viên Ngữ văn
Từng làm nghề dạy học, Phạm Văn Đồng rất thấu hiểu một chân lý được đúc rót trong hoạt động giáo dục: “Đối với các em, thầy giáo, cô giáo là mẫu mực nhất...ảnh hưởng hằng ngày đến các em bằng lời nói, việc làm”[18, tr.80]. Có nhà giáo ưu tó - một chuyên gia về phương pháp dạy học
Ngữ văn cho rằng: “Trong khoa học nhân văn, có một quy luật phổ quát là tác động không phải chỉ do điều được nói ra mà quan trọng là do ai nói điều đó. Quy luật đó phát huy cao độ hiệu lực của nó trong giáo dục thông qua những nhân cách sư phạm đáng tin cậy” [92, tr246]. Nhà sư phạm lớn K.D.Ushinski cũng từng khẳng định: “Chỉ có nhân cách mới có thể tác động đến sự phát triển và quy định của nhân cách chỉ có tính cách mới có thể làm ra tính cách mà thôi”[105, tr23]. Quan điểm về sự tác động, ảnh hưởng giữa người thầy giáo và học trò như trên của Phạm Văn Đồng đã gợi nhiều suy nghĩ cho người giáo viên văn, trước hết là suy nghĩ về vấn đề tri thức.
Không phải chỉ có người giáo viên Ngữ văn mới phải nêu tấm gương về tri thức trước học sinh mà bÊt cứ một thầy cô nào cũng phải là một biểu tượng, một tấm gương về sự hiểu biết, thông thạo về mặt chuyên môn bởi đúng như Phạm Văn Đồng thường đòi hỏi giáo viên phải là người hiểu biết rộng, dùng những hiểu biết rộng để chứng minh cho điều mình giảng dạy. Có như vậy bài giảng mới phong phú, hấp dẫn.
Luôn đề nghị người giáo viên phải “tinh” và “chuyên” là ông đặt ra một yêu cầu rất cao về mặt hiểu biết đối với những người đứng trên bục giảng. Ông từng phát biểu: “Người thầy giáo giỏi phải là tấm gương vừa đỏ vừa chuyên, phải đủ sức dạy cho sinh viên, học sinh những hiểu biết cơ bản, hiện đại và Việt Nam, đủ sức góp phần đắc lực trong ngành mình dạy vào việc đào tạo những người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh và sáng tạo”[19, tr178]. Một cách cụ thể, ông phân tích: “đỏ” nghĩa là yêu nước, yêu nhân dân, hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cộng sản. “Chuyên” nghĩa là tư tưởng, tình cảm lớn, sâu sắc của anh có sức mạnh để anh làm nghề của anh cho tốt, cho giỏi. Vậy nên, người giáo viên phải “đỏ” để mà “chuyên”, chuyên để mà phát huy cái “đỏ”, cái “đỏ” và cái “chuyên” có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau”[22, tr57]. Trong mọi hoàn cảnh ông đều mong muốn người thầy phải có trình độ, có hiểu biết rộng lớn bởi với ông thầy, không
phải là biết cái gì thì nói hết cái đó, mà “biết mười để dạy một”. Vì vậy, “hiểu biết, khám phá, sáng tạo” là những yêu cầu vô cùng quan trọng, cần thiết trong bất cứ lĩnh vực nào chứ không phải chỉ ở lĩnh vực DHV. Đối với mỗi người giáo viên Ngữ văn thì điều đó lại càng quan trọng và cần thiết.
Có nhà nghiên cứu đã cho rằng, trong hoạt động DHV, chỉ cần đọc hơn đồng nghiệp “dăm câu ca dao”, “một vài quyển sách” là bài giảng đã hấp dẫn hơn các bạn đồng nghiệp rất nhiều. Cái điều hiển nhiên Êy mà không phải lúc nào chúng ta cũng dễ làm được.
