tài trợ. Do vậy, các TCTCVM chính thức không được phép thu các loại phí vay vốn khác nhau như các TCTCVM khác trên thế giới.

Thứ hai, khả năng tăng hiệu quả thông qua giảm chi phí hoạt động của các TCTCVM Việt Nam hiện nay chưa thể thực hiện ngay trong thời gian tới, do những đặc trưng về quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ.

Một điều cốt lõi mà các TCTCVM đều mong muốn tiếp cận đó là đối tương khách hàng đáy7 để tiếp cận được nhóm đối tượng này các TCTCVM phải thiết kế các khoản vay phù hợp với khả năng chi trả của họ nhằm hỗ trợ họ phòng tránh những rủi ro khi tiếp cận với các khoản vay vượt quá năng lực kinh doanh của họ. Ngoài thiết kế một mạng lưới cung cấp tín dụng sâu rộng, các TCTCVM còn phải xây dựng một đội ngũ nhân viên tín dụng tại cộng đồng. Đội ngũ nhân viên này trước khi cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng của mình cần thực hiện nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho khách hàng. Ví dụ, các hoạt động xã hội, tuyên truyền thành lập nhóm, cụm, tổ chức tập huấn, đào tạo khách hàng, tư vấn hỗ trợ khách hàng để họ hiểu về tổ chức và hiểu về các quy định khi tham gia, giúp khách hàng tự tin hơn trước khi nhận khoản tín dụng, với đặc điểm khách hàng như vậy để phát triển và đáp ứng nhu cầu của họ. Hầu hết các TCTCVM đã xây dựng mức lãi suất trên cơ sở thu nhập đủ bù

đắp được các chi phí giao dịch nhằm hỗ trợ khách hàng giám các trở ngại trong chi phí đi lại, chi phí lập hồ sơ, chi phí tài sản khi tiếp cận dịch vụ, thêm vào đó họ còn được nhận các dịch vụ tư vấn sử dụng vốn và phương pháp tiết kiệm từ các cán bộ tín dụng và từ các khách hàng khác trong nhóm vay.

Vì vậy để tồn tại và phát triển bền vững đồng hành cùng sự phát triển và vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp, các TCTCVM cần có một mức lãi suất đủ bù đắp được các chi phí cung cấp tín dụng và duy trì được hoạt động của tổ chức, mức lãi suất này cũng không nên là gánh nặng đối với khách hàng của mình.

Như vậy, xét trên giác độ bền vững trên quan điểm của khách hàng, mặc dù có một số vấn đề về lãi suất, nhìn chung khách hàng rất hài lòng với hoạt động của các TCTCVM, gắn bó với sự phát triển của các tổ chức. Khi khách hàng hiểu rõ hơn về bản chất lãi suất TCVM, sự gắn bó đó càng trở nên khăng khít. Mức độ bền vững trên quan điểm khách hàng như vậy là khá tốt.

4.8. Đánh giá thực trạng về mức độ bền vững của các tổ chứctài chính vi mô Việt Nam

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 145 - 148)