- Giáo dục Y tế dinh dưỡng
11 Tài liệu nghiệp vụ số 5của tổchức lao động Quốc tế ILO giai đoạn 2005.
hết hạn dự án được bàn giao cho ngân sách địa phương quản lý12: Quan điểm thứ nhất cho rằng nguồn vốn này là vốn của nhà nước, quan điểm thứ hai lại cho rằng nguồn vốn đó thuộc sở hữu của cộng đồng (người nghèo). Trên quan điểm của Nghị định 30/2012/NĐ-CP (thay thế cho nghị định 148/2007/NĐ –CP)13 và mục đích của các nhà tài trợ thì quan điểm thứ hai là phù hợp hơn. Tuy nhiên nhận thức theo quan điểm thứ hai của các nhà quản lý trong lĩnh vực TCVM tại Việt Nam là chưa nhiều, thường là các chuyên gia trong ngành theo quan điểm này. Đây không những là rào cản về mặt phát lý mà còn là rào cản đến hầu hết các yếu tố bên trong và bên ngoài của các tổ chức, tạo thành các rào cản cho hoạt động, rào cản về tiếp cận và mở rộng quy mô, rào cản cho quá trình hình thành cấu trúc quản trị và ra quyết định, rào cản trong việc tiếp cận các nhà tài trợ và các nhà đầu tư.
Thứ hai, chiến lược hoạt động chưa rõ ràng. Quá trình nghiên cứu cho thấy rằng có rất ít TCTCVM Việt Nam có được một kế hoạch chiến lược bài bản với đầy đủ Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi và Văn hóa tổ chức. Sự thiếu hụt các nhân tố quan trọng đó trong hoạt động của mỗi tổ chức báo hiệu các rủi ro tiềmtàng xảy ra, bao gồm: Sự chệch hướng mục tiêu hoạt động, thay đổi theo ý kiến chủ quan của nhà quản trị và bị áp lực từ cơ quan chủ quản dẫn đến hậu quả là khó thu hút và giữ chân những nhân sự quản lý giỏi.
Thứ ba, nhân sự của các TCTCVM có chất lượng thường không cao, với số lượng hạn chế. Đây luôn là bài toán khó đối với các TCTCVM trong quá trình phát triển. Hầu hết các TCTCVM Việt Nam đều phát triển từ các chương trình/tiểu hợp phần/dự án phát triển được tài
12 Quyết định số 64/2001/QĐ - TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.