Quan điểm nêu trên của ông đã gợi nhiều suy nghĩ cho giáo viên văn về vấn đề trau dồi chuyên môn, về tình yêu và lòng đam mê nghề sâu sắc để có thể đảm nhiệm tốt công việc của mình. Người giáo viên Ngữ văn nói riêng giáo viên nói chung của thời nào cũng cần phải nuôi dưỡng trong tâm hồn của mình một tình yêu và lòng đam mê nghề sâu sắc. Văn học tác động đến nhận thức và nhân cách học sinh bằng cả hai con đường, trí tuệ và tình cảm. Do vậy, trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường nói chung, tình yêu và lòng đam mê nghề của người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập môn học này. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, môn văn đang bị coi là một môn học Ýt gây được hứng thó và không có nhiều học sinh quan tâm.
Tình yêu và lòng đam mê nghề nghiệp của người giáo viên Ngữ văn được thể hiện qua sự đam mê nghiên cứu khoa học, lòng ham học hỏi, tính kiên trì và tinh thần vượt khó của người thầy để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, tình yêu, lòng đam mê Êy còn được thể hiện ở cảm giác thích thó và hạnh phóc khi được đem tâm huyết và năng lực của mình trong vai trò là người hướng dẫn, tổ chức quá trình học tập cho các em.
Cã tấm gương đạo đức nào của người thầy thuyết phục và đặc trưng hơn tấm gương về tình yêu chính cái nghề nghiệp chuyên môn của họ. Một trong những Ên tượng đẹp nhất của học sinh về những giê DHV ở nhà trường
có lẽ là Ên tượng về tình yêu, lòng đam mê nghề nghiệp của ông thầy. Đó cũng là một trong những tiêu chí đạo đức nghề nghiệp mà mỗi người giáo viên, nhất là giáo viên Ngữ văn phải ý thức được một cách rõ ràng và nghiêm túc.
Trong giê học tác phẩm văn chương, công cụ chính để người giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục là tác phẩm mà học sinh phải học. Trước một tác phẩm như thế, người giáo viên Ngữ văn phải có nhiệm vụ tìm ra, tìm thấy và cảm nhận một cách nhanh, nhạy, chính xác cái hay, cái đẹp, cái giá trị của tác phẩm để truyền đạt tới học sinh. M.Gorky đã từng cho rằng, tác phẩm của nhà văn chỉ tác động Ýt nhiều tới người đọc khi nào người đọc trông thấy được tất cả những gì mà nhà văn trình bày cho mình. Trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đích thực sáng tạo ra tác phẩm để gửi gắm tâm sự hay mang đến một thông điệp nào đó tới bạn đọc. Đó có thể là những tình cảm trong sáng, cao đẹp, là lẽ sống, là niềm tin, là những quan niệm về cuộc đời, về con người, thế giới, thiên nhiên, thế sự... Chính vì thế, trách nhiệm cũng như yêu cầu và tiêu chí đối với người giáo viên Ngữ văn là phải làm cho học sinh của mình thấy được cái thông điệp, tình cảm thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật mà nhà văn muốn nói.
Trên thực tế, vấn đề cảm và hiểu văn học của người giáo viên Ngữ văn hiện nay vẫn còn là một vấn đề nan giải. Có ý kiến cho rằng, trong hoạt động giảng dạy văn học ở nhà trường hiện nay, “nhiều giáo viên văn chúng ta chưa thực sự hiểu văn là gì” và “vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết là ở đây” [52, tr65]. Đây là một nhận xét đúng! Thực trạng, việc cảm thụ văn học ở giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay đang còn nhiều điều đáng nói. Một phản ánh thực tế khác về năng lực cảm thụ văn học của giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cho biết: “Năng lực cảm thụ văn học của giáo viên cũng còn hạn chế, sáo mòn trong cảm xúc do phụ
thuộc vào các tài liệu, sách tham khảo hoặc hời hợt, nông cạn do chưa nắm vững nội dung nghệ thuật tác phẩm” [190, tr47].
