Nhân tố bên ngoài tổchức tài chính vi mô

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 46 - 50)

- Có ít nhất một thành viên góp vốn trực tiếp tham gia

2.3.1. Nhân tố bên ngoài tổchức tài chính vi mô

Thứ nhất, luật pháp điều chỉnh và theo dõi giám sát hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

Luật là một tập hợp những qui định có tính ràng buộc do một cơ quan pháp luật ban hành, nhằm qui định về cách thức hoạt động của các thể chế và cá nhân. Giám sát là quá trình theo dõi được thực hiện bởi một cơ quan bên ngoài nhằm xác định mức độ tuân thủ pháp luật và củng cố quá trình thực thi pháp luật. Nói tóm lại, qui định là một hệ thống qui tắc nhằm điều chỉnh các hoạt động tài chính còn giám sát đảm bảo việc thực thi và tuân thủ với những qui định đó.

Khi TCVM phát triển, các nhà hoạt định chính sách tài chính nhận ra rằng các hoạt động này cần được điều chỉnh và rằng các khung luật pháp hiện hành cần được chỉnh sửa để có thể điều chỉnh và giám sát hoạt động của khối này. Họ nhận thấy nhu cầu cần thiết phải hình thành một khuôn khổ chính sách và lồng ghép một phần hoạt động TCVM vào pháp luật hiện hành nhằm điều chỉnh các thể chế cung cấp dịch vụ tài chính. Trong ngành TCVM, hệ thống chính sách điều tiết và giám sát hoạt động của các TCTCVM đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của những tổ chức này. Một mặt chính sách đưa ra các chuẩn mực và qui chế hoạt động cho TCTCVM nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho những khoản tiền gửi của dân chúng tại tổ chức đó. Mặt khác chính sách có thể là đòn bẩy thúc đẩy tính sáng tạo, cạnh tranh và tăng trưởng của TCTCVM, đặc biệt với trường hợp những tổ chức không đăng ký cấp phép với ngân hàng trung ương. Ở góc độ này, qui định có tác dụng thúc đẩy các TCTCVM được thành lập mới hoặc cải thiện tình trạng hoạt động của các tổ chức đã và đang hoạt động. Cụ thể, chính sách có thể thúc đẩy khối lượng dịch vụ tài chính cung cấp cho người nghèo và gia tăng qui mô khách hàng hưởng dịch vụ. Mô hình theo dõi giám sát những tổ chức không xin cấp phép thường có tác động thúc đẩy tích cực với chi phí khá thấp. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy đối với trường hợp luật điều chỉnh theo hướng thận trọng, một khuôn khổ pháp lý mới, ít gánh nặng, đặc biệt khi các tổ chức tài chính vi mô đang tồn tại chưa hoàn toàn đủ năng lực chuyển đổi, có thể tạo ra hàng loạt những tổ chức nhận tiền gửi có trình độ kém và do vậy gây khó khăn cho cơ quan giám sát. Ở một số nước, qui định cấp phép theo nguyên tắc thận trọng cho phép thành lập nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ ở những thị trường đang bỏ trống. Tuy nhiên hơn nửa số tổ chức này hoạt động không lành mạnh và ngân hàng trung ương phải tốn quá nhiều nguồn lực để dẹp bỏ hoặc củng cố những tổ chức yếu kém. Khi ban hành các qui định mới nhằm phát triển ngành TCVM và nâng cao kết quả hoạt động của TCTCVM đều cần cân nhắc kỹ lưỡng những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Ví dụ, một quá trình thay đổi luật lệ

mang màu sắc chính trị có thể dẫn đến hậu quả sử dụng lại trần lãi suất. Bên cạnh đó, qui định quá chi tiết, quá chặt thì lại hạn chế khả năng sáng tạo và cạnh tranh trong ngành.

Thứ hai, chính sách tiền tệ và lãi suất

Kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu rộng đến sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng nói chung. Tùy từng bối cảnh, chính sách có thể kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các tổ chức tài chính, trong đó có TCTCVM, đặc biệt là nhóm đã được cấp phép bởi Ngân hàng nhà nước và hoạt động như một thực thể chính thống trong hệ thống tài chính. Qui định về trần lãi suất áp dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động ở phân đoạn thị trường cấp trên có thể nhanh chóng làm sụt giảm doanh thu và hủy diệtcác TCTCVM được cấp phép, hoạt động ở phân đoạn thị trường cấp thấp với phương thức kinh doanh hoàn toàn khác biệt. Trong trường hợpcủa Việt Nam, chính sách lãi suất trợ cấp chính phủ áp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội có ảnh hưởng quyết định đến khả năng trang trải chi phí của ngân hàng. Mặt khác, chính sách này cũng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và cản trở ngân hàng này chuyên nghiệp hóa sản phẩm dịch vụ dành cho phân cấp khách hàng nghèo và thu nhập thấp ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng không thể tiến quân vào phân đoạn thấp hơn vì không thể cạnh tranh về giá cả với những ngân hàng được chính phủ bao cấp.

