0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Về sự tự rèn luyện bản thân của người giáo viên Ngữ văn

Một phần của tài liệu PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 137 -142 )

Phạm Văn Đồng luôn cho rằng, người giáo viên là những người làm “nghề sáng tạo bậc nhất… vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”[19, tr55,56]. Sản phẩm của hoạt động dạy học nói chung, DHV nói riêng là con người. Lao động trên đối tượng như vậy, người thầy, nhân vật chính điều khiển quá trình dạy học luôn là người ý thức rất rõ về vấn đề tri thức, đạo

đức của mình trước học sinh để hiệu quả dạy học đạt chất lượng tốt. Ông thường tâm niệm một điều, không phải chỉ có người học mới cần phải học mà “người dạy học càng phải học” [19,tr 64].

Những năm giữa thế kỷ XX, ông từng phát biểu: “Bây giê muốn đào tạo con người mới thì bản thân mình phải tự cải tạo thành những người đủ điều kiện rèn luyện thế hệ tương lai. Anh chị em phải học nhiều hơn nữa, phải vừa làm vừa học, chứ không có cách gì khác”[19, tr11].

Xã hội ngày càng phát triển càng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi và thách thức lớn đối với người thầy. Người thầy không thể “giảng bài theo lối đọc bài đã có sẵn từ năm ngoái năm kia hoặc của nước ngoài để rồi học trò cứ ngồi nghe, chữ được, chữ mất và ghi chép như máy. Làm như vậy, liệu có Ých gì?”[94, tr2]. Trong cuộc cách mạng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra, năng lực tự học, tự nghiên cứu được đặc biệt chú trọng. Về điểm này, Phạm Văn Đồng nói: “Điều cần nhấn mạnh ở đây là người thầy phải là người vừa dạy học, vừa nghiên cứu và triển khai khoa học, chính điều đó tạo ra chất lượng cao nhất của bài giảng” [44, tr80].

Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào ông cũng đề nghị, “chúng ta còn phải đòi hỏi ở đội ngò giáo viên nhiều hơn, cao hơn, về chất lượng, về trình độ, về kinh nghiệm” để họ đảm đương được trách nhiệm và nghĩa vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc. Ông luôn mong muốn “phải có người chuyên trách, phải có phương pháp, có biện pháp giành thì giê cho giáo viên học tập, phải làm tất cả mọi cái có thể làm được để giúp đỡ anh chị em học tập (…)Phải xây dựng nền nếp tự học: mỗi ngày để vài giê, mỗi tuần để một ngày, mỗi năm để vài ba tháng. Học có hướng dẫn, có tài liệu, có tổ chức. Chủ yếu là tự học” [24, tr3]. Ông khẳng định, phải như vậy bởi “không học tập thì Ýt năm nữa nhất định không dạy được” [27, tr149]. Phạm Văn Đồng rất đồng tình với quan điểm “ muốn làm thầy giỏi phải biết làm trò giỏi” [24, tr5]. Ông tự nói với mình, một người cũng đã từng trải qua nghề dạy học và cũng là nói với những thầy cô giáo: “Trong thế giới ngày nay, khoa học kỹ thuật biến đổi nhanh chóng nên bất cứ làm nghề gì, nhất là nghề dạy học- Cái nghề truyền thụ tri thức của mình cho con người càng phải chăm lo tự học. chăm lo tự học những điều cần cho môn mình dạy, đồng thời phải học thêm những điều gì mình thấy cần thiết. Vì có biết bao nhiêu cái mình cần để giảng dạy trong môn học của mình”[29, tr7]

Thực tế đã chứng minh, có thực tiễn tự học, tự nghiên cứu thì người giáo viên mới hiểu và biết cách tạo lòng ham mê học tập và phương pháp học tập ở học sinh. Nhất là trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, người thầy lại càng phải nhanh nhạy, thích nghi với những công nghệ hiện đại trong công việc của mình để nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy.

Phạm Văn Đồng là người đặc biệt chú trọng tới vai trò của khoa học kỹ thuật, nhất là vai trò của công nghệ thông tin đối với hoạt động dạy học. Ông thường lưu ý những người làm công tác giáo dục: “cần áp dụng đúng mức các công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập có thể

làm cho quá trình giảng dạy và học tập hứng thó hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn” [44, tr49]. Sự tâm huyết, tính kiên trì, chịu khó của người thầy là yếu tố để người giáo viên tìm ra phương pháp giảng dạy tốt. Tù học, tự nghiên cứu khoa học, triển khai, ứng dụng khoa học là một việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa trong nghề nghiệp không phải chỉ của người giáo viên Ngữ văn.

Trong quá khứ, giáo dục Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc giáo dục tinh thần tự học cho học sinh mà trong đó, tấm gương tự học của ông thầy đóng vai trò rất lớn.

