0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Dạy Văn “đồng thời có thể dạy cho học sinh về các mặt khác”[27, tr.222]

Một phần của tài liệu PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 118 -126 )

khác”[27, tr.222]

Tìm hiểu quan niệm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV để càng thấy tầm nhìn sâu rộng của ông về chiến lược phát triển giáo dục – “chiến lược con người”. Trong chiến lược Êy, ông đặc biệt lưu ý đến vấn đề “chất lượng con người”. Trong quan niệm của ông, giáo dục phải là sự kết hợp giữa đức dục với trí dục để tạo ra sản phẩm là con người hoàn thiện.

Trong một phát biểu về lĩnh vực giáo dục phổ thông, vấn đề này được ông nêu rõ: Chóng ta hãy đi sâu thêm vào các mặt của công tác giáo dục (…) xem chóng ta thể hiện sự đồng nhất giữa đức dục và trí dục như thế nào”. Tránh việc “tách rời hai mặt đó một cách máy móc”[27, tr122]. Tư tưởng này đã được thể hiện một cách nhất quán trong quan niệm của ông về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông. Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, dạy văn không chỉ dạy kiến thức về văn mà “đồng thời có thể dạy cho học sinh về các mặt khác”[27, tr.222] như việc “rèn luyện tính tình, tư cách, đạo đức của con em chóng ta”[27, tr222] hay việc “dạy bao nhiêu cái hay, cái đẹp khác nữa ở trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống…”[27, tr222] (điều này đã được nói đến ở mục 2, chương hai). Tư tưởng DHV như thế luôn gieo vào lòng những người làm công tác giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường những suy nghĩ để thực hiện tốt hoạt động tích hợp, liên môn giữa môn văn với các môn học khác nhằm đáp ứng mục đích, chức năng nhiệm vụ của hoạt động DHV trong nhà trường.

Biết bao nhiêu yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống về một con người chuẩn mực là bấy nhiêu nội dung người giáo viên ngữ văn có thể thông qua bài dạy của mình mà bồi dưỡng uốn nắn cho học sinh của mình. Đó chính là những hoạt động đặc thù nghề nghiệp của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường. Học sinh được học kiến thức về văn trong giê DHV lại đồng thời được đáp ứng nhu cầu học hỏi, hiểu biết nhiều mặt khác nữa của cuộc sống là

điều thó vị, hấp dẫn mà môn văn luôn có lợi thế rất lớn. DHV là một quá trình rèn luyện toàn diện. DHV là tạo cơ hội để học sinh được học cách làm người nhiều hơn. Đó là bản chất, là đặc trưng và cũng là sự độc đáo, thó vị mà người giáo viên Ngữ văn luôn có được trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Đối với mỗi người, tư tưởng là mét vấn đề rất quan trọng. Tư tưởng có quan hệ mật thiết với giáo dục. Điều này đã được Phạm Văn Đồng nhiều lần đề cập. Ông thường xuyên nói: “nói đến tầm quan trọng của tư tưởng là nói đến tầm quan trọng của giáo dục. Giáo dục là một ngành liên quan mật thiết đến việc xây dựng tư tưởng, vì giáo dục chuyên lo đào tạo thế hệ mới, đào tạo những con người sống trong xã hội ngày mai”[27, tr25].

Trong những nội dung dạy học, ông rất chú ý tới bài học giáo dục về động cơ, ý thức học tập cho các em. Ông thường đề nghị, nhà trường phổ thông phải tuyên truyền giáo dục để học sinh có nhận thức đúng đắn về mục tiêu học tập của mình. Học tập đối với mỗi người không phải là để “kiếm mảnh bằng đại học, mà học tập là thường xuyên, là suốt đời”[44, tr43]. Đây cũng là một trong những nội dung dạy học mà môn Ngữ văn trong nhà trường phải đảm nhiệm. Ông mong muốn, các thầy, cô giáo trong nhà trường “phải thông qua việc dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, … để hướng dẫn học sinh biết cách lao động trí óc. Từ đó làm cho học sinh ngay từ ở trường học đã có một ý chí, có một lòng ham muốn, có một phương pháp tiếp tục học tập, học tập suốt đời [33, tr2]. Mong muốn nh vậy bởi ông luôn nhận thức rằng, “kiến thức của loài người là không bờ bến, điều mình cần học hỏi là không bờ bến, lòng mong mỏi học hỏi, lòng mong muốn hiểu biết của con người là không bờ bến!” [33, tr2]. Vậy nên, trong hoạt động dạy học nói chung, dạy học văn nói riêng, người dạy phải đặc biệt chú ý vấn đề này.

Trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông, mọi vấn đề liên quan đến việc giáo dục ý thức, đạo đức, nhân cách…cho học sinh, người giáo viên đều có thể lồng ghép vào trong bài giảng của mình. Chẳng hạn, về hy vọng, niềm tin vào cuộc sống, dù trước mắt còn nhiều trở ngại, khó khăn, tác phẩm “Mùa lạc” của Nguyễn Khải có đoạn viết: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới Êy”.

Về tình đồng đội, trong bài “Đồng chí”, Chính Hữu viết:

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Rét run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá. Miệng cười buốt giá, chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...

Về lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ tổ quốc, Trần Quốc Tuấn viết: “Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gãi trong da ngựa, ta cũng nguyện xin làm.”

Văn học có chức năng giáo dục và nhân đạo hoá con người rất lớn. Những bài học như trên về lẽ sống, về tư tưởng là những bài học vô cùng quý báu và thuyết phục mà môn văn có rất nhiều lợi thế để phát huy tác dụng giáo dục và cảm hoá của mình.

Trong mỗi con người, cái tốt và cái xấu là hai mặt luôn song song tồn tại. Phạm Văn Đồng cho rằng, DHV là một quá trình rèn luyện toàn diện cần chú trọng đến việc “rèn luyện tính tình tư cách đạo đức cho con em chóng ta”. Đó là điều mà ông luôn mong muốn và kỳ vọng ở đội ngò anh chị em giáo viên làm công tác giảng dạy văn học.

Lứa tuổi học sinh phổ thông là lứa tuổi các em đang phát triển cả về thể chất và nhân cách. Việc tự mình phân biệt được những cáI đúng, sai, xấu tốt còn hạn chế. Do đó, dạy học Văn để “giáo dục đạo đức cho học sinh” là

một trong những nhiệm vụ, trách nhiệm và đặc thù của bộ môn này. Văn học có khả năng tác động rất lớn đến con người làm cho họ có thể cải biến về mọi mặt. Nếu chúng ta khéo dùng những tác phẩm văn học trong hoạt động giảng dạy của mình thì kết quả thu được sẽ tạo ra nhiều những bất ngờ theo mong muốn.

Văn học không phải đạo đức học nhưng những nội dung đề cập đến của nó lại mang tính đạo đức rất lớn. Không nêu lên những khái niệm như thế nào là tự lập, trung thực, kiên trì, chủ quan, tham lam, độc ác…nhưng văn học có khả năng giúp các em nhìn ra rất rõ và phân biệt được chúng không khó khăn gì. Chẳng hạn, truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, với cách xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập, Khoai đại diện cho những gì là kiên trì, chịu khó, trung thực, thật thà và lão nhà giàu điển hình cho thãi lật lọng, tham lam, Ých kỷ, tác giả dân gian đã nêu lên một bài học đạo đức về cách làm người hết sức nhẹ nhàng mà thấm thía: ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo. Truyện ngụ ngôn về những bộ phận của cơ thể như: tai, mắt, mòi, miệng lại phê phán tính hẹp hòi, nông cạn, thiển cận của con người bằng một cốt truyện có nội dung hết sức gần gũi với những sinh hoạt của con người như mối quan hệ giữa những hoạt động ăn uống, đi lại, nhìn, nghe đối với sự sống của mỗi người.

Một ví khác. Học sinh không thể thờ ơ trước số phận rất bấp bênh, trôi nổi và bế tắc của con người trong xã hội cũ khi các em thực sự cảm và hiểu được hình tượng nhân vật trong văn học giai đoạn 1930- 1945 cũng như không thể không xúc động trước những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa của người xưa qua những bài ca dao trong văn học dân gian…và không thể không có những “xúc động thẩm mỹ” khi các em được học “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ Tịch… Ở các môn học khác, người giáo viên cũng có thể tích hợp được những nội dung như trên nhưng là rất khó tránh khỏi sự khiên cưỡng, áp đặt và gò Ðp. Thiết nghĩ, đó là cách “giáo dục

đạo đức” tốt nhất mà Phạm Văn Đồng muốn nói tới trong hoạt động dạy học văn trong nhà trường của ta.

