Những người làm công tác giáo dục nói chung, giáo viên Ngữ văn nói riêng phải luôn luôn lưu ý đến vấn đề uy tín cá nhân, nhân cách, phẩm chất của người thầy trong mối quan hệ với học trò của mình. Phạm Văn Đồng rất chú ý tới vấn đề “phải làm cho giáo viên có đạo đức tốt” [27,tr.82]. Ông rất lo lắng và quan tâm đến vấn đề đạo đức người thầy, ông thường nói: “giáo viên là người tiêu biểu cho đạo đức, lỡ ra người giáo viên làm điều gì không tốt thì có ảnh hưởng lớn. Cho nên phải chú ý đến điều đó” [27,tr.83]. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng luôn mong muốn “người giáo viên không được làm theo cái kiểu dạy hết ngày thì về, còn bỏ mặc học sinh. Phải bồi dưỡng cho giáo viên về tinh thần, về đạo đức, có thế mới nâng cao được địa vị của người giáo viên” [27,tr.84]. Ông cũng đặc biệt lưu ý mét hiện tượng đau buồn của giáo dục là việc mua bán bằng cấp, tri thức
ảnh hưởng không tốt tới uy tín và danh dù của những người làm công tác giáo dục trong đó có uy tín và danh dự của người thầy. Ông đề nghị “phải chấm dứt việc mua bằng, mua chức, bán điểm...đủ kiểu, đủ cách, dưới nhiều dạng rất khác nhau” để đảm bảo “tính trong sạch, lành mạnh của nền giáo dục nước ta trong cả hệ thống từ cơ quan cao nhất cho đến những đơn vị nhỏ nhất”[44, tr48].
Mong muốn cháy bỏng của ông trong lĩnh vực giáo dục là có được sự trung thực trong lĩnh vực tri thức. Ông quan niệm “trung thực nghĩa là không gian dối, không bóp méo sự thật, không lừa dối mình, …Đây là điều cực kỳ quan trọng. Thầy giáo phải dạy cho học trò của mình” [44, tr.26]. Trong hoạt động DHV ở trường phổ thông, nội dung này đã được Phạm Văn Đồng nhiều lần nhắc đến.
Có một điều ông tha thiết mong đợi là “trong đội ngò hàng vạn thầy giáo chúng ta, mỗi một người phải là người thầy giáo tốt” vì theo ông, “không có giáo viên tốt thì không có nhà trường tốt, không có giáo dục tốt, không thể có chất lượng cao” [27, tr82]. Những trăn trở và tâm huyết của ông về vấn đề đạo đức người thầy đã thực sự tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, ý thức của người giáo viên Ngữ văn đối với nghề nghiệp chuyên môn của mình - mét nghề chuyên lo dạy học sinh cách làm người.
Trong di chúc Bác dặn Đảng ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” cũng là để nhấn mạnh vấn đề đào tạo thế hệ trẻ của dân téc, trong đó có vấn đề xây dựng, bồi dưỡng lý tưởng cho họ. Trong hoạt động dạy học nói chung, “mỗi học sinh đi đến với giáo viên để tiếp thu lý tưởng và rèn luyện đạo đức theo một cách riêng. Chỉ khi nào người giáo viên nắm được những đặc điểm riêng này của từng học sinh thì mới đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình” [76, tr8]. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hoạt động dạy học Ngữ văn
cũng đòi hỏi người giáo viên phải có tâm hồn, tình cảm và đạo đức cách mạng, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng giảng dạy của mình để hoạt động giáo dục đạt kết quả cao.
Đạo đức cách mạng của người thầy, trước hết được biểu hiện ở lý tưởng sống của người đó. Sống có lý tưởng là phương châm sống của mọi người có trách nhiệm với bản thân mình và với toàn xã hội. Lý tưởng sống là một tiêu chí rất quan trọng đối với con người ở bất cứ hoàn cảnh, thời đại, trình độ, lứa tuổi, nghề nghiệp nào.
Xét trên bình diện đặc trưng nghề nghiệp thì lý tưởng cách mạng của người giáo viên nói chung và người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng chính là tình yêu, khát vọng được rèn luyện để được cống hiến, phục vụ sự nghiệp trồng người cho dân téc. Như vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, lý tưởng cách mạng của người giáo viên Ngữ văn chính và sự tự nguyện, lòng quyết tâm rèn luyện để có đủ phẩm chất và năng lực nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là đào tạo những người chủ nhân tương lai cho đất nước. Do đó, nếu thiếu đi cái tầm cao tư tưởng, tình cảm tâm hồn thì dù giảng dạy gì đi nữa cũng không thể hoàn thành được chức năng nhận thức cuộc sống trên mặt trận văn học, tư tưởng, không thể thực hiện được “chiến lược về con người”.