Nhận xét về giáo dục của Việt Nam những năm 50-60 của thế kỷ XX, những líp học sinh thế hệ này, mỗi khi nhớ lại vẫn luôn tự hào về những thành tựu giáo dục của ta, đặc biệt là giáo dục phổ thông. “Giáo dục phổ thông của ta chỉ có 9 năm, giáo viên hồi đó hầu hết là dưới chuẩn...nhưng giáo dục được coi là “Bông hoa của chế độ”. Thầy thì lo tự học để làm tròn nhiệm vụ, nêu tấm gương sáng cho học sinh, lại cũng có kinh nghiệm truyền cho họ, “học sinh, ngoài giê lên líp thì lo tự học, làm gì có chuyện đi học thêm tràn lan như ngày nay”[141, tr738]. Từ kết quả thực tế, Phạm Văn Đồng khẳng định: “chỉ cần người thầy có trình độ, có kiến thức, rộng, có hiểu biết và có ý thức, có lòng mong muốn, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi thì sẽ thấy cách làm, việc làm và hiệu quả tốt đẹp của nó” [44, tr78]. Trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học còng là năng lực đặc biệt quan trọng trong hoạt động giảng dạy và học tập nói chung. Thiết nghĩ, biển học là vô bờ, vô tận. Không có lý gì người dạy tự học lại không có năng lực tự học.

Những luận điểm nêu trên của Phạm Văn Đồng luôn khiến cho những người giáo viên Ngữ văn không khỏi suy nghĩ về sự tự học và tinh thần nghiên cứu khoa học của mình. Năng lực tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên Ngữ văn chính là sự tự giác, tự nguyện trong việc tìm kiếm, bồi dưỡng những kiến thức, phương pháp, biện pháp nhằm phục vụ cho hoạt

động giảng dạy của mình. Những kiến thức đó không đơn thuần là những kiến thức về văn học mà là những kiến thức tổng hợp, khái quát của các môn khoa học cơ bản, khoa học kế cận, khoa học liên ngành… để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của người giáo viên văn học.

Hiệu quả của giê dạy học văn được đánh giá ở việc giáo viên có làm diễn ra thực sù “hoạt động bên trong” (hoạt động nhận thức, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, khái quát, suy luận, đánh giá…) của mỗi chủ thể người học hay không. Điều này phụ thuộc không nhỏ ở năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học của người thầy.

Mục đích của hoạt động nghiên cứu khoa học trong hoạt động DHV là tìm ra những nội dung dạy học phong phú, mới mẻ, độc đáo cũng như những biện pháp, phương pháp giảng dạy thích hợp mang lại hiệu quả dạy học cao, đáp ứng được những mục tiêu giáo dục cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Do đó, đây là năng lực vô cùng quan trọng và cần thiết để khẳng định trình độ và năng lực sư phạm của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Có giáo sư đã coi lao động của người thầy giáo “như một nhà khoa học”[120, tr11] là nhằm nhấn mạnh đến năng lực tự học, tự nghiên cứu của người thầy.

Trong hoạt động DHV, những vấn đề trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động dạy học như: nghiên cứu đặc điểm tâm lý học sinh, những ảnh hưởng, tác động của môi trường đến hoạt động học văn của các em, khả năng cảm thụ, hứng thó học tập môn văn của học sinh, các vấn đề văn học, các văn bản nghệ thuật mà giáo viên phải giảng dạy … là những vấn đề rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên văn phải có những năng lực nghiên cứu khoa học nhất định để tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai áp dụng vào quá trình dạy học của mình.

Một ví dụ cụ thể về vấn đề nghiên cứu hứng thó học tập môn văn ở học sinh THPT. Để nghiên cứu có kết quả vấn đề này, trước hết giáo viên

phải trả lời các câu hỏi cơ bản như: Hứng thó trong học tập nói chung ở học sinh là gì? Đặc điểm tâm lý, hứng thó học tập môn Văn ở học sinh THPT? Nguyên nhân, ảnh hưởng và những tác động tiêu cực, tích cực đến vấn đề hứng thó học tập môn học này của các em? Phải làm gì để hạn chế những nguyên nhân tiêu cực và nhân rộng những ảnh hưởng tích cực của các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề hứng thó học tập môn Văn của các em…?

Trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, có những nhân vật văn học mà các em có thể có những nhìn nhận và thái độ, cách đánh giá rất khác nhau. Chẳng hạn như nhân vật Kiều trong tác phẩm “Kiều” của Nguyễn Du (líp 10), nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, nhân vật Hoàng trong tác phẩm “Đôi Mắt” (líp 12), nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao… Do đó, việc tìm hiểu tâm thế, thái độ, tinh thần của các em đối với nhân vật là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giê học. Đây là một việc làm hết sức cần thiết của người giáo viên Ngữ văn trước giê lên líp.

Có thể nói, người giáo viên Ngữ văn có tâm huyết và năng lực là người luôn xác định công việc nghiên cứu khoa học trong hoạt động DHV của mình như là sự “bắt buộc trong quy trình lên lớp” [90, tr217].

Một phần của tài liệu PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 137 -142 )

×