- Giảm chi phí giao dịch Thu hồi nợ dễ dàng
17 Theo Luật các TCTD Việt Nam năm 2010, mục 6, điều 122, khoản 4.
thậm chí giảm đi. Lý do chính là (i) các dự án hỗ trợ phát triển nói chung không mở rộng nhiều, thậm chí giảm đi khi Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng quốc gia kém phát triển; (ii) cách tiếp cận của các dự án phát triển chuyển dần sang tập trung vào các chương trình/vấn đề vĩ mô, rất ít nhà tài trợ tiếp tục thực hiện các dự án nhỏ lẻ; (iii) một số dự án phát triển không có cấu phần TCVM vì tính phức tạp tương đối của nó, và (iv) nhiều tổ chức dừng lại để “thăm dò” động thái của Việt Nam trong việc phát triển khung pháp lý cho hoạt động TCVM.
Tuy vậy, hoạt động TCVM tại Việt Nam vẫn rất sôi động với việc mở rộng hoạt động của NHCSXH tới tất cả các xã/phường tại Việt Nam, trong đó Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số tổ chức xã hội là thành viên trong Hội đồng quản trị của NHCSXH. Trong số khách hàng thìthành viên thuộc Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng lớn nhất
Bảng 4.11: Số lượng, cơ cấu tổ/nhóm, thành viên có dư nợ TCVM qua HPN 2007 2008 2009 2010 2011 Số tổ/nhóm (ngàn) 243,4 227,9 256,8 260,6 267,3 Thành viên (ngàn) 5027,7 5527,5 6224,0 6183,7 6552,4 Thành viên/tổ nhóm (người) 21 24 24 24 25
Cơ cấu số tổ/nhóm theo các nguồn (%)
NHCSXH 36,0 32,9 31,4 32,8 32,0
AGRIBANK 5,8 5,9 4,5 3,8 3,2
Chương trình TCVM 14,2 11,0 14,7 15,0 14,3
Tổ TKTD 44,0 50,2 49,4 48,4 50,5
Cơ cấu số thành viên theo các nguồn (%)
NHCSXH 43,7 47,0 47,0 48,7 48,4
AGRIBANK 7,3 5,9 4,8 4,2 3,2
Chương trình TCVM 7,6 5,1 6,6 6,7 6,9
Tổ TKTD 41,3 42,0 41,6 40,5 41,4
Nguồn: Phân tích từ cơ sở dữ liệu của Dự án Tín dụng Việt Bỉ, Hội LHPN Việt Nam, 2013.
Trong số các TCTCVM đang hoạt động, 5 tổ chức lớn nhất và chiếm khoảng trên 50% thị phần đã được ADB hỗ trợ chuyển đổi từ 2008. Tới nay, đã có 2 tổ chức được cấp giấy phép chính thức hoạt động là TYM và M7-MFI.Các tổ chức này có sự tiếp cận với khách hàng khá tốt, đặc biệt là hai tổ chức sau chuyển đổi.
Bảng 4.12: Mức độ tiếp cận của 5 tổ chức TCVM lớn nhất Việt Nam đến 31/12/2012
Chỉ số/Các tổ chức TYM CEP THANH
HOÁ MOM M7 MFI
Tổng số khách hàng (người) 84.09 233.1 15.295 27.719 20.672 Tổng số khách hàng đang vay vốn (người) 83.56 218.031 14.687 27.671 12.417 Tổng dư nợ (triệu VND) 483.698 1.155.664 49.564 69.039 86.47 Dư nợ bình quân/1 khách hàng (triệu VND) 5,8 5,3 3,4 2,5 7,0 Nguồn: (ADB, 2013)
Các TCTCVM trên thế giới sau một thời gian hoạt động dễ gặp tình trạng xa rời khách hàng mục tiêu ban đầu – khách hàng thu nhập thấp. Tuy vậy, điều này chưa xảy ra ở các TCTCVM Việt Nam. Hiện tại, hầu như chưa có khách hàng nào vay trên 30 triệu VND và dư nợ bình quân/khách hàng của 5 tổ chức này đều dưới 7 triệu VND. Đây được coi là một thành tựu của các TCTCVM lớn, trong điều kiện vẫn đảm bảo mức độ bền vững ổn định.
