0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Làm cho mỗi giê học Văn “trở thành một giê hấp dẫn, một giê sôi nổi, một giê rất hứng thó đối với học sinh” [28, tr48] là tạo điều

Một phần của tài liệu PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 100 -106 )

giê sôi nổi, một giê rất hứng thó đối với học sinh” [28, tr48] là tạo điều kiện để học sinh phát huy cao nhất năng lực văn học của mình

Nói về việc học tập của học sinh, trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào Phạm Văn Đồng cũng rất coi trọng đến việc tạo hứng thó và lòng ham học cho các em. Trong quan niệm của ông, để tìm được những phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp đó, chúng ta phải xác định một phương châm giáo dục là dạy cho “người học suy nghĩ, tìm tòi, hiểu rộng hơn điều thầy nói, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo” [44, tr47]cho họ. Như vậy, “phép mầu nhiệm” của phương pháp dạy học theo hướng Êy là biết “khơi dậy kho báu tư duy của mỗi người” còn tiềm tàng “trong bộ óc đầy bí Èn” [44, tr48] của họ.

Theo ông, cách dạy, cách học tốt nhất đối với tuổi trẻ học đường là việc tạo được hứng thó, lòng ham muốn học tập ở các em. Vì thế, ông nhấn mạnh: Giáo dục phổ thông là “làm cho học sinh ngay từ ở trường học, đã có một ý chí, có một lòng ham muốn, có một phương pháp tiếp tục học tập, học tập suốt đời” [33, tr2]. Phạm Văn Đồng quan niệm, “bài giảng không phải là sự nhồi nhét kiến thức làm cho học sinh mệt mỏi, dần dần giảm ham thích, mà phải là một cuộc du lịch đầy bổ Ých và thó vị vào những lĩnh vực mới mẻ, nâng cao suy nghĩ và hành động của học sinh, mở ra chân trời hiểu biết rộng lớn để khuyến khích học sinh tiếp tục học mãi” [32, tr5]. Chính vì thế ông đề nghị, hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng phải làm sao để “dạy cho thanh niên ta có cái nếp suy nghĩ, nếp nghiên cứu, lòng ham học tập, ham khoa học, ham kỹ thuật”[27, tr.126].

Đối với việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, Phạm Văn Đồng mong muốn các thầy, cô, phải làm sao cho mỗi giê học văn “trở thành một giê hấp dẫn, một giê sôi nổi, một giê rất hứng thó đối với học sinh” để sau giê học đó, các em “còn say sưa suy nghĩ thêm, tìm tòi và học hỏi thêm” [28, tr48].

Tác động đến học sinh bằng cả lý trí lẫn tình cảm, tạo cho các em một cảm giác thoải mái, thích thó trong giê DHV là điều kiện cần thiết để phát huy cao nhất năng lực văn học của học sinh.

Có thể mạnh dạn nói rằng, trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông, làm thế nào để tạo được hứng thó học tập cho học sinh đã là một việc vô cùng khó, duy trì và nuôi dưỡng nó lại càng khó khăn gấp bội, là một thách thức lớn đối với giáo viên Ngữ Văn hiện nay. Theo GS. Trần Hữu Tá, trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Ngày nay sè 22 năm 2003 cho biết: Mét trong nhiều nguyên nhân học sinh không thích học Văn là do thầy cô giáo chưa truyền được cảm giác yêu thích văn học, say mê văn học đến cho học sinh. Có

lẽ, nguyên nhân của tình trạng trên là do tâm lý học sinh ngày nay rất ngại học Văn.

Môn Văn là một môn học trực tiếp liên quan nhiều nhất tới các trạng thái hoạt động tâm lý của con người như: vui, buồn, hờn giận, hạnh phóc, khổ đau, thất vọng … Thậm chí những nét tâm lý đó lại là một trong những nội dung khai thác của nhiều bài học mà các em phải tìm hiểu, nghiên cứu cũng như trải nghiệm bằng chính bản thân mình. Vậy nên, phải có tình yêu thực sự học sinh mới có thể học tốt môn học này. Hơn nữa, văn học lại là một môn học ưa sự “chiêm nghiệm”, thích được “thưởng thức”, “nếm trải” bằng cách “mưa dầm thấm lâu”. Trong xã hội hiện tại, với nhịp sống sôi động gấp gáp như hiện nay, rất Ýt học sinh có đủ nghị lực và đam mê để thuỷ chung với nã. Chính vì thế, việc DHV phải khơi gợi được hứng thó của học sinh là một vấn đề tâm lý hết sức quan trọng mà người giáo viên phải chú ý. Về điểm này, một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực DHV từng cho rằng: “Nội dung của việc phát huy năng lực chủ thể học sinh chính là sự huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với quy luật cảm thụ văn học những năng lực chủ quan của bản thân học sinh chủ động tích cực, hứng thó tham gia vào quá trình học văn do đó tạo được hiệu quả tối ưu” [93].

