Phạm Văn Đồng luôn cho rằng, văn học nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người nhằm hiểu biết, khám phá và sáng tạo để phục vụ con người. Vì vậy, dạy văn là dạy cho các em thấy được “cái hay phải thấy” trong mỗi bài văn để các em có thể nắm bắt được kiến thức về văn đồng thời có điều kiện nhìn rõ hơn bản thân mình để uốn nắn và hoàn thiện. (Điều này đã được bàn đến ở mục 2.1 trong chương hai của luận án).
Mục đích và nhiệm vụ của hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông được xác định rõ ràng, cụ thể như vậy đã đặt ra những suy nghĩ cho người giáo viên văn để hoàn thành tốt cái vinh dự và trọng trách của mình đối với môn học. Yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực cảm thụ văn học, biết nhìn môn văn đúng với bản chất của nó là một môn học có đặc thù riêng trong cả sáng tạo nghệ thuật cũng như trong tiếp nhận, đánh giá và thưởng thức.
Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. So với các môn khoa học khác nh triết học, toán học, đạo đức học, … văn học có những nét riêng biệt về bản chất, quy luật trong trong sự hình thành, sáng tạo, vận động và phát triển. Điểm giống nhau giữa văn học và các môn khoa học khác là cùng lấy con người làm đối tượng và mục đích hướng tới. Văn học khác các bộ môn khoa học khác ở chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật và phản ánh xã hội. Văn học xây dựng hình tượng và phản ánh xã hội bằng chất liệu là ngôn từ. Chính vì đặc trưng này mà trong văn học luôn tồn tại yếu tố chủ quan trong cách nhìn nhận, đánh giá và phản ánh xã hội của chủ thể sáng tạo.
Nếu nh các môn khoa học tự nhiên tư duy bằng khái niệm thì văn học lại tư duy bằng hình tượng nghệ thuật dùa trên sự liên tưởng, tưởng tượng của chủ thể sáng tạo và tiếp nhận. Nếu các môn khoa học khác là tư duy trừu tượng thì văn học là tư duy cụ thể bằng đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng, âm thanh rõ rệt. Do vậy, DHV là làm cho học sinh hình dung
tưởng tượng ra cuộc sống, cảm nhận cuộc sống như nó đang diễn ra trước mắt. Điều này khiến cho bộ môn văn học luôn gần gũi, gắn bó mật thiết với đời sống. Làm cho việc học Ngữ văn thực sự trở nên gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của mỗi người học là một điều đặc biệt quan trọng và cần thiết trong hoạt động giảng dạy môn học này.
Trong lĩnh vực DHV người ta hay nói đến vấn đề “dạy hay” và “dạy không hay”. Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng nắm vững bản chất đặc trưng của bộ môn Ngữ văn và khả năng liên hệ với thực tế đời sống của người dạy.
Cùng một tác phẩm nhưng sẽ có nhiều những cách đánh giá, nhận xét và cảm nhận khác nhau tuỳ vào khả năng, trình độ và năng lực văn học của mỗi người. Người giáo viên Ngữ văn phải là người có chủ kiến, tầm nhìn và sù bao quát lớn để định hướng tiếp nhận cho học sinh sao cho phù hợp với bản chất, đặc trưng của môn học, tránh mọi sù khiên cưỡng, áp đặt và dung tục. Trong thực tế việc DHV, cùng một từ ngữ, văn bản nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau phụ thuộc vào năng lực, trình độ của mỗi người. Giả sử, cùng một từ “tênh nghếch” trong bài “Hội tây” của Nguyễn Khuyến, Ýt nhất có hai cách hiểu: Mét giáo viên thì cho rằng: “tênh nghếch” là hếch mắt lên xem một cách chăm chú với cái vẻ ngô nghê, ngây độn và khen đấy là một từ sáng tạo ở chỗ nó diễn tả được cái ngô nghê, ngây độn của “bà quan”. Giáo viên khác lại hiểu: “tênh nghếch” là hở hang, thiếu kín đáo (đã tênh hênh phơi cái chỗ nên che đi lại còn để nó nghếch lên”[155, tr12]. Rõ ràng, chóng ta bị thuyết phục bởi cách hiểu thứ hai.
Một ví dụ khác. Dạy bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, đoạn Huấn Cao cho chữ, có giáo viên đã bình: “Đoạn văn đã vẽ ra trước mắt người đọc một hoạ phẩm bay bướm tài hoa. Văn phong uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp với cái nhìn thoáng đạt và sự liên tưởng thật phóng túng…
Mỗi câu văn như một nét nhạc trầm bổng trong một bản đàn, tạo nên âm hưởng u hoài, ngân vang trong lòng người đọc”[131, tr27].
Dẫn hai ví dụ nêu trên để thấy vấn đề cảm thụ văn học để giảng dạy văn học sao cho đúng bản chất, đặc trưng của môn văn là hết sức quan trọng. Điều đó cũng chứng tỏ ý nghĩa của sự hiểu biết chuyên môn và tầm nhìn văn hoá của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và trong nhà trường nói chung.
DHV là làm cho các em thấy được cái hay phải thấy trong mỗi bài văn; Dạy học văn là dạy ngôn ngữ và văn học; Dạy học văn là làm cho mỗi giê văn đều trở thành những giê hấp dẫn, sôi nổi…là những luận điểm của Phạm Văn Đồng khiến cho những người giáo viên văn luôn ý thức sâu sắc về vấn đề tiếp nhận, đánh giá và thưởng thức văn học đúng bản chất của môn học để cảm thụ văn học và giảng dạy văn học đúng với đặc trưng, chức năng và mục tiêu của môn học.