Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng về giáo dục nói chung, bất cứ cái gì đưa đến việc tạo cho học sinh những suy nghĩ và việc làm “sáo” đều là điều cấm kỵ. Về mặt này, ông từng nhấn mạnh: “Trong đời sống bình thường cũng như trong đời sống chính trị của chúng ta hiện nay, cái bệnh “sáo” này đáng phải coi chõng! Nó dễ phát triển đấy! dễ thành nếp đấy! Phải chăng, bất cứ người lớn hay trẻ em, có người rất ưa nói và viết theo những “sáo”cũ kỹ vô cùng” [25, tr153].
Coi ông thầy là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường từ cách dạy học thụ động sang cách dạy học tích cực phát huy vai trò chủ thể của học sinh, Phạm Văn Đồng luôn trăn trở với vấn
đề phải làm sao để “cố gắng rèn luyện cho anh em những nhận thức, những biện pháp và thãi quen giảng như thế nào cho tốt, giảng như thế nào để khêu gợi óc suy nghĩ, sự ham học, trí thông minh của học sinh”[27, tr.133].
Theo ông, những hiểu biết dạy trong trường học, kể cả ở đại học, chỉ là cái vốn hiểu biết cơ bản đầu tiên. Nếu chỉ hiểu biết nh vậy thôi thì chưa đủ để sống, để xây dựng xã hội mới. Bởi vậy, phải dạy cho học sinh chóng ta lòng ham học tập, nghiên cứu và cách học tập, nghiên cứu. Trên cơ sở đó, họ sẽ vươn lên mãi. Phải dạy cho họ biết dùng đầu óc của mình…Cái học được trong nhà trường phổ thông và đại học chưa nhiều lắm đâu. Nhưng nếu người thanh niên biết dùng vốn đó để tiến lên thì có thể sẽ trở thành những nhà bác học…Thiên tài chính là do nhà trường đào tạo. Nhà trường phải cho họ “cái chìa khoá ” để mở những kho tàng bí mật của tri thức loài người”[27, tr126].
Trong giáo dục của ta từ lâu đã tồn tại kiểu dạy học thầy đọc trò chép. Bởi vậy, chóng ta cần phải thay đổi từ nhận thức đến hành động để đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp mà chúng ta hướng tới, theo ông “là phương pháp dạy người học suy nghĩ, tìm tòi, hiểu rộng hơn điều thầy nói, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo của người học” [44, tr.46,47]. Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, người giáo viên phải dạy sao cho học sinh từ một nội dung học tập cụ thể mà biết cách học để biết thêm được nhiều kiến thức khác: “Phương pháp giáo dục mới hiện đại cũng không thể nói hơn được câu “học một biết mười” [ 44, tr.75]. Kiểu dạy học Văn “sáo” như trên là cách dạy rất đáng phê phán. Cách dạy học này làm thui chột khả năng độc lập sáng tạo ở học sinh, không cho các em cơ hội tìm ra những tri thức mới bằng chính sự suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, sáng tạo của bản thân. Đó là cách dạy học làm cho học sinh thụ động, lười tư duy, thiếu sáng tạo. Kiểu dạy học này Èn chứa rất nhiều nguy cơ không tốt đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, nhất là học sinh lứa tuổi nhà trường.
Một trong những cái hại lớn nhất mà lối dạy học này gây nên là hình thành trong các em tính dùa dẫm vào sự suy nghĩ, khám phá của người khác và kỹ năng sao chép kiến thức không phải của mình. Nguy hại hơn nữa, nó không chỉ khiến người học lười suy nghĩ mà còn tạo điều kiện nảy sinh tính thiếu trung thực ở họ. Ngoài ra, kiểu dạy học này còn không mang lại cho người học sự hứng khởi, lòng say mê văn học dẫn đến học sinh chán ghét môn Văn.
Giáo dục ngày nay coi trọng xu hướng “dạy học phải đi trước phát triển và làm nguồn gốc cho cái mới trong sự phát triển của học sinh”[125, tr17]; Dạy học “không xem học sinh là cái bình chứa mà là bó đuốc rất đượm”, thầy giáo phải là người “biết châm mồi lửa nhỏ để bó đuốc bốc cao thành ngọn lửa sáng, càng ngày càng sáng”[16, tr18]. Giáo dục hiện đại nêu ra mét quan điểm mấu chốt: “Nhà trường cần tạo ra những cá nhân có năng lực sáng tạo và làm cho xã hội ngày mai tiến lên, rõ ràng là lối giáo dục với sự khám phá tích cực chân lý cao hơn lối giáo dục chỉ bao hàm việc luyện cho những đối tượng muốn bằng những ý muốn có sẵn và biết bằng những hiểu biết chỉ đơn thuần phải thừa nhận”(J.Piaget). Những quan điểm dạy học đó đã chứng minh cho sự mới mẻ, hiện đại trong quan niệm của Phạm Văn Đồng về phương pháp DHV trong nhà trường phổ thông nhằm phát huy trí thông minh, tài sáng tạo của học sinh.