Về tầm nhìn văn hoá của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 142 - 145)

vật văn học mà các em có thể có những nhìn nhận và thái độ, cách đánh giá rất khác nhau. Chẳng hạn như nhân vật Kiều trong tác phẩm “Kiều” của Nguyễn Du (líp 10), nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, nhân vật Hoàng trong tác phẩm “Đôi Mắt” (líp 12), nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao… Do đó, việc tìm hiểu tâm thế, thái độ, tinh thần của các em đối với nhân vật là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giê học. Đây là một việc làm hết sức cần thiết của người giáo viên Ngữ văn trước giê lên líp.

Có thể nói, người giáo viên Ngữ văn có tâm huyết và năng lực là người luôn xác định công việc nghiên cứu khoa học trong hoạt động DHV của mình như là sự “bắt buộc trong quy trình lên lớp” [90, tr217].

3.4. Về tầm nhìn văn hoá và năng lực nghề nghiệp của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông văn trong nhà trường phổ thông

3.4.1. Về tầm nhìn văn hoá của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nhà trường phổ thông

Là một người học trò xuất sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trên cương vị là Thủ tướng chính phủ đương chức lâu nhất thế giới (32 năm), với rất nhiều đóng góp, cống hiến to lớn trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, giáo dục, con người “đặc biệt” này đã để lại rất nhiều suy nghĩ cho những người giáo viên nói chung, giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và các thế hệ tương lai kế tiếp. Sự

uyên bác, tinh thông và tư tưởng của Phạm Văn Đồng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực DHV đã khiến cho những người giáo viên Ngữ văn không thể không trăn trở, suy ngẫm về vấn đề tầm nhìn văn hóa và năng lực nghề nghiệp của mình trong vai trò là người giáo viên Ngữ văn của thế kỷ XXI.

Phạm Văn Đồng cho rằng, văn hoá, “theo nghĩa hẹp…thường được hiểu như một lĩnh vực của hoạt động và sinh hoạt xã hội bao gồm các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình báo chí, xuất bản…) thư viên, câu lạc bộ, bảo tồn, bảo tàng…”. Văn hoá, “theo nghĩa rộng, nói một cách giản đơn ( …) là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người”[40]. Vậy nên, người giáo viên Ngữ văn không thể DHV mà không có sự hiểu biết về văn hoá theo nghĩa rộng của từ “culture”.

Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghệ thuật là một sự hiểu biết, văn học là một sự hiểu biết, khoa học là một sự hiểu biết, hiểu biết cao sâu lắm. Và đồng thời khám phá, sáng tạo, hiểu biết sâu đến chõng nào, thì khám phá, sáng tạo cao chõng Êy… và hiểu biết, khám phá để sáng tạo”[19, tr133]. Chóng ta cũng có thể hiểu như vậy về vấn đề DHV trong nhà trường. Càng hiểu biết nhiều mặt của cuộc sống, người giáo viên Ngữ văn càng có điều kiện nâng cao tầm văn hoá của mình cả về độ dày, bề rộng lẫn chiều sâu để nâng cao chất lượng dạy học.

Sản phẩm của hoạt động dạy học nói chung, DHV nói riêng là con người với tổng hoà các mối quan hệ của xã hội. Do đó, tầm nhìn của người giáo viên Ngữ văn không thể chỉ bó gọn trong khuôn khổ hạn hẹp của một chuyên môn mà mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác của nền văn hoá, văn minh nhân loại. Học hỏi, nghiên cứu, nâng cao năng lực, trình độ và tầm nhìn văn hoá của mình để đổi mới bản thân là mong muốn của Phạm Văn Đồng với tất cả mọi người trong xã hội. Ông từng viết: “Đổi mới

là một tất yếu của cuộc sống, là một quy luật với những diễn biến mà cuộc đời chưa lường hết được. Mọi người và cộng đồng dân téc Việt Nam ta hãy vũ trang cho mình nhận thức và ý thức về văn hoá và đổi mới, văn hoá là đổi mới, đổi mới là văn hoá, từ đó có phong cách và hành động tương ứng nhằm góp phần xứng đáng của mình đối với tình hình và công việc”[40].

Từ suy nghĩ và quan niệm của ông về vấn đề văn hoá với sự phát triển của con người nói chung đã đặt ra vấn đề cái nhìn văn hoá của người giáo viên Ngữ văn về giáo dục nói chung, vấn đề DHV nói riêng. Đó là cái nhìn mở. Người giáo viên nhìn giáo dục trong nhiều mối quan hệ khác nhau như: quan hệ với khoa học, với con người; với cuộc đời, xã hội; lịch sử, kinh tế, chính trị; quá khứ, hiện tại và tương lai…để mở rộng tầm nhìn văn hoá của mình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Nói về bản chất của hoạt động DHV, Phạm Văn Đồng cho rằng, dạy văn là dạy ngôn ngữ và văn học đồng thời dạy nhiều mặt khác nữa. Chính điều đó đã định hướng cho những suy nghĩ và hành động của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông thế kỷ XXI.

Làm thế nào để nâng cao hơn nữa tầm văn hoá của người giáo viên Ngữ văn hiện nay khi nhân loại ngày càng tiến bộ và đòi hỏi của xã hội về họ cũng ngày một cao hơn? Câu hỏi đó luôn đặt ra đối với những người giáo viên Ngữ văn thực sự có bản lĩnh, trách nhiệm và tâm huyết với nghề.

Tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao tầm văn hoá của mình để luôn là một tấm gương sáng cho học trò là một điều mà mỗi người giáo viên luôn coi trọng. Nô- Vi - Cốp từng cho rằng, không có gì tác động lên tâm hồn con trẻ bằng quyền lực của sự làm gương. Còn giữa muôn vàn tấm gương không có tấm gương nào gây Ên tượng sâu sắc, bền chặt bằng tấm gương ông bà, cha mẹ và thầy giáo.

Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, có một “điều đặc biệt vinh dự” cho ngành giáo dục của nước ta là nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Chủ tịch Hồ Chí

Minh, các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... cũng đã là những người thầy giáo mẫu mực từ nhà trường đến với cách mạng. Đấy là những chân lý, nguyên mẫu có thật để người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và người giáo viên nói chung luôn soi mình trên con đường tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người giáo viên nhân dân.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 142 - 145)