Tổ TK&W

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 72 - 77)

- Có ít nhất một thành viên góp vốn trực tiếp tham gia

VỀ NGÀNH TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

200.000 tổ TK&W

TK&W 11.000 xã 7.000.000 người vay (3,8 triệu hộ nghèo) QTDNDTW& QTDNDCS NHNo&PTNT 25 chi nhánh 1.042 QTDNDCS 1.000 xã 1.700.000 thành viên/người gửi tiền

này đã mở rộng mạng lưới chi nhánh ở các thành phố nhằm mục tiêu huy động vốn đáp ứng thị trường nông thôn và tìm kiếm thị phần ở phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ đô thị. Theo báo cáo ngành TCVM năm 2008 của Banking for the Poor Network năm 2008, 45% các khoản tiền gửi được huy động ở các thành phố và 55% số này được tung ra cho vay ở vùng nông thôn. Thông qua các chương trình tài trợ và các nguồn tín dụng mục tiêu, cũng như các biên bản thỏa thuận với các tổ chức quần chúng (đặc biệt là Hội Phụ nữ và Hội Nông dân) báo cáo của AGRIBANK cho thấy ngân hàng này cho vay tới khoảng 4.7 triệu hộ gia đình nghèo trong tổng số 10 triệu khách hàng.

AGRIBANK hiện đang trong giai đoạn chuyển đổi chiến lược hoạt động, tập trung nhiều hơn vào thị trường khách hàng thu nhập cao, hộ nông dân không nghèo và các doanh nghiệp. Số khách hàng thu nhập thấp ở nông thôn mà Ngân hàng từng phục vụ đang dần trở thành khách hàng tiềm năng của khối NHCSXH, Quỹ TDND và các TCTCVM. Vì thế, thị trường TCVM cho khách hàng thu nhập thấp và khách hàng nghèo chủ yếu do 3 nhóm tổ chức cung cấp: NHCSXH, QTDND và các TCTCVM. Hình 3.4: Các tổ chức chính phục vụ khách hàng nghèo/ thu nhập thấp TC tập chung cho KH nghèo/thu nhập thấp NHCSXH 64 chi nhánh Chính thứcTYM 6/44 tổ chức chiếm 50% thị phần chủ yếu ở các vùng khó khăn Tổng khách hàng thu nhập thấp: 200.000 tổ TK&W 11.000 xã 7.000.000 người vay (3,8 triệu hộ nghèo) TCTCVM QTDNDTW& QTDNDCS 25 chi nhánh 1.045 QTDNDCS 1.000 xã 1.500.000 thành viên/người gửi tiền /người vay (trên 80%

NHCSXH, thành lập năm 2002 từ tiền thân là Ngân hàng Người nghèo Việt Nam có mạng lưới toàn quốc. Là bộ máy chính của Chính phủ nhằm dẫn tín dụng trợ cấp phục vụ mục đích chính sách. NHCSXH được Chính phủ bảo trợ hoàn toàn được miễn thuế, miễn đóng góp ngân sách nhà nước và miễn tham gia bảo hiểm tiền gửi. NHCSXH huy động một lượng vốn lớn phục vụ mục đích cho vay, gồm tiền gửi từ công chúng và tiền của nhà tài trợ (IFAD, OPEC) và đóng góp bắt buộc khoảng 2% tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần. NHCSXH cho vay chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ ở các vùng miền xa xôi, và cho các hộ gia đình được chính quyền địa phương xác định là hộ nghèo, và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm mục đích tạo việc làm.

Từ năm 2006, dịch vụ của NHCSXH đã với tới các hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt là ở vùng Tây nguyên ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ đi cùng với mục tiêu chính sách nhưng vốn vay cấp cho hộ dân tộc thiểu số chỉ chiếm có 2% tổng số vốn vay tính đến tháng 6 năm 2006. Từ mức huy động rất thấp năm 2005 (có 36,180 USD), huy động tiền gửi tự nguyện theo báo cáo đã tăng lên 51 triệu USD vào giữa tháng 6, tuy nhiên số tài khoản tiết kiệm thì không có báo cáo. NHC- SXH hợp tác với các tổ chức quần chúng để huy động khách hàng và theo dõi khách hàng, do đó thâm nhập được 23% thị trường (giả định thị trường khách hàng nghèo và thu nhập thấp chiếm 24 triệu người). Đến năm 2010, NHCSXH đã có khoảng 8.000 cán bộ công nhân viên làm việc tại tất cả các huyện với mức độ bao phủ là 98% tất cả các xã trên cả nước.

QTDND, một dạng hợp tác xã tài chính, được thành lập năm 1993 để cung cấp dịch vụ tài chính cho cấp xã/ phường. Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương (QTDNDTW) cũng được thành lập và hoạt động như một tổ chức trung ương của các QTDND và hỗ trợ cho các QTDND cơ sở. Đến năm 2010, cả nước có 1.042 QTDND cơ sở hoạt động trên 10% xã ,phường và phục vụ khoảng 1,7 triệu thành viên, trong đó khoảng 50% là các hộ nghèo. Các QTDND đã luôn và tiếp tục được định hướng theo cơ chế thị trường và tuân theo các nguyên tắc cơ

bản của hợp tác xã là tự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, chỉ có chưa đến 15% nguồn vốn của các Quỹ được tài trợ từ các nguồn bên ngoài, chủ yếu là từ QTDNDTW.

