Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam Thông tư này thay thế cho Thông tư

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 168 - 170)

- Giảm chi phí giao dịch Thu hồi nợ dễ dàng

26 Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam Thông tư này thay thế cho Thông tư

để tuyên truyền vận động và trao đổi kiến thức giữa các TCTCVM NGO; là một diễn đàn cho những người thực hành trong tổ chức tài chính vi mô; (ii) các trường đại học chính thống (chủ yếu là Học viện Ngân hàng của NHNN và Đại học Kinh tế Quốc dân), tập trung đào tạo hoạt động ngân hàng truyền thống nhưng cũng thực hiện việc đào tạo cho các QTDND, NHCSXH và các TCTCVM; (iii) Trung tâm đào tạo ngân hàng (BTC), được thành lập bởi 10 ngân hàng thương mại cổ phần với sự trợ giúp từ Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), cũng là một phương thức thực hiện đào tạo theo định hướng ngân hàng chủ đạo; (iv) Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam (VDIC) của Ngân hàng Thế giới (World Bank) là đối tác do khởi xướng của World Bankvà các nhà tài trợ khác, cung cấp nhiều dịch vụ, phương tiện và đào tạo có mục tiêu cho các hoạt động trao đổi kiến thức trong các chương trình phát triển trên toàn thế giới; (v) Viện TCVM và Phát triển Cộng đồng (MACDI), được thành lập vào năm 2007 là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam cung cấp đào tạo về TCVM, phát triển kinh doanh, trợ giúp doanh nghiệp, và phát triển cộng đồng; (vi) Trung tâm Nguồn lực tài chính cộng đồng (CFRC) – một tổ chức phi chính phủ Việt Nam cũng được thành lập vào năm 2007 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng và nhà thực hành TCVM, để cung cấp nhiều loại hình đào tạo và trao đổi thông tin về TCVM, phát triển cộng đồng, giáo dục - truyền thông và các chủ đề có liên quan.

Các tổ chức trên có xu hướng tham gia vào các hoạt động đào tạo xuất phát từ phía Cung chứ không phải xuất phát từ phía Cầu, như vậy có thể không phù hợp với nhu cầu thực tế của các TCTCVM. Nhóm JFPR dẫn chứng rằng trong đào tạo về thực hành TCVM, lâu nay những nhà đào tạo tốt nhất là do chính bản thân các TCTCVM lớn thực hiện, như TYM và CEP, đã thường xuyên tổ chức đào tạo nội bộ cho các nhu cầu mở rộng hoạt động của họ. Tuy nhiên các TCTCVM này sẽ bị quá tập trung vào các vấn đề nội bộ của tổ chức mình nếu thực hiện đào tạo cho các TCTCVM khác. Hơn nữa, họ tập trung cụ thể vào hoạt động của họ để mở rộng công nghệ TCVM đã

được áp dụng thành công trong thực tiễn (ví dụ như phương pháp ASA hay phương pháp tiếp cận của NH Grameen).

Ngoài ra, việc đào tạo hiện tại chỉ bao quát các mảng kiến thức quan trọng, chứ không phải là các kiến thức tổng quát, đặc biệt về vấn đề tuân thủ các quy định của Luật các TCTD đối với các TCTCVM chính thức được chuyển đổi từ các tổ chức bán hay phi chính thức. Một mô hình mà các tổ chức tín dụng có thể noi gương (học tập theo) là Viện phát triển CARD MRI của Philippin27, nhưng phải mất nhiều năm và cần nhiều nguồn lực để hoàn thành mới làm được như vậy (ADB, 2010).

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 168 - 170)