- Giảm chi phí giao dịch Thu hồi nợ dễ dàng
CHƯƠNG V: CÁC KHUYẾN NGHỊ
5.1. Định hướng phát triển bền vững các tổ chức tài chính vimô tại Việt Nam mô tại Việt Nam
Mục tiêu và định hướng phát triển bền vững hệ thống TCVM nói chung và các TCTCVM nói riêng được thể hiện tại Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 (phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011). Định hướng phát triển bền vững các TCTCVM theo đó được thể hiện qua hai giác độ: ngành TCVM và các TCTCVM.
5.1.1. Từ góc độ ngành TCVM
Thứ nhất, xây dựng và phát triển hệ thống TCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo,người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Nói cách khác, Chính phủ đã đặt ra định hướng cho TCVM Việt Nam tiến tới bền vững về tài chính trong khi vẫn phải đảm bảo duy trì mục tiêu xã hội mà trọng tâm là giảm nghèo bền vững.
Thứ hai, các hộ gia đình nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và siêu mô ở vùng sâu vùng xa cần được phục vụ tốt về cả mặt phạm vi cũng như chất lượng dịch vụ theo hướng linh hoạt, chuyên biệt và theo yêu cầu khách hàng.
Phần đông số dân nghèo tại Việt Nam đã tiếp cận được các dịch vụ TCVM, ít nhất sử dụng dịch vụ tín dụng và tiền gửi do các định chế chính thức cung cấp, gồm AGRIBANK, NHCSXHvà các Quỹ TDND (PCFs). Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ và phạm vi hoạt động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhu cầu của các hộ nghèo và có thu nhập thấp là các sản phẩm tài chính linh hoạt và thuận tiện, đáp ứng theo yêu cầu khách hàng, giá cả hợp lý và được thiết kế phù hợp. Nhóm khách hàng vi mô muốn sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ cho tất cả các nhu cầu tài chính của họ, song rất ít các nhà cung cấp đáp ứng được nhu cầu đa dạng như vậy và các khách hàng đành phải chọn sử dụng các gói sản phẩm dịch vụ tài chính khác nhau từ các
nguồn khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của mình. Việc mở rộng tín dụng trong hệ thống tài chính chính thức đáp ứng sâu hơn nhu cầu tầng lớp nghèo và có thu nhập thấp, bên cạnh đó các báo cáo do các chương trình của các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong thị trường này cho thấy là thị trường ngày càng phân khúc và các nhu cầu đa dạng của người nghèo đối với các khoản vay lớn hơn, được kết cấu khác nhau cùng với các loại hình dịch vụ rộng hơn, bao gồm cả bảo hiểm vi mô, cho thuê tài chính và chuyển tiền.
Thứ ba, môi trường phát triển thông thoáng cho tài chính vi mô
Ngành TCVM ở Việt Nam có đặc điểm manh mún, thiếu luật lệ và kém hiệu quả cả về huy động tiền gửi lẫn cho vay.Điều này làm giảm chất lượng phục vụ, đe dọa tính bền vững, hạn chế tốc độ phát triển và khiến TCVM không thể hội nhập hoàn toàn với khu vực tài chính của Việt Nam được. Cụ thể hơn, đặc trưng này là hệ quả của cơ chế tín dụng bao cấp – một khuôn khổ chính sách chưa hiệu quả, có tác động xấu tới tính hiệu quả và bền vững của TCVM. Chính sách này không khuyến khích huy động tiết kiệm và dẫn đến việc “phân chia” tín dụng cho người nghèo. Mức lãi suất được trợ giá cộng với thị trường mục tiêu của Ngân hàng CSXH làm hạn chế khả năng của các định chế TCVM khác phục vụ các đối tượng nghèo nhất và hạn chế tiềm năng phát triển của các định chế này. Trong trường hợp của AGRIBANK - nhà cung cấp tài chính lớn nhất cho khu vực nông thôn, thì chính sách này chắc chắn đã làm hạn chế khả năng sinh lời của ngân hàng và hậu quả là làm mất đi sự quan tâm tới việc chuyên nghiệp hóa sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng nghèo và thu nhập thấp.
5.1.2. Từ góc độ các tổ chức tài chính vi mô nói riêng
Năng lực thể chế của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cần được quan tâm đầy đủ.
Phạm vi hoạt động của các thể chế cung cấp TCVM ở Việt Nam nhìn bề ngoài là khá “ấn tượng” - rất ít trong tổng số người nghèo và
người có thu nhập thấp (chiếm 24% dân số) không hề nhận được bất cứ một loại hình dịch vụ tài chính nào. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động trên diện rộng của khu vực này vẫn ẩn dấu những vấn đề sâu xa về thể chế, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của ngành. Những yếu kém về thể chế mang tính hệ thống và các vấn đề cơ cấu tổ chức thể hiện ở bốn lĩnh vực cụ thể: a) Loại hình và chất lượng các sản phẩm TCVM của các TCTCVM; b) Các vấn đề về sự bền vững và kết quả hoạt động tài chính của các TCTCVM; c) Thị trường nhỏ lẻ và chưa có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Vai trò chưa rõ ràng của các Tổ chức quần chúng trong TCVM. Những vấn đề này cộng với các vấn đề về chính sách như đã nói ở trên dẫn đến lo ngại lớn về khả năng sinh lợi thấp và đây là mối lo mà tất cả các thể chế TCVM kể cả chính thức lẫn bán chính thức.
