- Giảm chi phí giao dịch Thu hồi nợ dễ dàng
28 Campuchia đã thực hiện điều này rất thành công Nguồn Duflos (2013).
5.2.1.7. Tăng cường sự liên kết giữa các tổchức có hoạt độngTCVM
Có nhiều yếu tố đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ TCVM phải liên kết với nhau. Các nhu cầu này có thể từ mức độ cần trao đổi thông tin không chính thức cho đến mức độ có ký kết các hợp đồng hợp tác chính thức hoặc thậm chí là có quan hệ sở hữu lẫn nhau. Các mối quan hệ liên kết là các thoả thuận về cung cấp dịch vụ chẳng hạn một tổ chức TCVM hoạt động như một đại lý bán lẻ cho một ngân hàng. Ngân hàng đến lượt mình có vai trò như một nhà bán buôn vốn cho tổ chức TCVM. Khi đó tổ chức TCVM và NHTM thực chất đã có một thoả thuận hợp tác chiến lược. Mối hợp tác chiến lược đó chỉ có thể bền vững nếu cả hai bên đều duy trì được lợi ích. Trong trường hợp này, mối quan hệ hợp tác chiến lược có thể giúp cho cả hai bên tập trung vào những hoạt động cốt lõi và hạn chế được những điểm yếu. Ví dụ: Với ngân hàng, điểm mạnh là khả năng huy động vốn toàn quốc nhưng lại có điểm yếu là khó có thể tiếp cận sâu vào đối tượng thu nhập thấp vì phương pháp và văn hoá kinh doanh không phù hợp. Với tổ chức TCVM, điểm mạnh là có khả năng và phương pháp thích hợp để tiếp cận sâu nhưng lại không có khả năng huy động đủ nguồn vốn.
Các tổ chức TCVM và các ngân hàng có rất nhiều lợi ích và động cơ để có thể tiến tới hợp tác như là:
(i) Hợp tác để đa dạng hoá, mở rộng và /hoặc để giảm chi phí cho vay /chi phí vốn của các bên.
(ii) Để tổ chức TCVM có thể giảm áp lực bởi quy định về tỷ lệ an toàn vốn (khi có những quy định thận trọng về quản trị tổ chức TCVM).Các tổ chức TCVM có tốc độ phát triển nhanh sẽ gặp phải giới hạn do quy định về tỷ lệ an toàn vốn, do đó làm đại lý tín dụng cho một ngân hàng là cách tốt nhất để vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà không phải chịu áp lực phải tăng nhanh vốn chủ sở hữu.
(iii) Để ngân hàng có thể đi sâu xuống một phân đoạn thị trường mới mà không phải thiết lập kênh riêng với phương pháp mới, văn hoá kinh doanh mới.
(iv) Để ngân hàng có thể tiếp cận và đánh giá tổ chức TCVM trước khi quyết định tiến tới có quan hệ sở hữu đối với tổ chức TCVM.
(v) Để tổ chức TCVM có thể tận dụng tính kinh tế của quy mô của ngân hàng, để tận dụng hệ thống hỗ trợ hiện đại và chuyên nghiệp cũng như các nguồn tài lực, nhân lực khác của ngân hàng với chi phí thấp.
(vi) Các tổ chức TCVM cũng có thể tận dụng các ưu đãi của Chính phủ đối với các tổ chức TCVM thông qua hệ thống ngân hàng khi Chính phủ không thể tiếp cận với từng tổ chức TCVM.Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý cho phép các ngân hàng có thể được liên kết với các tổ chức TCVM theo hướng đáp ứng các nhu cầu trên.
Để thực hiện được mục tiêu trên, trước tiên chúng tôi đề xuất các Ngân hàng thiết lập chính sách bán buôn trong hoạt động tín dụng:
động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có điều kiện tương tự như NHNo&PTNT đã trở thành những tổ chức lớn mạnh nhờ kết hợp tốt cả dịch vụ bán lẻ và bán buôn29.
Tùy theo đặc điểm của mỗi định chế tài chính mà lựa chọn khách hàng để bán buôn. Chẳng hạn như NHNN&PTNT có thể bán buôn vốn cho QTDND, các TCTCVM…, NHCSXH có thể bán buôn cho các TCTCVM vì hiện nay ở Việt Nam nhiều chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động khá hiệu quả nhưng nguồn vốn của họ luôn không đáp ứng đủ cho người nghèo vay.