Tiếp cận theo chiều sâu

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 106 - 108)

- Giáo dục Y tế dinh dưỡng

a: Chỉ bao gồm các TCTCVM báo cáo thông tin cho MIX và VMFWG

3.4.2. Tiếp cận theo chiều sâu

Hầu hết các TCTCVM Việt Nam đều đạt được mức tiếp cận sâu thông qua tập trung đến các đối tượng khách hàng dễ bị tổn thương như phụ nữ hoặc những người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, quy mô cho vay tương đối nhỏ nên khách hàng cũng dễ dàng “hấp thụ” được khoản tín dụng này một cách tốt hơn. Mức độ tiếp cận sâu của các TCTCVM Việt Nam được khẳng định thông qua hai nội dung sau:

Thứ nhất, chủ yếu khách hàng TCVM là phụ nữ và nhóm khách hàng gặp khó khăn

Phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp cận chủ yếu của các TCTCVM thông qua các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… mà các thành viên của đoàn thể này chủ yếu là phụ nữ. Năm 2011, tỷ lệ phụ nữ vay vốn chiếm 87.3% trên tổng số khách hàng đang vay vốn của cả nước. Trong đó ở miền Bắc, tỷ lệ này là 98%, miền Trung 99% và miền Nam 80.7%. Thậm chí ở một số tổ chức tỷ lệ này là 100% như: PNN, STU hay TYM, NMA. Điều này xuất phát từ thực tế là phụ nữ có ít điều kiện tiếp cận với các dịch vụ của các tổ chức chính thức, đặc biệt

là tín dụng bởi vì họ không có tài sản thế chấp (các tài sản như đất đai, nhà cửa thường đứng tên chồng). Mặt khác khi cho phụ nữ vay vốn thì tỷ lệ hoàn trả các khoản vay thường cao hơn nam giới do trong hoạt động kinh doanh phụ nữ luôn cẩn trọng trong xem xét ra các quyết định và thường không thích phiêu lưu mạo hiểm. Khi các dịch vụ các TCTCVM giúp phụ nữ tăng được nguồn thu nhập thì các khoản thu nhập này sẽ được dành cho việc chăm sóc gia đình như dinh dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe... cải thiện đời sống chung. Một trong các ý nghĩa quan trọng của TCVM với phụ nữ là giúp họ cải thiện vị thế trong gia đình và xã hội. Một khoản vay hay tiết kiệm sẽ cho phép họ có khả năng kiểm soát tình hình tài chính của gia đình, xây dựng ý thức độc lập về tài chính và tăng cường việc ra quyết định trong gia đình. Các khách hàng nữ cũng học hỏi được cách giao tiếp với một tổ chức tài chính, đó là bước quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng năng lực của khách hàng nhằm tiếp cận với các dịch vụ từ khu vực tài chính chính thức. Thông qua các buổi họp cụm định kỳ, các khách hàng nữ có cơ hội tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kinh doanh cũng như các thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng... giúp họ có thể điều hành hoạt động kinh tế và gia đình mình một cách khôn ngoan hơn và hiệu quả hơn.

Thứ hai, quy mô món vay và tiết kiệm thấp

Dư nợ cho vay và số dư tiết kiệm bình quân khách hàng là chỉ số đại diện được sử dụng để đánh giá địa vị kinh tế – xã hội của khách hàng. MIX và Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá khách hàng mục tiêu của các tổ chức tài chính dựa vào giá trị tuyệt đối của dư nợ cho vay bình quân tính trên một khách hàng vay vốn và trong tương quan của chỉ tiêu này với GNI bình quân đầu người của quốc gia. Các chỉ số này càng thấp, mức độ tiếp cận càng sâu. Dựa trên các báo cáo từ các TCTCVM ở Việt Nam, đến cuối năm 2011 thì dư nợ cho vay bình quân trên một khách hàng là 213 USD (tương đương với 16,8% GNI bình quân đầu người); tuy nhiên, số dư tiết kiệm bình quân trên đầu người chỉ đạt 3,7% so với GNI đầu người. Trong đó, miền Bắc vượt miền Nam và vượt xa miền Trung xét về hai chỉ tiêu này.

Nguồn: Theo số liệu tính toán của VMFWG

Căn cứ theo tiêu chuẩn của MIX và World Bank thì có thể thấy đối tượng khách hàng mục tiêu của TCTCVM Việt Nam là người có thu nhập thấp và thu nhập rất thấp. Đặc biệt, TCTCVM miền Trung có mức độ tiếp cận sâu hơn đến đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ (chiếm 99%) có thu nhập thấp.

Dư nợ cho vay bình quân trên đầu người cũng thể hiện sự khác biệt lớn giữa các TCTCVM (daođộng từ 0,1% GNI bình quân đầu người đến 28,8% GNI bình quân đầu người). Tuy vậy, phần lớn chỉ tiêu này của TCTCVM đều nằm xung quanh mức trung bình khoảng 17%.

Bảng 3.7: Giá trị cho vay và tiết kiệm của TCTCVM năm 2011

Chỉ tiêu Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Cả nước

Dư nợ cho vay bình quân một khách

hàng vay (USD) 247 135 207 213

Dư nợ cho vay bình quân một khách

hàng/ GNI đầu người (%) 19,6 10,7 16,4 16,9 Đối tượng tiếp cận theo tiêu chuẩn

của MIX và World Bank9 Nhóm đối tượng có thu nhập thấp

Số dư tiết kiệm bình quân một khách

hàng gửi tiền (USD) 49 25 48 47

Số dư tiết kiệm bình quân một khách

hàng gửi tiền/ GNI đầu người (%) 3,9 2 3,8 3,7

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 106 - 108)