Những người cho vay cá nhân thương mại:

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 27 - 31)

cá nhân thương mại:

(ví dụ: người cho vay nặng lãi); và phi thương mại (họ hàng, bạn bè, hàng xóm…) - Các thương gia và chủ hiệu Nguồn: Legerwood (2013)

Các đơn vị thuộc khu vực chính thức được Chính phủ ủy quyền và phải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng. Các đơn vị bán chính thức tuy không phải tuân theo các quy định của hoạt động ngân hàng nhưng lại do các cơ quan chính phủ cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của các cơ quan này, còn các trung gian tài chính phi chính thức hoạt động ngoài quy định và kiểm soát của chính phủ. Tuy vậy, số lượng ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường TCVM thường không nhiều do yêu cầu về quy mô và chi phí. Tại một số quốc gia đang phát triển, một số ngân hàng thương mại liên kết với các TCTCVM khác cung cấp một số dịch vụ cho khu vực nông thôn hoặc cung cấp dịch vụ cho chính TCTCVM như đảm nhận một phần trong nghiệp vụ tín dụng, chuyển tiền, gửi tiền, tư vấn và quản lý hộ. Các ngân hàng này được gọi là ngân hàng liên kết.

2.1.3. Vai trò của TCTCVM

Các TCTCVM là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.Về bản chất, các TCTCVM có vai trò “đôi”cả về tài chính và xã hội.

Hình 2.1: Vai trò của các TCTCVM đối với kinh tế - xã hội

Nguồn: IFAD (2000a)

Tiếp cận Sự tham gia của các bên liên quan Luật lệ và giám sát Các chính sách thích hợp Các dịch vụ phi tài chính

Cải thiện giá trị và chất lượng cuộc sống một cách bền vững Cơ sở hạ tầng tài chính Các dịch vụ tài chính bền vững

Về khía cạnh tài chính,thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính, các TCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huy động tiết kiệm; (ii) tái phân bổ tiết kiệm cho đầu tư, và (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập.

Về khía cạnh xã hội,các TCTCVM tạo ra cơ hội cho người dân ở nông thôn – nhất là người nghèo- tiếp cận được với dịch vụ tài chính, tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, tăng cường năng lực xã hội của họ.

2.2. Bền vững của tổ chức TCVM: Thông lệ quốc tế và quy địnhở Việt Nam ở Việt Nam

2.2.1. Quan điểm và sự cần thiết về tính bền vững

Có nhiều quan điểm khác nhau về tính bền vững của TCTCVM. Tính

“bền vững”“tồn tại lâu dài” (theo từ điển tiếng Việt).Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng nhu cầu của thế hệ mai sau

(UN, 1992). Sự bền vững của tổ chức làsự phát triển và cân bằng của 4 nhóm yếu tố: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo và nhân viên, và tài chính của tổ chức (Pau Niven, 2009).

Theo Richard Beckhard2, phát triển bền vững một tổ chức nghĩa là

“một nỗ lực để (1) lập kế hoạch, (2) mở rộng tổ chức, (3) quản lý từ cấp cao nhằm mục đích (4) tăng cường hiệu lực và sức mạnh của tổ chức thông qua (5) các công cụ can thiệp có tổ chức vào quá trình hoạt động của tổ chức, sử dụng kiến thức khoa học về hành vi” [Smith, 1998, tr.261]. Theo Warren Bennis, phát triển bền vững một tổ chức là một chiến lược phức tạp nhằm thay đổi quan điểm, niềm

2 Richard Beckhard là người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển tổ chức. Ônglà người đã cùng sáng tạo ra Addison-Wesley Organization Development Series là người đã cùng sáng tạo ra Addison-Wesley Organization Development Series và khai sinh ra Organization Development Network năm 1967. Ông từng là giáo sư của trường Quản lý MIT Sloan thời kỳ 1963-1984. Nguồn: www.wikipedia.org cập nhật ngày 19/4/2007.

tin, giá trị, cấu trúc của tổ chức một cách lâu dài nhằm thích ứng với công nghệ mới, thị trường mới và những thách thức3.

Theo CGAP, bền vững trong ngành TCVM có nghĩa là “năng lực của một TCTCVM bù đắp được mọi chi phí và có lãi trong khi cung cấp được các dịch vụ tài chính cho cộng đồng dân nghèo”4.

Trên các quan điểm trên, TCTCVM được coi như phát triển bền vững nếu duy trì được sự cân bằng giữa an toàn – sinh lời trong thời gian dài; phục vụ lợi ích của khách hàng; và gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, môi trường.

Hình 2.2: Quan điểm về sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô

3 Warren Gameliel Bennis là một nhà nghiên cứu người Mỹ, chuyên gia về tổchức và được giới nghiên cứu tôn vinh là người tiên phong trong lĩnh vực chức và được giới nghiên cứu tôn vinh là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về quản trị. Ông là giáo sư đại học, giáo sư danh dự và là chủ tịch sáng lập ra Viện Lãnh đạo, Đại học Nam California. Nguồn: www.wikipedia.org cập nhật ngày 19/4/2007.

4 Eric Duflos, 2013), “CGAP – Các thực tiễn tốt trên toàn cầu về chuyển đổi và tựvững”, Bài trình bày tại hội thảo “Sustainable Interest Rate Setting and Risk vững”, Bài trình bày tại hội thảo “Sustainable Interest Rate Setting and Risk Management in Microfinance Institutions”, Hội thảo của IFC-TYM-VMFWG ngày 16/5/2013.

TCTCVM (An toàn - thu nhập) (An toàn - thu nhập) Lợi ích khách hàng

(Tài chính và phi TC)

Lơi ích cộng đồng xã hội, môi trường

Quan điểm về sự bền vững TCTCVM

Mức độ an toàn và thu nhập của TCTCVM cần được đảm bảo để giúp TCTCVM hoạt động lâu dài, giảm thiểu rủi ro, có hiệu quả kinh tế phù hợp. Đây là điều kiện tối cần thiết cho hoạt động bền vững của TCTCVM.

Tuy vậy, để phân biệt chức năng xã hội và chức năng tài chính của TCTCVM so với các loại hình thương mại khác, hai vấn đề lớn TCTCVM cần phải cân bằng được là: (i) đảm bảo lợi ích của khách hàng trên cả giác độ tài chính (thu nhập và chi phí phù hợp đối với khách hàng; khách hàng được hưởng lợi từ các hỗ trợ phi tài chính, đặc biệt là các dịch vụ nâng cao năng lực và phát triển kỹ năng, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần); (ii) đảm bảo lợi ích của cộng đồng, xã hội, môi trường(các hoạt động của TCTCVMcó tác động tốt tới sự phát triển chung của cộng đồng, tạo ra các hiệu ứng tốt về xã hội, cũng như không gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên).

Bảng 2.2: Những đặc điểm chủ yếu của một TCTCVM vững mạnh

Phạm vi chủ yếu Đặc điểm

Tầm nhìn - Mộtthông cáo Sứ mệnh xác định thị trường mục tiêu và các dịch vụ được cung cấpvà được các nhà quảnlý và nhân viên trong tổ chức xác nhận và thực hiện. - Một Cam kết mạnh mẽ của nhà quản lý trong việc theo

đuổi TCVM như là một phân khúc thị trường có khả năng sinh lợi tiềm năng(về cả nhân lực và quỹ).

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)