Tương trợ vốn vay:

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 89 - 92)

- Giáo dục Y tế dinh dưỡng

2. Tương trợ vốn vay:

Sản phẩm Tương trợ vốn vay ra đời với mục đích giảm gánh nặng trả nợ vốn vay của gia đình thành viên khi thành viên không may qua đời, đồng thời hỗ trợ một phần tài chính giúp gia đình thành viên vượt qua khó khăn.

Điều kiện tham gia: Là khách hàng của TYM Mức đóng góp: 0,4%/năm tính trên tổng món vay.

Quyền lợi:Được bảo hiểm toàn bộ số vốn đã vay. Cụ thể khi khách hàng qua đời sẽ được:

Hộp 3.6: Quỹ Bảo vệ tương hỗ M7 MPA

- Xóa số vốn còn đang nợ TYM.

- Nhận lại số tiền gốc của khoản vốn đang còn nợ mà khách hàng đã trả.

Nguồn: http://tymfund.org.vn

M7-MPA được phát triển dựa trên cơ sở của Quỹ Tương trợ nhưng có hoạt động chuyên nghiệp và địa bàn trải rộng trên khắp 7 huyện thuộc 5 tỉnh ở Việt Nam. M7- MPA cung cấp các sản phẩm mang tính bảo vệ cho các thành viên thuộc mạng lưới TCVM M7 cùng với gia đình và người thân của họ thông qua chính tổ chức TCVM tại địa phương [1].

M7- MPA được xây dựng với các đặc điểm:

- Người tham gia đóng góp phí bảo hiểm là người thụ hưởng và cũng là người chủ sở hữu, quản lí hoạt động Quỹ. Nói cách khác, Quỹ thuộc sở hữu của các thành viên, do thành viên quản lí (nghị định 18 của Chính Phủ).

- Thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ Bảo vệ Tương hỗ trong toàn hệ thống M7 và từng bước mở rộng tới các tổ chức có nhu cầu.

- Thu hút 100% thành viên đủ điều kiện tham gia chương trình Bảo vệ Tương hỗ M7 thông qua chương trình Giáo dục tài chính toàn cầu với các chủ đề : Quản lí Ngân quỹ - Tiết kiệm - Phòng chống rủi ro và Bảo hiểm tới toàn bộ thành viên M7 và các tổ chức có nhu cầu.

- Không ngừng nâng cao năng lực tổ chức, quản lí và quản trị điều hành để bảo đảm cung cấp các sản phẩm Bảo vệ

Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền hầu như chưa phát triển. Do khách hàng chủ yếu là người dân lao động có thu nhập thấp, nhu cầu chủ yếu là vay vốn; một số làm ăn khá hơn thì gửi tiết kiệm và hầu như không có ai có nhu cầu chuyển tiền và thanh toán qua các tổ chức này.

(ii) Dịch vụ phi tài chính: Một trong các nội dung tạo nên sự thành công của TCVM là tạo thêm các cơ hội và nâng cao năng lực của khách hàng. Điều này xuất phát từ quá trình cùng tham gia của khách hàng trong việc xây dựng và vận hành các tổ nhóm, cũng như các dịch vụ phi tài chính đi kèm như giáo dục tài chính, hỗ trợ phát triển kinh doanh, tập huấn nông nghiệp… để giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Hầu hết khách hàng đều đánh giá cao về các lợi ích xã hội mà TCTCVM mang lại như: sự hiểu biết tốt hơn, tự tin hơn, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và chất lượng cuộc sống.

Tương hỗ chất lượng cao cho nhóm gặp thách thức về kinh tế - xã hội, nhóm dân tộc thiểu số.

Chính thức ra đời vào tháng 8/2009, hiện nay, M7- MPA đang cung cấp 2 sản phẩm cho thành viên thuộc mạng lưới M7. Đó là sản phẩm Bảo vệ Vốn vay và sản phẩm Bảo vệ Nhân thọ cơ bản. Phạm vi 2 sản phẩm này bảo vệ bao gồm: TCTCVM, thành viên và gia đình thành viên.

[1] Quỹ Khuyến khích phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn (Sơn La); Quỹ Khuyến khích phụ nữ phát triển Uông Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Đông Triều (Quảng Ninh); Trung tâm PPC Can Lộc (Hà Tĩnh); Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển Ninh Phước (Ninh Thuận); Chương trình Tín dụng - Tiết kiệm tại TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên (Điện Biên).

Nguồn: Binh Nguyen, (2012).

Về tín dụng và bảo hiểm vi mô, khách hàng TCVM Việt Nam có tỷ lệ sử dụng 2 nhóm dịch vụ này bằng hoặc cao hơn trung bình của 6 quốc gia thành viên ADB, nhưng các dịch vụ khác tương đối kém phát triển hơn. Đặc biệt, các dịch vụ như huy động tiết kiệm tự nguyện, kiều hối, chuyển tiền trong nước, bảo hiểm tài sản… của Việt Nam còn chưa được sử dụng nhiều. Như vậy, sự phát triển số lượng và quy mô các dịch vụ TCVM ở Việt Nam trên quan điểm khách hàng vẫn còn khá hạn chế.

Sau đây là sự so sánh mức độ sử dụng sản phẩm TCVM tại Việt Nam với 5 quốc gia thành viên khác của ADB trong khu vực châu Á tính đến 2012.

Bảng 3.2: Mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng tài chính vi mô – so sánh 6 quốc gia là thành viên của ADB (%)

Loại

sản phẩm Campuchia Pakistan PNG Phillipines Uzbekistan Việt Nam TB Tín dụng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Tiết kiệm 33,0 55,0 96,0 100,0 3,0 38,0 54,8 Bảo hiểm vi mô6 1,0 27,0 41,0 94,4 3,0 66,0 39,5 Kiều hối quốc tế 19,0 8,0 10,0 29,6 61,0 2,0 21,7 Chuyển tiền trong nước 27,0 19,0 59,0 52,8 69,0 19,0 41,1 Quỹ tương hỗ 0,0 100,0 27,0 78,7 0,0 8,0 36,2

Bảo hiểm tài

sản 1,0 0,0 10,0 17,6 94,0 8,0 21,7 Khác 3,0 26,0 33,0 28,7 30,0 6,0 21,2

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 89 - 92)