“một vũ khí vô song” để thực hiện hoạt động giáo dục
Làm giáo dục là thực hiện một sứ mệnh thiêng liêng, cao quý. Làm giáo dục là thực hiện chiến lược về con người. Bác Hồ từng căn dặn: “Vì lợi Ých mười năm thì phải trồng cây, vì lợi Ých trăm năm thì phải trồng người”. Nhà hiền triết Ên Độ nói: Giáo dục được một người đàn ông tốt ta được một con người tốt, giáo dục được một người phụ nữ tốt ta được một gia đình tốt, đào tạo được một thầy giáo giỏi, ta được bao thế hệ học sinh ngoan, giỏi của đất nước”. Ca ngợi sự cao quý của nghề dạy học, Phạm Văn Đồng phát biểu: “Nghề dạy học là một nghề cao qúy vào bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội xã hội chủ nghĩa, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo ( …)vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”[19, tr55- 56]. Đối với người giáo viên Ngữ văn, ngoài những vinh dự, tự hào vốn có của một người thầy nói chung, chóng ta còn có một hạnh
phóc, niềm kiêu hãnh và cũng là trách nhiệm vô cùng lớn lao đó là việc trực tiếp dạy học sinh cách làm người.
Vị thế của người thầy trong vai trò là nhà giáo dục được Phạm Văn Đồng cho là một “sứ mệnh thiêng liêng, sứ mệnh vĩ đại” bởi họ là những người chuyên lo “đào tạo thế hệ trẻ cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Thực hiện chức năng Êy, “không ai thay được ông thầy”[24, tr4].
Trong hoạt động dạy học văn, không ai có thể phủ nhận rằng, hơn bất cứ một môn khoa học nào khác, văn học có khả năng đi sâu vào nội tâm con người một cách tự nhiên và dễ dàng bởi tính hấp dẫn và đặc trưng của nã. Xây dựng hình tượng, phản ánh đời sống bằng chất liệu ngôn từ, văn học có chức năng nhận thức và ảnh hưởng hết sức to lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách con người ở bất cứ lứa tuổi nào. Lấy đối tượng dạy học là một môn khoa học như thế, môn văn trong nhà trường có ưu thế giáo dục rất lớn. Nó không những có thể giúp con người xây dựng những tư tưởng đúng, những tình cảm đẹp làm cơ sở vững chắc cho việc hình thành những thị hiếu tốt, hướng tới một lý tưởng trong sáng, lành mạnh, một lẽ sống cao đẹp mà còn có khả năng giúp con người điều chỉnh, uốn nắn những hành vi, suy nghĩ chưa đúng hướng của mình để phù hợp với những chuẩn mực của văn hoá.
Nhận thức sâu sắc được bản chất của vấn đề trên, Phạm Văn Đồng đã có những kiến giải khá thuyết phục về sức mạnh của văn học trong việc tác động đến nhận thức của con người (mục 2 chương một). Kiên định với quan điểm coi “giáo dục trước hết là rèn người”, “dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”, Phạm Văn Đồng cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất của việc DHV trong nhà trường phổ thông là DHV để học sinh thấy rõ được “con người của mình” để “cải tạo nó”; DHV trong nhà trường phổ thông nên “tận dụng giê giảng văn, giê làm văn để giáo dục đạo đức” cho học sinh… [28, tr47]. Những luận điểm Êy luôn nhắc nhớ cho
người giáo viên về vấn đề kiến tạo tâm hồn cho thế hệ trẻ thông qua hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông.
Theo ông, thực hiện sứ mệnh này, người giáo viên Ngữ văn có một lợi thế đặc biệt là có trong tay một “vũ khí vô song”, một công cụ giáo dục có khả năng đi sâu vào trí tuệ, tình cảm, tâm hồn con người một cách diệu kỳ nhất đó là những tác phẩm văn chương. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga Secnưsepxki từng cho rằng, nhà thơ là người hướng dẫn người khác, làm cho họ hiểu cuộc sống một cách đúng đắn và có những tình cảm cao thượng. Đọc tác phẩm của nhà thơ ta sẽ biết yêu thương những gì đẹp đẽ, sẽ biết ghét những gì hèn kém xấu xa. Đọc tác phẩm của các nhà thơ chúng ta suy nghĩ và hành động một cách tốt hơn, cao thượng hơn. Đó có thể coi là một minh chứng cho sự tác động và chức năng giáo dục của văn chương đối với con người.
Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, văn học nghệ thuật có khả năng làm công tác tư tưởng tốt nhất bởi “nó rộng rãi nhất, sâu sắc và bền bỉ nhất, dễ đi sâu vào tình cảm, ảnh hưởng sâu sắc vào tư tưởng, tâm hồn con người (...) nã cải tạo toàn diện con người” từ “tư tưởng, tình cảm, phong cách (...) đến phong tục tập quán” [40, tr276].
Giáo dục là một lĩnh vực liên quan trực tiếp và mật thiết đến vấn đề tư tưởng của con người. Nói tới giáo dục là nói đến tư tưởng. Người giáo viên văn trong nhà trường là người trực tiếp giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Thực hiện nhiệm vụ này, nói như Phạm Văn Đồng, người giáo viên Ngữ văn có trong tay “một phương tiện tốt hơn ai hết” để làm công tác tư tưởng.
Thực tế đã chứng minh văn học có sức hấp dẫn và lôi cuốn một cách “kỳ lạ”. Một người thầy dạy văn từng tâm sự: “Ra trường, tôi đi dạy tiểu học(cấp I). Hồi Êy chưa hết thời “vui vẻ trẻ trung”! Mọi thứ ăn chơi cho mét thanh niên mới vào đời bày ra trước mắt. Nhờ lòng ham mê văn học, tôi
không vướng bất cứ một thãi ăn chơi nào. Vùng tôi dậy học, con gái có tiếng là xinh và “mới” đã nhiều lần trêu trọc tôi, và cuối cùng gọi tôi là “mọt sách”. Tôi vui lòng với cái tên Êy”[156, tr25].
Như vậy, người giáo viên văn là người đặc biệt vinh dự và hạnh phóc vì được làm chủ phương tiện giáo dục đặc biệt là những tác phẩm văn chương mét cách thường xuyên và rộng rãi mà không phải bất cứ đồng nghiệp nào cũng có được. Trong các tác phẩm văn chương, những nội dung giáo dục tri thức, tư tưởng, đạo đức được diễn tả bằng những hình tượng văn học lôi cuốn, những hình thức biểu hiện hấp dẫn là một ưu thế số một của môn văn để thực hiện tốt hoạt động giáo dục. Bất cứ nội dung nào trong giê học các em cũng được tìm thấy những kiến thức, những bài học làm người bổ Ých, thiết thực một cách nhẹ nhàng mà thấm thía.
Thử làm một phép so sánh. Cùng nói về khái niệm “Đất nước”, ở lĩnh vực địa lý, người ta định nghĩa theo các tiêu chí về diện tích, đường biên, ranh giới, khí hậu… như sau: “Đất nước” là một khái niệm chỉ một vùng địa lý, dân cư với các cộng đồng người có nguồn gốc, truyền thống văn hóa, tập quán giống nhau sinh sống, còn văn học lại định nghĩa:
Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
(trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm).
Làm cho các em hiểu đất nước là những gì rất cụ thể, gần gũi, thân thuộc với mỗi người, một đoạn thơ như thế quả là một nội dung dạy học hấp dẫn, thó vị, là ưu thế số một trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước rất nhẹ nhàng, tự nhiên, thấm thía mà chỉ môn Ngữ văn mới có được.
Sau mỗi giê học thành công, các em được lớn lên và hoàn thiện hơn về nhiều mặt. Cái “vũ khí vô song” trong tay giáo viên văn vì thế mà phát
huy được tác dụng tối đa của nó. Về điểm này, có một nhà khoa học đã nhận xét rất đúng đắn rằng: “Thực hiện việc giáo dục bằng nghệ thuật ngôn từ, tức là bằng văn chương, sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn bất kì cách giáo dục cưỡng bức nào” [146, tr19]. Chính tính rộng rãi, phổ quát và những đặc trưng, chức năng vốn có của văn học nghệ thuật đã khiến nó trở thành một phương tiện giáo dục tư tưởng, đạo đức, lẽ sống một cách hữu hiệu nhất cho con người mà thực tế đã chứng minh.
