Về năng lực sáng tạo nghệ thuật của người giáo viên Ngữ văn

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 158 - 161)

Năng lực sáng tạo nghệ thuật nói chung là khả năng sáng tạo ra cái mới, cái trước đó chưa có. Năng lực này ở người giáo viên Ngữ văn là năng lực sáng tạo ra những văn bản phục vụ cho hoạt động giảng dạy văn học mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, ngôn ngữ và cách thức trình bày những hiểu biết của mình thành một văn bản theo một kiểu nào đó. Nó rất gần gũi với năng lực sản sinh văn bản.

Chẳng hạn, trước một văn bản với những yêu cầu cụ thể, người giáo viên văn có thể triển khai theo nhiều hướng, với nhiều cách nghị luận khác nhau: chứng minh, giải thích, bình luận… và với nhiều phong cách khác nhau: phong cách hành chính, phong cách sinh hoạt, phong cách báo chí, phong cách khoa học…Năng lực này tạo điều kiện rất thuận lợi cho người

giáo viên văn học. Nã giúp cho giáo viên có khả năng luôn luôn sáng tạo ra những điểm mới mẻ và sinh động trong nội dung các giê dạy học, làm tăng tính hấp dẫn của môn học, nuôi dưỡng và duy trì tình yêu, lòng đam mê văn học của các em. Mặt lợi thế của những giáo viên văn có điểm mạnh về năng lực này rất dễ nhận thấy trong các tiết học về cách sử dụng từ ngữ, câu cú, cách tạo lập văn bản, cách viết đoạn văn… Trong nội dung dạy học về Làm văn hay Tiếng Việt, để minh hoạ hoặc tường minh một nội dung nào đó, giáo viên phải dùng nhiều các ví dụ khác nhau. Nếu có năng lực sáng tạo nghệ thuật thì giáo viên rất dễ dàng sáng tạo được những văn bản có nội dung và hình thức phù hợp cần có (phù hợp về trình độ, tâm lý, tâm trạng… của những đối tượng học sinh cụ thể khác nhau trong những hoàn cảnh, điÒu kiện nhất định) để phục vụ cho việc giảng dạy của mình mà không phải lệ thuộc hoàn toàn vào những ví dụ, văn bản sẵn có.

Năng lực sáng tạo nghệ thuật này không đồng nhất với năng lực sáng tạo nghệ thuật trong sáng tác văn chương. Người giáo viên Ngữ văn không bắt buộc phải là nhà văn, nhà thơ nhưng đã là người giáo viên Ngữ văn thì nhất thiết, bắt buộc phải có năng lực sáng tạo nghệ thuật như đã trình bày ở trên bởi nó gắn với một trong những hoạt động DHV trong nhà trường cũng như nói lên được tính chất nghề nghiệp sư phạm đặc trưng của họ. Năng lực sáng tạo nghệ thuật ở người giáo viên cũng có những nét tương đồng với năng lực sáng tác văn chương ở người nghệ sĩ. Do vậy, nếu người giáo viên Ngữ văn lại có được cả hai năng lực sáng tạo nghệ thuật này thì đó là một điều hết sức thó vị và quý báu.

Tiểu kiết:

Hiện nay, “ở nước ta, việc nghiên cứu nghề nghiệp của người giáo viên nói chung, của giáo viên văn học nói riêng còn mới ở những bước ban đầu” [120, tr11] nên việc xác định vị trí, vai trò, những lao động đặc thù của

người thầy vẫn đang còn là những vấn đề nghiên cứu mở. Những phát biểu, suy nghĩ của Phạm Văn Đồng về người thầy giáo nói chung và người thầy dạy văn nói riêng thực sự là những gợi ý bổ Ých cho việc xây dựng hình mẫu người giáo viên nói chung và người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, góp phần “phác vẽ thật chuẩn xác chân dung của người giáo viên văn học trong tập thể gia đình sư phạm”[120, tr11].

Quan niệm DHV mới coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và đề cao vai trò của giáo viên trong việc định hướng, tổ chức, hướng dẫn thực hiện hoạt động học tập của học sinh.

Tư tưởng dạy học văn của Phạm Văn Đồng đã gợi nhiều suy nghĩ cho người giáo viên Ngữ văn về vị trí vai trò và những lao động đặc thù của họ. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông có được nâng lên hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực, sự nhận thức về nghề nghiệp của đội ngò giáo viên này. Do đó, việc luôn bồi dưỡng, trau dồi bản thân, nâng cao trình độ nghề nghiệp để thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước cũng chính là một trong những sự vận dụng, thực thi tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng vào hoạt động DHV ở nhà trường.

Kết luận

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 158 - 161)