Do vậy, định hướng đối với các TCTCVM trong việc nâng cao năng lực thể chế được phân thành hai nhóm như sau:
Thứ nhất: Đối với các tổ chức TCVM đã được NHNN cấp phép:hoàn thiện cơ cấu tổ chức; nâng cao năng lực quản trị, điều hành và xây dựng hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả, chủ động tiếp cận với các tổ chức kiểm toán độc lập để đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững và đáp ứng được các quy định hiện hành.
Thứ hai: Đối với các tổ chức TCVM phi chính phủ bán chính thức:Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực thể chế tiến tới đáp ứng đủ điều kiện để chuyển đổi thành tổ chức TCVM được NHNN cấp phép theo Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó điều kiện tiên quyết là phải có đủ số vốn tối thiểu theo quy định và ít nhất phải đạt bền vững về hoạt động.
5.2. Các kiến nghị nhằm tăng cường mức độ bền vững củacác TCTCVM Việt Nam các TCTCVM Việt Nam
Sau hơn hai thập kỷ hình thành và phát triển, ngành TCVM Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trên chặng đường chính thức hóa và chuyên nghiệp hóa, hướng tới một ngành kinh tế phát triển bền
vững , đồng hành cùng cuộc chiến chống đói nghèo. Song nghiên cứu cũng cho thấy tốc độ phát triển của TCVM còn quá khiêm tốn. Để ngành TCVM Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới, Nhóm nghiên cứu khuyến nghị Cơ quan hoạch định chính sách, các nhà tài trợ, các nhà quản lý và những người thực hành TCVM một số vấn đề sau đây:
5.2.1. Đối với các TCTCVM
5.2.1.1. Tăng cường công tác quản trị và điều hành
a. Đối với các tổ chức đã được cấp phép
Các tổ chức đã được cấp phép cần (i) hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức; (ii) xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, vận hành tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh; (iii) tăng cường áp dụng các chuẩn mực tiêu chuẩn của TCTD (quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ - có, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động…); (iv) hợp tác trong hoạt động với các TCTCVM khác, với các tổ chức chính thức cung cấp dịch vụ TCVM như NHCSXH, TDND, AGRIBANK dưới hình thức quan hệ đối tác hoặc quan hệ đại lý để tăng quy mô và uy tín; (v) tận dụng sức mạnh của chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị - xã hội để tối ưu hóa hoạt động. Điều này giúp tăng uy tín của tổ chức đối với các nhà quản lý, cũng như uy tín chung đối với khách hàng – là cơ hội để phát triển thị trường trong tương lai.
b. Đối với các tổ chức chưa được cấp phép
Các TCTCVM chưa được cấp phép nhưng muốn phát triển chuyên nghiệp hóa hoạt động trong tương lai cần phải (i) xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động rõ ràng; (ii) xác định cụ thể mô hình hoạt động; (iii) sáp nhập/hợp nhất với các chương trình/dự án trên cùng địa bàn hoặc các địa bàn liền kề để tăng quy mô và uy tín (vì nếu quy mô quá nhỏ sẽ không phát huy được hiệu quả và có uy tín tài chính cao). Nếu muốn phát triển hoạt động, việc chuyên nghiệp hóa và chuyển đổi tổ chức là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên, trong quá
trình chuyển đổi chính thức hóa, không được lệch hướng Sứ mệnh xã hội của TCVM. Tranh thủ cơ hội về nguồn tài trợ để đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, từng bước nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, lựa chọn và áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý.
5.2.1.2. Tăng tính bền vững thông qua giảm chi phí, tăng cácnguồn thu. nguồn thu.
Các TCTCVM có thể giảm chi phí hoạt động thông qua (i) áp dụng hệ thống quản lý vận hành tốt, đặc biệt là hệ thống MIS, (ii) sử dụng công nghệ để giảm chi phí (ví dụ, tận dụng internet, điện thoại… phục vụ công tác quản lý văn phòng, dịch vụ phi tài chính tại các chi nhánh áp dụng ở các MFI tiên tiến). Tuy vậy, hiện nay chi phí hoạt động của Việt Nam rất thấp so với các nước khác trong khu vực, do vậy sẽ rất khó để giảm chi phí hoạt động trong ngắn hạn. Hơn nữa, lãi suất đã thấp hơn so với khu vực, do đó khả năng giảm sâu hơn là rất hạn chế; (iii) giảm các chi phí hoạt động không cần thiết ở mức tối đa, tiết kiệm chi phí hoạt động; (iv) quản lý nợ tốt hơn nữa để giảm chi phí dự phòng rủi ro, áp dụng hệ thống MIS mạnh và tăng cường chia sẻ thông tin tín dụng với các TCTD trong địa bàn để tránh tình trạng chồng nợ; (v) mở rộng hoạt động theo chiều rộng và chiều sâu để giảm chi phí trên 1 đồng vốn cho vay, đa dạng hóa loại hình khách hàng; (vi) giảm chi phí huy động vốn của TCTCVM thông qua thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trên thị trường28; Bên cạnh đó, việc tăng nguồn thu cũng cần được song song tiến hành thông qua (i) đa dạng hóa nguồn thu, tăng cường bán chéo để khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ TCVM hơn; (ii) phát triển đa dạng hơn các loại sản phẩm TCVM, như các dịch vụ đại lý (chuyển tiền qua điện thoại, bảo hiểm, thu hộ); (iii) áp dụng các hình thức thu nợ đa dạng để có dòng tiền vào liên tục; (iv) liên tục đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.