Ngoài ra, lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bền vững của TCTCVM. Lạm phát ăn mòn vốn chủ sở hữu và gây giảm doanh thu thực của TCTCVM. Các TCTCVM sẽ không thể duy trì khả năng bền vững hoặc đạt mục tiêu bền vững nếu không có chiến lược đối phó với lạm phát với chính sách giá linh hoạt và duy trì cơ cấu chi phí hợp lý.

Chiến lược là kim chỉ nam dẫn lối cho sự phát triển của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế. Sự hiện diện của chiến lược thể hiện một cách tiếp cận có cân nhắc, có tổ chức, điều phối nguồn lực, tập trung vào các vấn đề ưu tiên, nhằm đến một mục tiêu thông thường là thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và đồng đều của nền kinh tế. Ngược lại, việc thiếu chiến lược hoạt động sẽ dẫn đến hậu quả nền kinh tế hoặc ngành kinh tế đầu tư kém hiệu quả, kém đồng bộ, gây lãng phí, không phát huy tối đa nguồn lực, dẫn đến kết quả phát triển rời rạc, manh mún, kém chất lượng, tăng trưởng chậm và không đáp ứng được nhu cầu của người dân và bắt kịp với xu hướng quốc tế. Tùy thuộc tình trạng ngành TCVM, một chiến lược TCVM cấp quốc gia có thể có nhiều cách tiếp cận và các ưu tiên khác nhau. Tuy nhiên, một điểm chung của tất cả chiến lược cấp quốc gia là hướng đến xây dựng ngành TCVM cạnh tranh, năng động, hoạt động dựa trên thông lệ tốt nhất, phục vụ đông đảo đối tượng nghèo và thu nhập thấp. Trung tâm của ngành là những tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, bền vững, hiệu quả, hoạt động có trách nhiệm. Một chiến lược phát triển ngành TCVM nhìn chung sẽ thúc đẩy sự thành lập và phát triển chuyên nghiệp và bền vững của các TCTCVM, đào thải những tổ chức yếu kém và rời rạc với mục tiêu cung cấp dịch vụ chất lượng và lâu dài tới tay người dân có nhu cầu.

Thứ tư, cơ chế trợ vốn và tính thanh khoản cho các tổ chức tài chính vi mô

Cũng giống như các ngân hàng thương mại, TCTCVM cần huy động vốn từ các kênh khác nhau trên thị trường nhằm mở rộng qui mô khách hàng, phát triển thêm sản phẩm và dịch vụ, và cải thiện tính thanh khoản. Theo nguyên lý kinh tế qui mô, tính bền vững của TCTCVM lệ thuộc rất lớn vào khả năng phát triển khách hàng. Các tổ chức có xu hướng bền vững thường mong muốn mở rộng địa bàn hoạt động, thu hút và nắm giữ khách hàng, nhanh chóng đạt điểm hòa vốn và tiến tới kinh doanh có lãi. Điều này thường không dễ dàng nếu TCTCVM có nguồn vốn hạn hẹp, kém đa dạng và thiếu

bền vững. Do vậy, khả năng hút vốn trên thị trường có vai trò quan trọng đặc biệt nếu TCTCVM nhắm đến mục tiêu bền vững trong vòng 3-5 năm từ khi thành lập. Đối với những TCTCVM nỗ lực thu hút tiền gửi từ dân cư làm nguồn vốn hoạt động, nhằm đảm nhận trách nhiệm cao hơn và có khoản nợ với nhiều khách hàng, cần xây dựng khả năng ứng phó với nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng bất cứ lúc nào; Điều tiết nguồn vốn và dòng tiền để giải quyết khả năng thanh khoản trở nên vô cùng quan trọng đối với TCTCVM muốn huy động tiền gửi với uy tín cao và có lợi nhuận. Có thể kết luận rằng, cơ chế tiếp cận vốn trên thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng và thời gian đạt bền vững của TCTCVM.

Thứ năm, quan điểm về cách thức đạt bền vững của TCTCVM

Hiện nay trên thế giới phổ biến quan điểm ưu tiên sự bền vững của TCTCVM vì vậy sử dụng cách tiếp cận khách hàng với lãi suất bền vững cho TCTCVM. Phương pháp tiếp cận này cùng với việc thiếu các biện pháp bảo vệ khách hàng dẫn đến khách hàng ngày càng kiệt quệ về kinh tế và không trả được nợ, kết quả là sự bền vững của TCTCVM về dài hạn cũng không đạt được. Điển hình cho hiện tượng trên là sự kiện khủng hoảng TCVM ở Ấn độ 2008. Ở Việt Nam thì Chính phủ dường như nghiêng theo quan điểm ưu tiên sự bền vững của khách hàng TCVM phải đạt trước và là cơ sở cho TCTCVM bền vững. Đây là sự bền vững có tính dài hạn, do đó Chính phủ đã đưa ra cách tiếp cận lãi thấp, hỗ trợ ban đầu rồi giảm dần. Các TCTCVM ở Việt Nam tùy thuộc vào nguồn hỗ trợ để từ đó lựa chọn cách thức phù hợp để đạt đến sự bền vững.

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 46 - 50)