Sự thực, có những người thầy dạy văn đã sử dụng rất hiệu quả thứ vũ khí vô song này. Phạm Hổ đã từng viết chân tình và xúc động về một người thầy dạy văn của mình: “…Tôi nhớ ngày xưa tôi có học thầy Mùi. Thầy dạy hay lắm. Vì thầy rất yêu và hiểu rất sâu những bài thầy dạy. Thầy dạy hay đến mức chúng tôi cảm thấy như mê thầy. Tôi sống với biển Quy Nhơn từ lúc bé. Vậy mà tôi có hiểu gì về biển đâu. Biển chỉ là nơi chúng tôi ra tắm, đá bóng, hoặc mang chiếu ra ngủ. Nhưng đến khi được nghe thầy Mùi giảng bài “Đêm đại dương” của V. Huygô thì tôi mới hiểu là biển không chỉ như vậy. Lần đầu tiên tôi nghe tiếng sóng đêm vỗ và thấy đúng là trong đó có tiếng người vợ, người con, người mẹ đang than thở, nhớ tiếc những người chồng, người cha, người con ra đi trên mặt biển rồi không bao giê trở về nữa. Lần đầu tiên, nhìn về nơi chân trời mặt biển, tôi mới hiểu đấy không chỉ là ranh giới của trời và nước mà còn là ranh giới giữa cái sống và cái chết, giữa sum họp và chia ly…chúng tôi càng thấm thía đến cái bên trong, cái phía sau của bài thơ…”[166, tr50].
Nếu không có những giê DHV như thế thì “biển”, trong suy nghĩ của nhà thơ mãi vẫn chỉ là nơi để tác giả cùng lũ bạn của mình xuống “tắm, đá bóng, hoặc mang chiếu ra ngủ” mà thôi.
Còn không biết bao nhiêu những điều thó vị khác nữa trong mỗi tác phẩm văn chương trong tay người giáo viên Ngữ văn. Bao nhiêu cái hay, cái đẹp từ văn học là bấy nhiêu điều thó vị bất ngờ có thể đến với mỗi người
học sinh. Cái hạnh phóc bất tận của người giáo viên Ngữ văn là được dùng một thứ công cụ có khả năng tác động kỳ diệu đến suy nghĩ của học sinh mà chính họ có khi không thể tưởng tượng ra hết.
Nhưng bên cạnh cái hạnh phóc đặc biệt Êy, người giáo viên văn còn phải đảm nhiệm một trọng trách quan trọng là kiến tạo tâm hồn cho thế hệ trẻ.
Rèn luyện nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Những ý kiến cho rằng: “Không thể giảm bớt việc dạy học văn trong nhà trường, như thế chỉ có nghĩa làm giảm nhẹ việc giáo dục nhân văn cho học sinh”[92, tr111]; “Dạy văn dạy người”; “Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp”; “Dạy văn không phải chỉ có nhiệm vô giúp học sinh thu nhận, chiếm lĩnh được những tri thức và giá trị đích thực của văn học mà còn giải tỏa được chức năng và tác động phong phú đa dạng của môn Văn”… [68, tr61] đã nói lên ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh qua hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông.
