sinh biết cách diễn tả điều suy nghĩ của mình trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác” [28, tr47]
DHV là dạy học sinh tiếp nhận, khám phá những tri thức về văn nhằm cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức tổng hợp, giúp các em có thể tự mình sản sinh văn bản theo yêu cầu học tập nhất định. Để cụ thể hoá một trong những nội dung của việc DHV - “dạy cách viết, cách nói” cho học sinh, Phạm Văn Đồng gợi ý: Dạy văn là phải “rèn luyện cho học sinh diễn tả ý của mình làm sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác” [28, tr47]. Mục đích của việc DHV nêu trên cũng chính là mục đích cơ bản, chủ yếu của nội dung dạy học Làm văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. Trong các nội dung học tập của bộ môn Ngữ văn, có thể nói, làm văn là mét nội dung mà cả học sinh và giáo viên đều cảm thấy không mấy hứng thó khi phải tiếp xúc. Do vậy, hiện tượng dạy và học qua loa nội dung này là một hiện tượng không hiếm thấy trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông. Thực tế đó là một tất yếu đưa đến tình trạng học sinh làm văn không
chịu suy nghĩ, hay ỉ lại vào sự cảm nhận của thầy và tài liệu tham khảo, Ýt chó ý đến việc trình bày những suy nghĩ của mình làm sao cho “trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác”[28, tr47]. Một ví dụ thực tế của học sinh THPT. Ở những đối tượng học sinh được coi là có năng lực về Văn (học sinh giỏi), việc thực hiện yêu cầu của một bài viết văn cũng còn có những điều khiến chúng ta chưa thật yên tâm.
Là một người có hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi Văn, từ thực tế việc chấm bài của đối tượng học sinh này, TS. Hà Bình Trị nhận xét: “Nhược điểm dễ nhận thấy nhất là việc hiểu đề còn nhiều hạn chế,... việc vận dụng kiến thức của phần đông thí sinh còn nhiều lúng túng”[150, tr20]. Từ thực tế đó giáo sư cho rằng, điều quan trọng hàng đầu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng và học sinh đại trà nói chung “chủ yếu là bồi dưỡng phương pháp học tập, cách vận dụng kiến thức, kỹ năng làm bài, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện rõ bản sắc riêng biệt, nét độc đáo, năng lực sáng tạo của bản thân, chứ không phải chỉ là việc trang bị thêm vốn kiến thức một cách thuần túy”[150, tr21]. Dẫn ví dụ vừa nêu để thấy, việc DHV thế nào để học sinh biết “suy nghĩ”, biết phân tích kỹ vấn đề và vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình vào làm một bài văn cụ thể vẫn còn nhiều điều khiến những người làm công tác giảng dạy Ngữ văn không khỏi băn khoăn, suy nghĩ, là một tồn tại thực tế của thực trạng DHV ở nhà trường phổ thông hiện nay. Điều đó thêm một lần nữa chứng tỏ những ý kiến chỉ đạo của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV ở nhà trường phổ thông nêu trên đến nay vẫn rất thiết thực và bổ Ých.