Luôn coi trọng và mong muốn thế hệ trẻ Việt Nam phải là những người trung thực, biết độc lập suy nghĩ và hành động sáng tạo, trong hoạt động DHV, ông luôn đề nghị các thầy cô giáo phải dạy các em biết suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, muốn viết và khi nói, khi viết phải diễn tả trung thực ý của mình sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay. Muốn vậy, ông gợi ý các giáo viên văn phải dạy các em từ cách tìm ý, chọn ý, trình bày bài văn…nghĩa là phải chú trọng rèn kỹ năng nói, viết của học sinh, những yêu cầu thiết thực của con người trong thời đại mới.

Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn mới, chúng ta đã chú trọng hơn vấn đề dạy học sinh làm văn. Nội dung tích hợp của bộ phận làm văn trong chương trình đã tăng lên đáng kể. Điều đó càng cho thấy những gợi ý mà Phạm Văn Đồng đã gợi ra cho chóng ta từ thế kỷ trước là đúng hướng.

Cách DHV theo hướng tích hợp hiện nay là điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên Ngữ văn giảng dạy theo tư tưởng mà Phạm Văn Đồng đề xuất để vừa dạy kiến thức về Văn đồng thời có thể kết hợp “rèn luyện cho học sinh nhiều mặt”. Đặt vấn đề dạy suy nghĩ, sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động dạy học Làm văn trong nhà trường phổ thông, ông đề nghị giáo viên phải chú trọng tới việc ra đề bài làm văn sao cho học sinh có thể bộc lé được con người của các em về mọi mặt, tri thức, tâm hồn, tư duy, sáng tạo một cách rõ nhất. Ông luôn khuyên những thầy cô giáo dạy văn trong nhà trường “nên tránh ra những đầu đề đưa đến cách làm văn “sáo”[28, tr46].

Ra đề bài để học sinh có thể làm văn “sáo” là kiểu ra đề cho học sinh dễ sao chép kiến thức hoặc“bắt chước” hay nói lại những điều thầy cho ghi trong vở, không có sự sáng tạo riêng của bản thân người học. Trái với cách ra đề kiểu như trên, Phạm Văn Đồng cho rằng, đề bài làm văn phải là một

tình huống có vấn đề “buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi trong ký ức của mình, kinh nghiệm của mình, đời sống của mình, những gì đáng nói và tìm cách diễn tả tốt nhất”[28, tr46-47]. Ông quan niệm, cách ra đề như thế mới là cách để học sinh phát huy được sức làm việc và sáng tạo của bộ óc.

Theo một lôgic thông thường của quan hệ nguyên nhân - hệ quả thì “thi như thế nào thì học trò sẽ học như thế Êy” [141, tr23]. Vì vậy, việc ra đề để phát huy trí thông minh, tài sáng tạo và đánh giá đúng thực chất học tập của học sinh, ngăn chặn sự gian dối trong thi cử (hiện đang là căn bệnh “nan y” của ngành giáo dục) là một yếu tè đặc biệt quan trọng góp phần quyết định việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng hiện nay.

Thực tế, trong nhà trường phổ thông nhiều năm qua “vẫn tồn tại một kiểu ra đề … gần như sẵn có, …quen thuộc đến nỗi, ở nhiều kỳ thi,… thầy trò gần như tập trung vào việc khoanh lại nhằm giải và học thuộc theo mấy đề! Các dạng đề tổng hợp, xâu chuỗi, (… )nêu cảm nhận riêng (…) ngày càng trở nên hiếm thấy”[190, tr113]. Có giáo viên, “coi việc ra đề gần như một việc tầm thường, nhẹ nhàng, đơn giản tựa lấy đồ trong túi” [189,tr82]. Hiện nay, cách ra đề bài thi theo hướng trắc nghiệm đang được xã hội, nhà trường ủng hộ và đánh giá cao. Điều đó càng chứng minh cho quan niệm của Phạm Văn Đồng về việc đổi mới phương thức ra đề bài làm văn cho học sinh là vô cùng cần thiết.