Giê DHV không đơn thuần là dạy kiến thức về Văn mà còn là giê dạy học làm người. Phạm Văn Đồng từng nói: “mỗi em học sinh như một tờ giấy trắng. Nếu chúng ta biết dạy thì không có lẽ gì chúng ta không đào tạo được theo ý muốn của chúng ta”,“trường tốt, thầy giáo, cô giáo tốt sẽ đào tạo nên những người xứng đáng cho đất nước [22, tr4,6]. Quan niệm như vậy, Phạm Văn Đồng luôn mong muốn những thầy cô giáo dạy văn phải thông qua bài dạy của mình để thực hiện việc rèn luyện toàn diện cho học sinh để làm nên những tâm hồn, nhân cách đẹp đẽ. DHV với chức năng kiến tạo tâm hồn cho thế hệ trẻ là dạy học sinh biết phân biệt đúng, sai, xấu, tốt, sang hèn, vinh nhục..., biết đứng về lẽ phải, về chính nghĩa mà chống lại phi nghĩa. Tất cả những cái đó không phải ngay từ khi sinh ra con người đã biết. Trong tập “Nhật ký trong tù”, Bác Hồ từng viết:
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên
Sống trong xã hội, con người chịu sự tác động nhiều chiều, nhiều phía của nó, nếu không có sự định hướng, uốn nắn thì rất dễ lệch lạc trong nhận thức. Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, học sinh đã được học những bài văn, bài thơ có khi chỉ có vài ba câu nhưng mang nội dung giáo dục sâu sắc. Những câu đồng dao về đức tính chăm chỉ, ngoan ngoãn của con cái với cha mẹ như bài “Cái Bống”, những mẩu truyện giáo dục lòng nhân ái cho học sinh - “Không nên phá tổ chim”, những truyện ca ngợi đức tính chịu khó, kiên trì và phê phán thãi kinh đời, tự phụ như truyện “Rùa và Thá”, những bài thơ xúc động về sự gắn bó tình cảm giữa thầy trò, trường líp - “Gửi lời chào líp một”.. …. hay những bài học dạy các em tính thông minh, mưu trí - “Con quạ thông minh” (trong chương trình líp một hiện hành),…không ai khác, chính thầy cô giáo là những người đầu tiên làm cho các em hiểu cái đúng, cái hay, cái đẹp của những bài học Êy. Sống trong môi trường lành mạnh, chuẩn mực của giáo dục, tâm hồn các em - “những tờ giấy trắng” (nói nh Phạm Văn Đồng) sẽ được bồi đắp dần bởi những tri thức và những giá trị nhân văn cao đẹp.
Có hạnh phóc, niềm vui nào bằng niềm vui của những người được chứng kiến sự hoàn thiện, trưởng thành về nhân cách, phẩm hạnh của những thế hệ học sinh do chính mình kèm cặp, dạy dỗ. Cái vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn lao của người giáo viên văn chính là ở chỗ họ là những người kiến tạo nên tâm hồn biết bao thế hệ trẻ cho đất nước.
Người giáo viên Ngữ văn là người có trong tay một phương tiện giáo dục là những tác phẩm văn chương có khả năng tác động rất lớn đến nhận thức, tình cảm của con người. Đây là cơ hội tốt để người thầy thực hiện trọng trách rất vinh dự của họ là xây dựng nên những tâm hồn cao đẹp cho tuổi trẻ. Sự định hình, phát triển “tính tình, tư cách, đạo đức” của học sinh
theo chiều hướng chuẩn mực của văn hóa là một điều hoàn toàn có thể thực hiện được trong hoạt động dạy học này.
Nhân cách, đạo đức con người được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình sống, lao động, học tập và rèn luyện của con người. Đặt vấn đề DHV giúp các em rèn luyện, trau dồi về đạo đức, đòi hỏi người giáo viên Văn phải làm sao khai thác triệt để khả năng tác động to lớn, tuyệt vời của môn Văn đến sự phát triển, nhận thức và tự nhận thức ở học sinh để mỗi giê văn thực sự là một giê mà tâm hồn các em được thấm đẫm những giá trị nhân văn cao đẹp, Êm áp tình đời, tình người. Đặt vấn đề rèn luyện đạo đức, phẩm chất trong dạy học văn như trên là buộc môn văn trong nhà trường phải thực hiện một hoạt động “kép”- vừa phải đáp ứng yêu cầu giáo dục tri thức, vừa phải đáp ứng yêu cầu giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Chính vì vậy, trong định hướng kế hoạch xây dựng chương trình mới cho môn Ngữ văn, một tác giả - Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa THPT đã chỉ rõ: “Học ngữ văn là để trau dồi tình cảm thẩm mĩ ”, “Học ngữ văn phải hướng vào cuộc sống để vận dụng kiến thức và để sống đúng, sống đẹp”[6, tr23].
Văn học trong nhà trường là một mảnh đất tốt lành nhất giúp học sinh có thể trau dồi, rèn luyện và phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của mình. Được học văn trong nhà trường phổ thông là học sinh được tiếp xúc có chọn lọc và định hướng với “cuốn sách giáo khoa của đời sống”[85, tr15]. Các em được khám phá, thưởng thức và chiếm lĩnh những tác phẩm văn chương là đỉnh cao của những sáng tạo nghệ thuật, được làm quen với những tư tưởng, tình cảm lớn cũng như được đến với những giá trị văn hóa