Đổi mới phương pháp DHV ở nhà trường phổ thông đòi hỏi người giáo viên càng phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề bồi dưỡng và phát triển năng lực cảm thụ văn học của chính bản thân người thầy. Một điều dễ nhận thấy là người ta chỉ có thể dạy đúng, dạy hay, dạy nhiệt tình được khi chính bản thân họ có khả năng độc lập cảm thụ và truyền đạt được những kiến thức văn học của mình. Điều đó có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến nhận thức, tâm hồn, nhân cách học sinh.
Trong hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường nói chung thì năng lực cảm thụ văn học ở người giáo viên có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc giúp cho chính họ hiểu đúng và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo cách riêng của mình thì năng lực cảm thụ văn học ở người giáo viên còn có tác động tích cực, bất ngờ đến tinh thần, thái độ, động cơ và hứng thó học tập của các em.
Trước đây, trong một khoảng thời gian khá dài, do chưa nhận thức đúng đắn về vấn đề cảm thụ văn học, trong hoạt động DHV ở nhà trường, chóng ta đã rơi vào tình trạng khá phổ biến là “tách rời nhận thức với tư tưởng cảm xúc hoá, tách rời chất lượng phản ánh với chất lượng biểu hiện của hình tượng tác phẩm trong khi lĩnh hội. Còn trong khâu lĩnh hội tác phẩm lại có khuynh hướng tách rời biệt lập hoặc gạt bỏ khâu tự nhận thức với khâu nhận thức hình tượng. …quá thiên về nhận thức nội dung phản ánh hơn là sự chủ quan hoá nội dung hình tượng”[90, tr196]. Vì thế đã không gắn kết được hoạt động sáng tác văn học với cảm thụ văn học và các quá trình tiếp nhận văn học ở người đọc, gây nên những hậu quả đáng tiếc như: hiện tượng dung tục hoá, xã hội hoá, chính trị hoá văn chương…làm sai lệch, xệch xạc giá trị đích thực của tác phẩm văn chương. Có lẽ, đây cũng là
một trong những nguyên nhân chính để học sinh xa lánh, chán ghét văn chương.
Việc nhìn nhận, đánh giá lại một số hiện tượng văn học giai đoạn 1930-1945 mà điển hình là sự thay đổi thái độ đối với một số tác phẩm văn học lãng mạn trong chương trình Văn – Tiếng Việt cũ(chương trình cải cách SGK bậc PTTH năm 1980) ở nhà trường phổ thông là một sự điển hình cho xu hướng coi trọng sự cảm thụ văn học nói chung, coi trọng bạn đọc học sinh trong nhà trường phổ thông nói riêng trong cơ chế dạy học văn mới.
Ngày nay, lý luận nghiên cứu văn học nói chung, lịch sử nghiên cứu lý luận giảng dạy tác phẩm văn học nói riêng đã khẳng định: “Tác phẩm văn học không chỉ là phương tiện phản ánh mà còn là đối tượng nhận thức thẩm mĩ của bản thân chủ thể”, “người đọc không còn là một khách thể thụ động mà là một chủ thể có ý thức, một chủ thể sáng tạo, một nhân cách tiếp nhận tác phẩm”[90, tr25]. Chính vì vậy, Shekov từng nói rằng: “tôi chờ đợi ở bạn đọc đưa đến những giá trị cho tác phẩm của mình” [90, tr22]. M.Gorky cũng nói đến việc nhà văn làm cho người đọc “có khả năng xây dựng hình tượng”, “có khả năng tưởng tượng, bổ sung” vào những bức tranh, những hình tượng, những bóng dáng, những tính cách mà nhà văn đưa ra”[1,tr41] Đó là những sự đánh giá đúng đắn về vai trò cảm thụ văn học ở người đọc. Người đọc không những là người nhận thức được giá trị của những đứa con tinh thần của nhà văn mà còn phát hiện thêm những giá trị mới cho tác phẩm làm cho nó trở nên đẹp đẽ, đáng yêu và đáng quý trọng hơn.
