- Giảm chi phí giao dịch Thu hồi nợ dễ dàng
22 Trong đó, 01 tổchức tài chính vi mô xuất sắc của năm sẽ được lựa chọn để vinh danh
4.8.3.1. Từ phía các TCTCVM
a. Chiến lược và kế hoạch của nhiều tổ chức còn chưa rõ ràng.
Các TCTCVM hoạt động đều theo mục tiêu phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp
nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, nhưng không phải tổ chức nào cũng có chiến lược và kế hoạch rõ ràng để đạt mục tiêu đặt ra. Một số tổ chức đôi khi đặt ra quá nhiều mục tiêu, trong khi nguồn lực có hạn, nên không thể đạt được mục tiêu như đã dự kiến. Chưa có bằng chứng nào về TCTCVM xa rời mục tiêu hoạt động tại Việt Nam, nhưng nguy cơ này đã xảy ra tại nhiều TCTCVM trên thế giới không có chiến lược và kế hoạch rõ ràng. Đấy cũng là nguyên nhân cơ bản gây ra khủng hoảng ngành TCVM tại một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2010-2012. Hiện tại, chỉ có một số tổ chức có chiến lược và kế hoạch hoạt động rõ ràng, với định hướng trong vòng 3 năm trở lên. Còn lại, hầu hết các tổ chức chưa có chiến lược rõ ràng, kế hoạch hoạt động cũng chỉ được xây dựng theo từng năm.
b. Năng lực quản trị và điều hành nhìn chung còn thấp.
Nhiều TCTCVM hiện có mô hình tổ chức khác nhau, nhiều mô hình chưa hướng theo chuẩn của TCTCVM chính thức. Cơ cấu quản trị tài chính chưa mang tính tự chủ, độc lập. Các chuẩn mực tiêu chuẩn của TCTD (quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ - có, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động) hầu như chưa được áp dụng hoặc áp dụng không theo chuẩn mực Việt Nam hoặc quốc tế. Nhiều tổ chức chưa hình thành các cơ chế kiểm soát quan trọng hoặc có nhưng chưa thực sự tốt, như: Cơ chế kiểm soát kiểm toán nội bộ; Vận hành tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh. Tính sở hữu của một số TCTCVM chưa thực sự thích hợp, do lịch sử phát triển từ các dự án/chương trình tài trợ hoặc các chương trình xã hội.
c. Việc quản lý nguồn thu – chi phí còn chưa tốt.
Mặc dù nguồn thu chủ yếu của các TCTCVM chỉ là từ tín dụng, và chi phí hoạt động trên một đồng vốn lớn, việc quản lý nguồn thu - chi của hầu hết các TCTCVM nhìn chung còn một số bất cập: chưa tận dụng hết sức mạnh của khách hàng để mở rộng hoạt động theo
chiều sâu - từ đó tăng thu; chưa áp dụng công nghệ (như điện thoại, internet) để giảm chi phí; hệ thống MIS chưa có hoặc được đầu tư không bài bản, dẫn đến chi phí cao mà hiệu quả không lớn.
d. Chưa minh bạch hóa thông tin
Trong các TCTCVM Việt Nam, chỉ có vài tổ chức thực hiện minh bạch hóa thông tin bằng cách công bố các thông tin, báo cáo tài chính thường xuyên và cập nhật trên trang mạng riêng; thực hiện kiểm toán độc lập với các báo cáo tài chính. Còn lại, rất nhiều tổ chức chưa thực hiện được việc này, hoặc thực hiện chưa đồng bộ. Tuy nhiên, không tổ chức nào công bố lãi suất thực trong cho vay đối với khách hàng, do cách tính lãi phẳng hiện nay được áp dụng trong TCVM khiến cho lãi suất thực cao hơn so với lãi suất tính theo dư nợ giảm dần.
e. Sản phẩm dịch vụ kém đa dạng, nguồn vốn hoạt động hạn chế, chất lượng dịch vụ chưa thực sự cao.
Các sản phẩm dịch vụ hầu như tập trung vào cho vay vi mô, với một vài sản phẩm ngắn hoặc trung hạn, mục đích sử dụng chủ yếu cho sản xuất. Một vài tổ chức có phát triển thêm sản phẩm cho vay tiêu dùng nhưng ở mức độ thử nghiệm, hoặc chỉ mới tập trung cho mục đích tiêu dùng đầu tư (chữa bệnh, học tập).
