luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông mà không nghiên cứu những luận điểm của ông về giáo dục. Tìm hiểu quan niệm của Phạm Văn Đồng về vấn đề này sẽ giúp giáo viên có điều kiện hiểu, lý giải tường tận, kỹ càng và sâu sắc hơn quan niệm của ông về việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và trong nhà trường nói chung.
1.2. Một cách nhìn thấu đáo, mới mẻ và sâu sắc của phạm văn đồng về văn học học
1.2. Một cách nhìn thấu đáo, mới mẻ và sâu sắc của phạm văn đồng về văn học học luôn là một lĩnh vực mà ông muốn đem tất cả tâm huyết và khả năng của mình để phục vô. Ông từng phát biểu: nói cho cùng thì “sự nghiệp mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đang làm và sẽ làm, là cống hiến rất to lớn, rất vĩ đại, rất cơ bản vào sự nghiệp văn học, nghệ thuật”[40, tr 269].
Phạm Văn Đồng rất thích đọc sách, nhất là sách lý luận văn học. Không mấy khi có thời gian thư nhàn, rảnh rỗi, con người “đặc biệt này” đã chọn hình thức đọc sách làm cách để mình thư dãn. Sự đam mê Êy có nguồn gốc từ những nhận thức sâu sắc về tầm vóc và ý nghĩa của văn học nghệ thuật đối với đời sống của con người, xã hội, lịch sử dân téc. Có lẽ vì thế, vốn hiểu biết về văn học của ông rất sâu rộng và phong phú. Chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và ảnh hưởng tích cực trong những tác phẩm văn học cũng như quan niệm, sự chỉ đạo của ông về công tác văn học nói riêng và văn hoá, văn nghệ nước nhà nói chung.
Văn học là một bộ môn khoa học lấy con người làm đối tượng trung tâm để phản ánh xã hội, thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người.