4.8.1.4. Mức độ an toàn trong hoạt động tài chính vi mô cao.
Các TCTCVM Việt Nam luôn có tỷ lệ PAR rất thấp. Hầu hết các TCTCVM có PAR>30 ngày nhỏ hơn 1%, và thấp hơn cả chuẩn quốc tế 3%. Chỉ một vài tổ chức có PAR cao, chủ yếu xuất phát từ lý do khách quan. Tỷ lệ nợ xấu của các TCTCVM còn thấp hơn nhiều so với
PAR. Trong điều kiện hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013 hiện nay đang đối mặt với nợ xấu cao (tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2011 là 3,1% - tương đương 83,04 ngàn tỷ đồng; và 2012 là 8,82% - tương đương 264,6 ngàn tỷ đồng) (TS.Lê Thanh Tâm, 2013), sự phát triển an toàn của các TCTCVM chứng tỏ (i) nỗ lực của các cán bộ làm công tác TCVM trong việc quản lý tín dụng, (ii) cách tiếp cận không phụ thuộc tài sản bảo đảm mà tối ưu hóa sức mạnh cộng đồng thông qua cho vay theo nhóm bảo lãnh đã phát huy tác dụng tốt; (iii) phương thức trả gốc lãi nhiều lần trong kỳ giúp khách hàng trả nợ tốt hơn, và rất phù hợp với TCVM, và (iv) tính ổn định của thị trường khách hàng TCVM so với khách hàng doanh nghiệp, trong điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế có những biến động lớn.
4.8.1.5. Xu hướng phát triển và chuyên nghiệp hóa
Mặc dù số lượng TCTCVM mới tham gia thị trường từ 2005 đến nay không gia tăng nhiều, thậm chí suy giảm tại nhiều khu vực, các TCTCVM hiện tại đều có xu hướng phát triển và tăng tính chuyên nghiệp hóa. Nhiều tổ chức đã chuẩn bị các điều kiện về tài chính, nhân sự, quản trị để tiến tới chuyên nghiệp hóa. Năm tổ chức được ADB hỗ trợ để chuyển đổi là các tổ chức hàng đầu trong ngành là TYM, CEP, Quỹ hỗ trợ trợ phụ nữ Thanh Hóa, M7, MOM.Một số Quỹ Xã hội cấp ở tỉnh cũng đã được thành lập hoặc đang trong quá trình thành lập. Hiện nay, dựa trên số liệu về nguồn TCVM do Dự án Tín dụng Việt - Bỉ thu thập và một số thảo luận với lãnh đạo cấp tỉnh, có ít nhất 12 tỉnh đã hoặc có nhiều tiềm năng để thành lập Quỹ Xã hội thuộc HPN cấp tỉnh.
Bảng 4.13: Danh mục các tỉnh đã hoặc có tiềm năng thành lập Quỹ Hội phụ nữ Tỉnh18
Tỉnh Quỹ thuộcHội phụ nữ tỉnh Tổng dư nợ TCVM (triệu VND)
Đà Nẵng Tiềm năng 30,770
Đồng Tháp Đã thành lập 15,479
Hà Tĩnh Tiềm năng 71,647
Hải Dương Tiềm năng 72,059
Hải Phòng Tiềm năng 19,650
Ninh Bình Tiềm năng 24,905
Phú Thọ Tiềm năng 18,917
Quảng Nam Tiềm năng 3,410
Sóc Trăng Tiềm năng 6,358
Thanh Hoá Đã thành lập 49,564 Tiền Giang Đã thành lập 69,039 Lào Cai Đã thành lập năm 2013 53,000
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp trong quá trình chuẩn bị đề xuất Chiến lược TCVM của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Viện Quản lý Châu Á – Thái Bình Dương, 2013).
18Tính đến 31/12/2012 đối với Đà Nẵng, Thanh Hóa, Tiền Giang, 23/7/2013 với Lào Cai.Với các tỉnh khác, số liệu đến 31/12/2011. Với các tỉnh khác, số liệu đến 31/12/2011.
Ngoài ra, các tỉnh có sự hỗ trợ của dự án IFAD cũng đang có xu hướng chuyển đổi nguồn quỹ của dự án thành Quỹ xã hội/quỹ từ thiện thực hiện hoạt động TCVM theo hướng chính thức, trực thuộc Hội Phụ nữ tỉnh 19
4.8.1.6. Khách hàng trung thành, gắn bó, tính cộng đồng cao
Đây là đặc trưng rất khác biệt giữa khách hàng TCVM với khách hàng của các loại hình tổ chức tín dụng khác. Các TCTCVM Việt Nam thông qua cách tiếp cận kết hợp tài chính và xã hội, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng nâng cao năng lực được cung cấp bổ sung giúp khách hàng trưởng thành cả về thu nhập – đời sống và các kỹ năng xã hội. Cách thức cho vay theo nhóm cũng giúp các khách hàng hiểu nhau hơn, gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ với nhau hơn. Tính cộng đồng do vậy được phát huy cao độ. Khá nhiều khách hàng ban đầu nghèo khó, nhưng đã vượt nghèo từ khoản vay rất nhỏ ban đầu từ TCTCVM. Các khách hàng đó mặc dù đã trở nên khá hoặc giầu có, nhưng vẫn gắn bó với các TCTCVM, và là minh họa sống động cho tác động của TCVM cũng như tính gắn bó, cộng đồng cao.
Nhiều gương sáng của khách hàng TCVM vượt nghèo, giúp đỡ cộng đồng cùng phát triển được vinh danh tại Giải thưởng doanh nhân vi