Hai TCTCVM được cấp phép là TYM và M7-MFI được phép huy động tiền gửi từ dân cư, nhưng cách thức và lãi suất huy động chưa linh hoạt và hấp dẫn như các TCTD khác trên cùng địa bàn (ví dụ, QTDND, một số NHTM). Các TCTCVM khác có huy động tiền gửi tiết kiệm bắt buộc là chủ yếu nhưng khách hàng không thực sự ưa thích loại tiền gửi này. Quy mô tiết kiệm bắt buộc cũng tương đối nhỏ (thông thường từ 5.000 đ-20.000 đ/tháng/người). Phần tiền gửi tự nguyện rất ít do (i) hình thức này không hấp dẫn với khách hàng, (ii) các tổ chức này về bản chất không được huy động tiền gửi ở quy mô lớn do không phải là TCTD. Do vậy, nguồn vốn của các TCTCVM phụ thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu hoặc vốn tài trợ. Hầu như các
TCTCVM không cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác. Dịch vụ bảo hiểm mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trước 3/2013, TYM và M7 tự cung cấp dịch vụ thử nghiệm này. Trung ương Hội LHPN Việt Nam cũng như một số TCTCVM (như Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèoThanh Hóa) thực hiện bán bảo hiểm vi mô với tư cách là đại lý cho một số công ty bảo hiểm như Manulife, Bảo Việt, Bảo hiểm Bưu Điện. Vào tháng 3/2013, sau khi kiểm tra hoạt động tại TYM, tổ chức TCVM được NHNN cấp phép, NHNN có nêu rằnghoạt động của Quỹ Tương Hỗ (MAF) thuộc TYM là hoạt động không chính thức và yêu cầu tổ chức TYM chấm dứt hoạt động của MAF kể từ ngày 01/4/2013. Một yêu cầu chấm dứt hoạt động tương hỗ tương tự cũng đã được gửi đến M7, tổ chức TCVM thứ hai được NHNN cấp phép. Tuy yêu cầu trên là chính đáng vì theo quy định hiện nay, các TCTCVM chỉ được phép tham gia hoạt động bảo hiểm với vai trò đại lý.
f. Chất lượng nhân lực thấp
Đây là một trong những điểm yếu nhất của các TCTCVM. Hiện tại, ngay cả các tổ chức lớn nhất với bề dày hoạt động lâu năm và nhận được nhiều trợ giúp từ bên ngoài để nâng cao năng lực, vẫn gặp vấn đề về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Các nhà quản lý và đội ngũ cán bộ các chi nhánh vùng sâu vùng xa thường chất lượng không đồng đều, số lượng hạn chế. Nhân sự của TCTCVM thường có kỹ năng xã hội và lòng nhiệt tình, tận tụyvới công việc, với khách hàng. Nhưng các kiến thức chuyên biệt về TCVM, quản lý khách hàng, quản trị rủi ro hầu như rất yếu. Rất ít cán bộ có trình độ chuyên môn hóa về khả năng quản lý chiến lược và kỹ năng phát triển kinh doanh mặc dù đã có nhiều khoá đào tạo đã được tổ chức theo nhu cầu và sẽ được tiếp tục trong những năm tới. Các nhà quản lý TCTCVM hàng đầu cũng hoạt động dựa chủ yếu trên các kinh nghiệm thực tế của mình. Hầu như không nhân sự nào trong ngành TCVM được trang bị các kiến thức và kỹ năng ứng phó với rủi ro lạm phát. Năng lực quản trị rủi ro thấp, thể hiện thông qua nhận thức về rủi ro, quản lý thông tin và mức độ chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. Không nhiều tổ chức TCVM có đội ngũ cán bộ được đào
tạo và thậm chí rất ít cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, chủ yếu chỉ tập trung trong đội ngũ những cán bộ cao cấp của các TCTCVM. Đây thực sự là một thách thức cho các tổ chức này trong con đường phát triển bền vững.
Các nguyên nhân về sản phẩm, nhân sự, cạnh tranh được chính các cán bộ làm công tác TCVM tại địa phương đánh giá. Trong cuộc khảo sát mà Nhóm nghiên cứu đã thực hiện tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Hải Dương năm 2012, các cán bộ của HPN tham gia thực hiện TCVM đã xếp hạng những khó khăn trong hoạt động TCVM theo thứ tự. Kết quả xếp hạng khác nhau, nhưng các khó khăn là tương tự nhau.
Bảng 4.15: Kết quả thảo luận nhóm về các khó khăn lớn nhất của TCTCVM tại địa phương (theo thứ tự xếp hạng từ cao xuống thấp)
Tại Thanh Hóa Tại Hải Dương