CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 26 - 27)

2.1. Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô

2.1.1. Lịch sử phát triển và các khái niệm liên quan tới tài chính vi mô

Trong những thập kỉ gần đây, việc cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ hỗ trợ cho người nghèo nhằm tạo dựng cơ sở thu nhập, cải thiện điều kiện sống được các quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm phát triển. Thậm chí đã có đầy đủ những bằng chứng thành công về các mô hình cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo và được biết đến với cụm từ “tài chính vi mô”, tương lai cho sự phát triển ngành này là rất rõ nét khi mà nó thu hút được đông đảo sự quan tâm của các Chính phủ, tổ chức đa phương, các nhà tài trợ và các doanh nghiệp.

Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP), thì “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. Theo J.Ledgerwood, “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ tài chính nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp…tài chính vi mô thương bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội”. Còn theo quan điểm của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp hoạt động kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp nhỏ của họ”.

Tổng hợp những khái niệm trên ta có thể hiểu TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. TCVM vừa là công cụ ngân hàng vừa là công cụ phát triển.

2.1.2. Tổ chức tài chính vi mô

Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM thuộc ba nhóm: Nhóm chính thức, Nhóm bán chính thức và Nhóm phi chính thức. Có ba quan

điểm khác nhau về TCTCVM: Quan điểm thứ nhất cho rằng, TCTCVM bao gồm tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM, kể cả ngân hàng, hợp tác xã tài chính, TCTC quy mô nhỏ bán chính thức và chính thức; Quan điểm thứ hai chỉ tập trung vào các TCTC quy mô nhỏ, kể cả chính thức và bán chính thức; Quan điểm thứ ba cho rằng TCTCVM “là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” (theo Luật TCTCD, 2010, điều 4 khoản 5). Trong đề tài này, quan điểm thứ hai được sử dụng để phân tích.

Danh sách các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM theo nhóm được liệt kê trong bảng sau đây:

Bảng 2.1: Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô

Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)