Kết hợp khiên cưỡng giữa phát triển tài chính vi mô với các trung gian tài chính chính thức

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 62 - 63)

- Có ít nhất một thành viên góp vốn trực tiếp tham gia

2.4.2.2. Kết hợp khiên cưỡng giữa phát triển tài chính vi mô với các trung gian tài chính chính thức

trung gian tài chính chính thức

Về nguyên lý, các tổ chức tín dụng có thể tham gia vào hoạt động TCVM do các điều kiện sẵn có về nhân lực, mạng lưới, vốn…. Tuy nhiên, sự phát triển này nếu mang tính chất khiên cưỡng sẽ khiến cho hoạt động TCVM trở nên méo mó, các nguồn lực tài chính bị sử dụng không hiệu quả.

Ví dụ, Sri Lanka phát triển kết hợp giữa hoạt động thương mại và phát triển của các ngân hàng hiện tại theo yêu cầu của Chính phủ. Ngân hàng quốc gia Hatton HNB là ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất tại Sri Lanka. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ kinh doanh truyền thống của NHTM, ngân hàng này còn thực hiện các chương trình cung ứng dịch vụ cho người nghèo. Một vài nước, bao gồm cả Malaysia, thậm chí còn thử nghiệm với các trung gian làm chức năng marketing với tư cách là các đại lý cung cấp lẻ các khoản cho vay từ các TCTD của chính phủ. Tuy nhiên, mô hình này thường không thành công vì các TCTD có thể đáp lại áp lực của chính phủ bằng cách xây dựng các văn phòng chi nhánh ở nông thôn và các chi nhánh này hoạt động rất hình thức, chỉ mở cửa vài tiếng một tuần, hoặc đưa ra số lượng dịch vụ rất hạn chế.

Theo tổng kết của UNDP & Citi Corp Foundation (1997), các nguyên nhân chính khiến các tổ chức tín dụng chính thức gặp thất bại khi tham gia thị trường tài chính vi mô là:

- Có nhiều trở ngại cho khách hàng trong việc áp dụng quy trình tín dụng truyền thống vào tín dụng vi mô, như: yêu cầu về giấy đăng ký kinh doanh; các hình thức bảo đảm cá nhân như tài sản thế chấp, cầm cố và yêu cầu về giao dịch bảo đảm; các loại giấy tờ cá nhân khác… Do vậy, các khách hàng tài chính vi mô tiềm năng thường cảm thấy áp lực về quy trình thủ tục phức tạp và có thể không sử dụng dịch vụ tài chính của tổ chức đó. - Cách tiếp cận chưa tạo sự thân thiện với người nghèo và người

chưa bao giờ hoặc không dám nói chuyện với nhân viên ngân hàng hoặc bước vào văn phòng của các tổ chức tín dụng lớn. - Đắt đỏ với người nghèo và người thu nhập thấp do các chi phí

giao dịch và cơ hội cao. Do các TCTD chính thức yêu cầu nhiều tài liệu, khách hàng phải đi lại nhiều lần và chờ đợi mà không chắc chắn sẽ được vay vốn, tổng chi phí giao dịch và cơ hội đối với khách hàng cao. Do đó, tỷ lệ chi phí vay vốn trên một đồng vốn vay được đối với khách hàng sẽ tương đối cao.

- Các sản phẩm tín dụng chưa thực sự phù hợp cho khách hàng nghèo, khách hàng thu nhập thấp. Khách hàng tài chính vi mô thường muốn được cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, trả gốc và lãi nhiều lần trong kỳ, thậm chí trả hàng ngày, hàng tuần. Trong khi đó, các sản phẩm tài chính thông thường thường có cách trả dài hơn, như theo tháng, thậm chí theo quý hoặc cuối kỳ. Việc gia hạn tín dụng vi mô cũng thường khó khăn hơn do thời gian và thủ tục thực hiện.

2.4.2.3. Tổ chức xã hội hoạt động chưa có chuyên môn hóa vàchuyên nghiệp hóa cao, phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 62 - 63)