RA NHỮNG VẤN ĐỀ VỪA CÓ TÍNH CHIẾN LƯỢC VỪA LÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Về phương diện DHV, tuy là người “ngoại đạo” nhưng với sự hiểu biết sâu sắc của mình về văn học, về hoạt động dạy học, về bản chất của hoạt động DHV, về thực tế việc DHV trong nhà trường, Phạm Văn Đồng đã làm thay đổi được đáng kể hoạt động dạy học này trong nhà trường phổ thông, đã góp phần vẽ thêm những vệt sáng vào bức tranh DHV trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Điều đó đã chứng minh cho sự cần thiết và ý nghĩa của việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng vào hoàn cảnh giáo dục Việt Nam trong quá khứ còng nh hiện tại và tương lai.
Tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng có giá trị khoa học và thực tiễn lớn, tạo được sức thu hót, thuyết phục cao đối với người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, những người làm công tác giáo dục
nói chung là bởi ông đã đặt ra những vấn đề vừa có tính chiến lược vừa là những giải pháp cụ thể của việc DHV trong nhà trường.
Ở tầm vĩ mô, ông đã chỉ ra tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn của hoạt động DHV trong nhà trường: Dạy văn, dạy người; Dạy văn, rèn người; Dạy văn, dạy suy nghĩ, sáng tạo. Người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường có thể thực hiện cùng lúc việc giáo dục tri thức và tư tưởng nhân cách cho học sinh để làm cho quá trình DHV trong nhà trường thực sự là “một quá trình rèn luyện toàn diện”. Trong quan niệm của ông, việc giáo dục tư tưởng, tâm hồn, lẽ sống, tính tình, tư cách đạo đức cho các em phải là hoạt động bắt buộc, thường xuyên và hệ thống. Vinh dù và bổn phận của người giáo viên Ngữ văn là ở đó.
Không phải là những khẩu hiệu kêu gọi, giáo huấn một cách chung chung, sáo rỗng, quan điểm DHV của Phạm Văn Đồng là sự cụ thể hoá những giải pháp thiết thực và hữu Ých cho việc DHV trong nhà trường phổ thông. Ông đã nêu ra rất rõ mục đích, nhiệm vụ kèm theo những chỉ dẫn cụ thể của hoạt động dạy học này. DHV, dạy học sinh cách nói, cách viết, cách suy nghĩ để làm một bài văn “tươm tất từ bố cục đến chấm câu”. DHV, dạy cho học sinh hiểu từ “từ” đến “câu”, đến “đoạn” của văn bản. DHV là dạy “ngôn ngữ và văn học”, … Những điều đó là những gì thực sự quý báu và ý nghĩa cho hoạt động DHV trong nhà trường của ta suốt nhiều thập kỷ.
Những ý kiến, luận điểm của ông về vấn đề DHV trong nhà trường là những cơ sở, căn cứ, kết luận khoa học góp phần xác định được bản chất, đặc trưng của quá trình DHV trong nhà trường. Những luận điểm về vấn đề DHV ở trường phổ thông của ông đã góp phần giải toả được những băn khoăn, khúc mắc cũng như khắc phục được những hạn chế, bất cập trong hoạt động DHV trong nhà trường do không hiểu đúng bản chất và đặc trưng của quá trình dạy học môn Ngữ văn. Trong hầu hết các nghiên cứu về phương pháp DHV ở nhà trường phổ thông cũng như trong tâm khảm của
nhiều thế hệ các nhà giáo tâm huyết với nghề, những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề này vẫn luôn là “kim chỉ nam” cho mọi suy nghĩ, hành động, chỉ đạo cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của các thế hệ giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
Thực tiễn hoạt động DHV trong nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng trong những năm qua là những minh chứng rất thuyết phục để nói lên điều đó. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua các bài viết, các công trình khoa học, nhất là các công trình nghiên cứu về phương pháp DHV trong nhà trường hay trong những tâm sự, kỷ niệm của những người thầy dạy văn.
Hiện nay những vấn đề như: đặc điểm tâm lí thanh, thiếu niên, năng lực, hứng thó thị hiếu thẩm mĩ của học sinh phổ thông, con đường đổi mới phương pháp DHV trong nhà trường, năng lực, kĩ năng cần hình thành cho học sinh phổ thông, phẩm chất người giáo viên văn học và điều kiện cần thiết để thực thi có hiệu quả môn văn trong nhà trường phổ thông là những vấn đề có ý nghĩa thời sự đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu phương pháp.
So sánh, đối chiếu với những vấn đề Phạm Văn Đồng đề cập trong lĩnh vực DHV ở trường phổ thông cách đây hơn 30 năm đến nay, tất cả vẫn còn nguyên giá trị khoa học, thời sự và thực tiễn. Điều đó lý giải vì sao GS. Trần Thanh Đạm cho rằng những gợi ý, định hướng, đề xuất của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường là những “ý kiến súc tích”, “mới mẻ”, “xác đáng, sâu sắc và toàn diện, nêu rõ được thực chất của bộ môn Văn cũng như của việc dạy văn, có căn cứ khoa học vững chắc và nội dung sư phạm phong phú. Học tập và thực hiện tốt các ý kiến, các chỉ thị của đồng chí, chắc chắn việc dạy văn trong các nhà trường sẽ có mét sắc khí mới” [16, tr12].