Mạng lưới các QTDND đã mở rộng nhanh chóng khắp toàn quốc trong vòng 15 năm qua. Mạng lưới QTDND được sự tài trợ nhiều năm thông qua các phong trào hợp tác do các tổ chức của Đức là DID và GTZ hỗ trợ, và từ năm 2006 lại nhận thêm vốn ưu đãi từ AECI của Tây Ban Nha. Mạng lưới này biến Quỹ TDND trở thành nhà cung cấp dịch vụ TCVM nông thôn lớn thứ nhì ở Việt Nam về cả tầm với và nguồn vốn. Quỹ TDND được thành lập năm 2003 theo luật các hợp tác xã và luật tín dụng. Quỹ đi theo mô hình các hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm cộng đồng của tập đoàn Canada, Desjardins, và được tổ chức này hỗ trợ thành lập. Tới năm 2000, mạng lưới phát triển rất nhanh chóng và được cơ cấu theo 3 cấp: Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương (CCF), Quỹ tín dụng khu vực và Quỹ TDND. Từ năm 2000 đến năm 2003, mạng lưới được nhanh chóng củng cố lại khi những quỹ hoạt động có vấn đề bị thu hồi giấy phép.

Các tổ chức khác hoạt động trong thị trường TCVM nông thôn là các TCTCVM. Các tổ chức này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có liên hệ với các tổ chức quần chúng chủ yếu là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế để thực hiện các chương trình TCVM. Hiện nay có khoảng 50 TCTCVM. Trong số này có khoảng 30 tổ chức thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động cho Nhóm công tác Tài chính Vi mô Việt Nam (VMFWG), một tổ chức điều phối phi chính thức của các TCTCVM.

Các tổ chức TCVM có qui mô khách hàng tương đối nhỏ, từ khoảng vài nghìn cho tới 20,000 người, loại trừ tổ chức tài chính vi mô TYM có hơn 73,000 khách hàng và Quỹ CEP có khoảng khoảng 193,000 khách hàng theo báo cáo kết quả hoạt động năm 2011. Dư nợ cho vay của những tổ chức này cũng tương đối nhỏ, trung bình khoảng 1-3 triệu đô la, trừ Quỹ TYM có 21 triệu USDvà quỹ CEP có trên 44 triệu USD. Những khoản vay của các tổ chức này cấp ra thị trường rơi vào vùng nông thôn và chủ yếu dành cho phụ nữ (chiếm 94%), trung bình

dao động từ 150 USD đến 400 USD. Các tổ chức này áp dụng lãi suất từ 0.5% đến 2.5% mỗi tháng, tính ra bình quân khoảng 1%. Những tổ chức này cũng thường vay tiền từ những nguồn vốn phi thương mại để có vốn hoạt động. Mỗi cán bộ tín dụng quản lý trung bình khoảng 205 khách hàng, con số cao nhất hiện nay trên 900 khách hàng. Theo nguồn của Ngân hàng ADB, qui mô khách hàng của các TCTCVM khoảng 600,000 khách hàng với tổng dư nợ cho vay khoảng trên 75 triệu USD, nhỏ hơn rất nhiều so với NHCSXH và Quỹ TDND. Phần lớn những tổ chức này không nằm dưới sự giám sát của ngân hàng nhà nước, ngoại trừ 2 tổ chức mới được Ngân hàng nhà nước cấp phép trong năm 2010-2011. Phần lớn trong số họ liên quan nhiều đến các tổ chức đoàn thể. So với các TCTCVM toàn cầu thì qui mô khách hàng của các tổ chức này nhỏ hơn nhiều, dù cán bộ tín dụng hoạt động năng suất hơn.

Trong khi các TCTCVM có sứ mệnh và động lực cao để phục vụ người nghèo, và trên thực tế đang vận hành khá tốt, sự tăng trưởng của họ bị hạn chế vì họ không có khả năng huy động vốn do thiếu tư cách pháp nhân cho phép họ huy động tiền gửi tự nguyện và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân. Các khó khăn mà tổ chức này gặp phải là sức ép chính trị và phi chính thức phải giữ mức lãi suất cho vay ở mức không trang trải đầy đủ chi phí, cạnh tranh không lành mạnh do tình trạng thị trường bị thống trị bởi các nhà cung cấp dịch vụ TCVM lớn của nhà nước, điển hình là NHCSXH và sự lệ thuộc của bản thân các tổ chức này vào nguồn vốn ưu đãi từ bên ngoài của các tổ chức phi chính phủ và nhà tài trợ quốc tế.

Bảng 3.1: So sánh môi trường tổng thể tài chính vi mô Việt Nam với 5 quốc gia thành viên khác của ADB

Quốc gia Khung pháp lý (những năm qua) Nhà cung cấp TCVM Loại Số lượng Cambodia Luật Ngân hàng và các tổ chức tài chính (1999) Ngân hàng 55 Nghị định điều tiết TCVM (2000) TCTCVM được cấp phép

Pakistan Pháp lệnh TCVM (2001) Ngân hàng vi mô 35 TCTCVM Chương trình hỗ trợ nông thôna Các NGOs cung cấp TCVMa Papua New Guinea

Đạo luật tiết kiệm và cho vay (1995)

Ngân hàng vi mô được cấp phép

Một phần của tài liệu MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải (Trang 72 - 77)