Kinh nghiệm bền vững của CardBank (Philippin)

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 55 - 57)

- Có ít nhất một thành viên góp vốn trực tiếp tham gia

2.4.1.1. Kinh nghiệm bền vững của CardBank (Philippin)

Ngày 1 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng Nông thôn CARD đã khai trương hoạt động tại thành phố San Pablo, Philippin và trở thành trường hợp một NGO tài chính vi mô đầu tiên chuyển đổi thành ngân hàng tại Philippin. Việc chuyển đổi này được khởi xướng cách đây khoảng 8 năm, sau khi Trung tâm phát triển nông nghiệp và nông thôn (CARD) có các hoạt động cho vay vi mô đầu tiên.

cơ cấu sở hữu không rõ ràng của một NGO, CARD sẽ rất khó có thể huy động nguồn vốn thương mại để mở rộng hoạt động. Chính vì vậy, CARD đã triển khai chuyển đổi NGO của mình thành ngân hàng hoạt động theo định hướng thương mại. Ngay từ ban đầu, các nhà lãnh đạo CARD đã tin chắc rằng chỉ bằng cách thành lập một tổ chức tài chính chính thức mới có thể hoàn thành mục tiêu xã hội của mình là cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính vi mô chất lượng cao cho ngày càng nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Niềm tin này được thể hiện ở tầm nhìn về việc xây dựng một ngân hàng hoạt động bền vững và do chính các thành viên của mình là phụ nữ nghèo, không có ruộng đất thuộc sở hữu của riêng mình, quản lý và kiểm soát. Bằng thực tiễn hoạt động của mình, Ngân hàng CARD đã cho thấy không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa độ sâu tiếp cận với khả năng bền vững của một tổ chức.

Để tiến tới thương mại hóa, bên cạnh việc xử lý vấn đề sở hữu, CARD đã theo đuổi một số khởi xướng, bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Tiếp tục cung cấp các dịch vụ tài chính linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở tích cực lắng nghe các ý kiến phản hồi của khách hàng và học hỏi từ chính khách hàng;

- Giải quyết vấn đề tự bền vững và có lãi thông qua các quy trình tiết kiệm chi phí, duy trì năng suất cán bộ cao và chính sách giữ khách hàng;

- Dứt bỏ khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ bằng cách hạn chế tiếp cận các khoản tài trợ cho các chi phí hoạt động và mở rộng chương trình, trong khi đó đẩy mạnh tiếp cận các khoản cho vay thương mại:

- Nâng cao năng lực của cán bộ và các cấp quản lý trong việc triển khai các hoạt động ngân hàng chính thức:

biện pháp tăng cường năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý cấp trung:

- Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý bằng cách cài đặt các hệ thống và quy trình đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả:

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (nhà cửa, trang thiết bị) để tạo dựng hình ảnh của một tổ chức vững mạnh và ổn định, góp phần gia tăng mức độ tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Một trong các thay đổi rõ nét của Ngân hàng CARD là xây dựng hoặc nâng cấp/ chỉnh trang nhà cửa, trang thiết bị tại các địa điểm giao dịch của ngân hàng:

- Do có hoạt động nhận tiền gửi của công chúng nên ngân hàng CARD nhận định rằng trong tương lai, có thể có những khách hàng gửi tiền sẽ muốn tiếp cận các sản phẩm cho vay cá nhân. Dự báo trước nhu cầu này, ngân hàng CARD đã thực hiện thí điểm cho vay cá nhân tại hai chi nhánh của mình (chi nhánh San Pablo và chi nhánh Marinduque).

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)