Dạy học Văn trong nhà trường phổ thông là dạy học sinh biết diễn tả “hay” điều mình suy nghĩ [28, tr44]

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 61 - 63)

biết diễn tả “hay” điều mình suy nghĩ [28, tr44]

Phạm Văn Đồng cho rằng, trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông, đi liền với việc dạy cho học sinh biết tự mình suy nghĩ, diễn tả một

cách “trung thành, sáng sủa”điều mình muốn nói, giáo viên còn phải giúp các em biết diễn tả thế nào cho “hay” những điều muốn nói Êy [28, tr44]. Cái “hay” ở đây có thể hiểu là sự thông minh, sáng tạo trong lời nói, trong cách viết của mỗi người mà ông gọi là “cái điệu riêng”, là “phong cách”[28, tr44] cần được khẳng định của họ. Cái “hay” Êy là cái “hay” trong việc thể hiện ý tưởng, quan điểm của người viết, là sự chính xác, sáng tạo, độc đáo, mới mẻ trong việc dùng từ đặt câu, viết đoạn, là sự tự nhiên, lôgíc, chặt chẽ trong bố cục, là sự đầy đủ, linh hoạt trong sắp xếp các ý và sự thu hót, lôi cuốn, truyền cảm của lối hành văn. Theo ông, dạy cho học sinh biết diễn tả “hay” những điều mình muốn nói là đồng nghĩa với việc “tập cho học sinh diễn tả những ý phức tạp, bóng bẩy; tập cho học sinh nhiều cách diễn tả khác nhau”[28, tr47]. DHV trong nhà trường phổ thông để học sinh diễn tả “hay” được những điều mình muốn nói là yêu cầu cao nhất của nội dung dạy học Làm văn nói riêng và bộ môn Văn nói chung. Có lẽ, đấy cũng là lý do để Phạm Văn Đồng đặt yếu tố này ở cuối cùng trong bậc thang yêu cầu của ông về việc DHV trong nhà trường phổ thông.

Trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông hiện nay, dạy cho học sinh biết “tự mình suy nghĩ” rồi “diễn tả” được những “điều mình muốn nói” một cách “trung thành, sáng sủa, chính xác”, “chặt chẽ” đã là một việc đòi hỏi rất nhiều “công phu”. Dạy cho các em biết diễn tả một cách thông minh, sáng tạo (diễn tả “hay”) những điều mình muốn nói lại càng “công phu” gấp bội. Thực hiện nhiệm vụ của việc DHV Phạm Văn Đồng nêu trên là góp phần quan trọng vào “quá trình rèn luyện toàn diện” cho học sinh, tạo cho các em có ý thức, thãi quen suy nghĩ, nghiên cứu và giải quyết vấn đề có hiệu quả một cách độc lập.

Xác định nhiệm vụ DHV như thế, người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, giáo viên Ngữ văn trong nhà trường nói chung mới có ý thức từ thái độ, tác phong đến năng lực giảng dạy nhằm hoàn thành

tốt chức năng của mình. Đó chính là cái quý giá trong những định hướng, gợi ý của Phạm Văn Đồng về việc DHV trong nhà trường phổ thông mà chúng ta phải nghiên cứu, vận dụng.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 61 - 63)