Có học sinh viết: “Dự các tiết giảng của thầy, chúng tôi quên mất mình đang học các bài văn thơ trong sách mà lại như thấy biểu hiện trước mắt mùa thu cây lá xào xạc tại một công viên tận bên nước Pháp, một chú bé học sinh tay ôm cặp đang bước đi trong màu vàng kỉ niệm hoặc thấy như chính mình được chứng kiến những xung đột nội tâm gay gắt của chàng Rodrigue và nàng Chimène” [106, tr28]. Nếu không thật sự có năng lực cảm
thụ văn học và khả năng sư phạm, hỏi có bao nhiêu trong số những cô giáo, thầy giáo dạy văn của chúng ta có được cái hạnh phóc vô bờ là được nghe nhiều những nhận xét của học sinh về mình như thế? Những Ên tượng mà người thầy để lại trong học sinh sẽ là hành trang để các em mang theo suốt cuộc đời mình.
Đặng Thai Mai từng có nhận xét rất đúng: “Khi ông thầy giảng văn thật sự biết đọc một bài thơ, một bài văn thì bài giảng có thể nói là đã thành công một phần rồi” [106, tr24]. Rõ ràng, văn học nghệ thuật và sự cảm thụ nó gắn liền với cá nhân người cảm thụ về vốn sống, sự trải nghiệm, đời sống nội tâm, trình độ nhận thức, sở trường, năng lực, hứng thó, sở thích … Do vậy, trong hoạt động dạy học Ngữ văn, năng lực cảm thô văn học ở người giáo viên là đặc biệt quan trọng.
Một nhà nghiên cứu khoa học giáo dục cho rằng: “Năng lực chuyên môn cũng là một biểu hiện đạo đức của người thầy. Không thể đánh giá một giáo viên có đạo đức tốt khi anh ta kém chuyên môn”[111, tr24]. Như vậy, năng lực chuyên môn không những là tiêu chí để đánh giá trình độ năng lực của người thầy mà còn là tiêu chí để đánh giá nhân cách, đạo đức người thầy. Sự tự ý thức trau dồi nghề nghiệp chuyên môn của người giáo viên nói chung, người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết. Để đào tạo được những học sinh có tri thức, năng lực văn học đúng với mục đích, yêu cầu mà môn học đặt ra, đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải có trình độ, năng lực chuyên môn rất vững vàng. Có thể nói, “cảm thụ văn học” và “giảng dạy văn học” là hai năng lực đặc biệt quan trọng ở người giáo viên. Trình độ chuyên môn của người thầy có tác động trực tiếp và ảnh hưởng quyết định rất lớn tới hai năng lực này. Nếu không có vốn tri thức văn học phong phú và chuẩn xác, quá trình cảm thụ của người giáo viên rất dễ bị sai lệch, phiến diện, hoặc hời hợt, nông cạn, ảnh hưởng không tốt tới quá trình định hướng tiếp nhận của
học sinh. Vậy nên, một quan niệm đúng đắn và khoa học về chuẩn mực đạo đức của người giáo viên Ngữ văn đòi hỏi người thầy phải luôn trau dồi rèn luyện bản thân để có đủ năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu, chiến lược giáo dục trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước.
Không có kiến thức văn học nào được truyền đến học sinh hiệu quả hơn những kiến thức văn học do chính người giáo viên độc lập cảm thụ. Để có được điều đó, không có cách gì khác là người giáo viên Ngữ văn phải yêu nghề. Sẽ là không thuyết phục và thiếu hấp dẫn nếu người giáo viên lên líp chỉ đơn thuần nói lại những điều đã có trong các tài liệu tham khảo hay các sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên. Quan niệm của Phạm Văn Đồng cho rằng:“Người thầy giáo giỏi phải là tấm gương vừa đỏ vừa chuyên” [19, tr178] luôn gợi nhiều suy nghĩ không chỉ cho người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông mà cho cả những ai đang làm công tác giáo dục về vấn đề năng lực chuyên môn và trình độ của người dạy.