Vấn đề đạo đức, phẩm chất con người nói chung luôn là vấn đề thời sự của xã hội. Ở bất cứ thời điểm, giai đoạn nào của lịch sử, đây vẫn là vấn đề rất đáng được quan tâm bởi tính chất và tầm quan trọng của nó. Hồ Chủ Tịch từng nói: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức…Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu”[183, tr53]. Chính vì thế, đối với bất kỳ giáo viên thuộc bộ môn khoa học nào thì “cũng đều phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức”[111, tr24].
Nhân cách, phẩm chất đạo đức trong sáng là yếu tố số một không thể thiếu đối với mọi người giáo viên nói chung, nhất là đối với người giáo viên
Ngữ văn. Điều này biểu hiện rất rõ trong cách ứng xử của xã hội đối với họ qua những trường hợp cụ thể của đời sống. Trong thực tế, nếu giáo viên dạy Văn có hành vi vi phạm đạo đức thì họ sẽ bị xã hội lên án nhiều hơn và khó được tha thứ hơn so với những người khác, thậm chí, so với những người cùng nghề.
Hơn ai hết, đã là giáo viên dạy Văn, người đảm nhiệm trọng trách dạy người khác làm người thì không có lý do gì để họ không ý thức được vấn đề đạo đức cá nhân của mình.
Trong nội dung dạy học của môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, những vấn đề thuộc phạm trù thẩm mĩ như : cái xấu, cái đẹp, cái cao thượng, cái thấp hèn, cái ác, cái thiện, ánh sáng và bóng tối… là những nội dung thường được đề cập một cách trực tiếp và thường xuyên. Do đó người giáo viên Văn không thể dạy học một cách thuyết phục nếu bản thân họ lại vi phạm các chuẩn mực về đạo đức. Quy luật tác động nêu trên đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải là người mà các em luôn kính trọng và ngưỡng mộ. Về điểm này, Một thầy giáo dạy văn đã có một nhận xét rất thó vị rằng: Trong những trường hợp nhất định, học sinh đến líp chỉ vì lòng kính yêu và mến mộ người thầy, “họ quý thầy bao nhiêu thì họ cũng quý cái chữ, cái tình của thầy truyền cho họ bấy nhiêu…Tình yêu môn học nhiều khi xuất phát từ tình cảm với người dạy môn học đó”. Nhiều học sinh khi đã ra trường “vẫn còn giữ trong ký ức mình không chỉ hình ảnh của những giê học lý thó mà trước hết là nhân cách của bản thân nhà sư phạm” [120, tr11].
Trong phạm trù về đạo đức nhà giáo nói chung, lòng yêu thương, trân trọng học sinh luôn là một vấn đề quan trọng cần bàn đến. Dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hay dạy học bất cứ môn gì, lòng yêu thương trân trọng học sinh cũng là tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên của người giáo viên. Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường là dạy các em biết yêu thương, trân trọng con người. Nếu một người giáo viên
Ngữ văn mà thiếu đi nét phẩm chất đạo đức Êy thì khó có thể thực hiện tốt được chức năng nhiệm vụ của mình. Do đó, Phạm văn Đồng luôn đặt ra vấn đề “phải làm cho giáo viên có … ý thức với nghề, có tâm hồn với trẻ” [27, tr82].
Trong hoạt động DHV có nhà giáo cả đời gắn bó với nghề đã chiêm nghiệm: “Sống với văn thơ để mà hiểu, nhưng rồi phải sống với học sinh để mà dạy. Yêu văn thơ rất quý, nhưng yêu học sinh nữa mới đủ để là giáo viên. Cho nên từ đọc một bài văn đến giảng bài văn Êy, có lúc nào mình được phép nguội lạnh trong lòng”[174, tr133].
Nhân cách, đạo đức là phẩm chất hàng đầu của người giáo viên Ngữ văn, là yêu cầu đặc biệt quan trọng để xác định nghề nghiệp của họ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này sẽ giúp giáo viên có ý thức hơn trong việc trau dồi, bồi dưỡng những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp để khẳng định và tác động tích cực đến nhân cách, đạo đức của các thế hệ học sinh. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn, người giáo viên “không thể đi ra ngoài con đường tu dưỡng đạo đức, tâm hồn của bản thân” bởi nếu “thiếu nhiệt tình trong lòng, người giáo viên không đủ sức nhen nhóm ngọn lửa trong học sinh”[92, tr261]. Người giáo viên Ngữ văn, hơn ai hết phải là một ví dụ sống động, là một tấm gương sáng về lòng nhân văn cao đẹp để các em có thể nhìn thấy rõ ràng hơn, hiện hữu hơn nội dung đạo đức cũng như những bài học làm người trong mỗi bài thầy giảng.