Trong không khí đổi mới cách DHV hiện nay, việc đổi mới cách ra đề bài, cách đánh giá kết quả học tập môn văn của học sinh cũng là một trong những yếu tố góp phần tích cực rất lớn vào bản chất của hoạt động đổi mới phương pháp DHV. Những đề văn gây “xôn xao dư luận” kiểu như đề văn của một cô giáo trẻ - Nguyễn Bích Thảo là mét trong những ví dụ về cách ra đề không “đưa đến cách làm văn sáo” mà Phạm Văn Đồng muốn nói. (Đề bài: “Một bài học sâu sắc mà cuộc sống đã ban tặng cho em”). Đổi mới cách ra đề nh trên đã đưa đến sự sáng tạo trong cách làm văn của học sinh. Bài

viết của em Hà Minh Ngọc líp 10 chuyên văn, khối học sinh THPT - Trường ĐHSP Hà Nội còng là một minh chứng.

Song song với những việc làm nhằm rèn luyện trí thông minh, tài sáng tạo của học sinh như trên, đặc thù của công việc dạy học Làm văn nói riêng và dạy học văn nói chung còn luôn nhắc nhở giáo viên phải lưu ý đặc biệt tới việc thường xuyên kiểm tra hoạt động học tập của học sinh. Chấm bài làm văn cho các em là một việc cụ thể. Phạm Văn Đồng quan niệm, DHV thì phải rất coi trọng việc chấm bài” của học sinh bởi, “bằng việc chấm bài mà biết học sinh có suy nghĩ không, suy nghĩ những gì, và diễn tả ý nghĩ như thế nào” [28, tr46].

Bài viết văn của học sinh nói lên rất nhiều điều bổ Ých. Về phía giáo viên, bài viết văn của các em là cái để ông thầy có thể “nhìn thấy” và kiểm nghiệm được phương pháp, biện pháp cũng như những nội dung giảng dạy của mình để có những điều chỉnh, định hướng phù hợp, kịp thời. Về phía học sinh, bài viết văn chính là sản phẩm tinh thần của cá nhân các em, là cơ sở để mỗi người có thể nhận thấy rõ ràng và chính xác nhất năng lực văn học của mình qua những nhận xét đánh giá của giáo viên. Do đó, việc chấm bài làm văn cho học sinh là một việc đặc biệt quan trọng đòi hỏi một trách nhiệm, lòng nhiệt tình cũng như khả năng giảng dạy văn học nhất định của mỗi người giáo viên. Những lời nhận xét của ông thầy trong bài làm văn của học sinh dù là những lời động viên, khen ngợi hay phê bình thì đó cũng là sự mách bảo rất kịp thời và thiết thực cho các em trong việc học môn Ngữ văn. Từ những lời phê đó, học trò sẽ nhìn thấy rõ hơn khả năng, năng lực văn học của mình để có hướng bồi dưỡng, khắc phục kịp thời.

Việc làm trên ở nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Hầu hết giáo viên Ýt có thời gian đọc và sửa lỗi trong bài làm của học sinh. Điều đáng nói nhất là việc ghi nhận xét của giáo viên trong bài làm của các em. Theo một phản ánh thực tế hiện nay thì, việc “chấm bài, phê

bài” của nhiều giáo viên “còn dễ dãi, chưa cẩn thận, chưa cụ thể. Hầu nh giáo viên đều phê rất chung chung,… Nhiều lời phê, nhận xét bên lề bài viết không giúp học sinh thấy được cụ thể lỗi sai của mình. Các em không rõ lÝ do tại sao, vì lẽ gì mà đoạn văn, câu văn của mình bị phê là “lủng củng”, “câu què”, “tối nghĩa”, “chung chung” [189, tr83]. Vì vậy, luận điểm trên của Phạm Văn Đồng rất đáng để chúng ta nhìn nhận lại việc dạy học Làm văn ở nhà trường phổ thông nói chung và việc chấm bài của giáo viên nói riêng để môn Văn thực sự là “một môn công cụ” để các em có thể học tốt các môn học khác. Hoạt động đặc thù của người giáo viên văn mà ông đề

Một phần của tài liệu PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 118 -126 )

×