Thực tế cho thấy, có những học sinh hoàn toàn không học Văn theo kiểu các thầy cô thường dạy mà lại học “theo kiểu của mình” nhưng vẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Cách học đó là cách học ngẫu hứng, học bằng hứng thó cá nhân. Trường hợp của nhà thơ Giang Nam là một ví dụ về cách học Văn như thế.

Giang Nam đã học bằng cách “thả cho trí tưởng tượng” của mình mặc sức bay bổng để sống với những “kỷ niệm”, “hồi ức” mà bài học gợi ra. Tác giả đã học bằng cách trải nghiệm, so sánh, liên tưởng từ mối quan hệ gần gũi gắn bó giữa nội dung bài học với cuộc sống đời thường hàng ngày của mình. Học bằng “nỗi rung cảm” của con tim khi đồng cảm với lời giảng

của thầy….Cứ “học văn theo kiểu của mình” [166, tr8-9] như thế và trở thành một Giang Nam như bây giê.

Trong hoạt động DHV nói chung, mỗi học sinh là một chủ thể học tập độc lập với phong phú, đa dạng các kiểu học khác nhau. Có bao nhiêu học sinh thì có bấy nhiêu cách học, kiểu học khác nhau. Cái tài của giáo viên là làm thế nào để học sinh phát huy được cao nhất hiệu quả của các phương pháp, biện pháp học tập của mình. Có lẽ, cách DHV tốt nhất là nên tạo cho các em có một hứng thó học tập để từ đó học sinh sẽ có sự tự vận động, lùa chọn để tìm ra cách học thích hợp và hiệu quả nhất đối với mình.

Quan niệm của Phạm Văn Đồng về nhiệm vụ của việc DHV nêu trên là một cách tư duy rất mới về xu hướng dạy học mở rộng, liên kết, liên môn trong dạy học ngày nay - một nguyên tắc dạy học đang rất được coi trọng. Quan niệm Êy càng cho chóng ta thấm thía hơn ý nghĩa của sự hiểu biết các khoa học liên ngành và kỹ năng vận dụng nó vào hoạt động giảng dạy của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Tìm hiểu hứng thó của học sinh đối với việc học tập môn Văn ở nhà trường phổ thông nói riêng, ở nhà trường nói chung, chóng ta càng không khỏi băn khoăn, trăn trở trước đề nghị của Phạm Văn Đồng về việc DHV làm sao để mỗi giê học đều “trở thành một giê hấp dẫn, một giê sôi nổi, một giê rất hứng thó đối với học sinh” [28, tr48].

Văn học và tâm lý học là hai môn khoa học có mối quan hệ gắn bó gần gũi với nhau. Những thành tựu của hai môn khoa học này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất lớn. Đổi mới phương pháp bằng cách hiện đại hoá lí thuyết dạy văn trên cơ sở khoa học liên ngành đang là một đòi hỏi bức xúc của khoa học phương pháp dạy học văn hiện đại. Những ý kiến của Phạm Văn Đồng về việc DHV trong nhà trường phổ thông, xét ở góc độ tâm lý học là những ý kiến thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của ông về lao động đặc

thù của việc DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường nói chung.

Luận điểm trên của Phạm Văn Đồng đã mở rộng tầm nhìn cho người giáo viên Ngữ văn để đi sâu hơn vào việc nghiên cứu các khoa học liên ngành, đa ngành, kế cận, đúng với yêu cầu, đòi hỏi của cuộc cách mạng về phương pháp DHV đang diễn ra hiện nay.

Tiểu kết:

Để thực hiện được mục đích của việc DHV trong nhà trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ của dân téc thành những con người toàn diện cả về trí tuệ lẫn tâm hồn, Phạm Văn Đồng đã chỉ ra rất rõ nhiệm vụ và phương pháp DHV ở nhà trường phổ thông. Ông cho rằng, đối với việc DHV trong nhà trường phổ thông thì ngoài việc phải dạy cho học sinh những kiến thức về văn, chúng ta còn phải định hướng giáo dục cho các em về những vấn đề khác nữa như những vấn đề về tình cảm, tư tưởng, lẽ sống… để các em có đủ điều kiện gánh vác tương lai của dân téc.

Như vậy, theo Phạm Văn Đồng, cách DHV tốt nhất để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của việc DHV nêu trên là chúng ta phải từ bỏ lối DHV sáo, lối DHV không phát huy được sự sáng tạo, óc thông minh của học sinh. Thay vào đó, chúng ta phải vận dụng phương pháp DHV nhằm rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu, phương pháp vận dụng kiÕn thức, phương pháp vận dụng tốt nhất bộ óc cho học sinh.

Nhìn lại quá trình nghiên cứu phương pháp dạy học văn ở Việt Nam cho thấy: Năm 1960, tổ bộ môn phương pháp dạy học văn mới chính thức được thành lập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là một môn khoa học còn rất non trẻ đang chờ đợi nhiều sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của các chuyên gia về phương pháp, các nhà khoa học, các thầy cô giáo và những người tâm huyết với vấn đề phương pháp dạy học văn. Trong lịch sử

giáo dục Việt Nam, cho đến những năm 50 (thế kỷ XX) vẫn “chưa hề có một bài viết nào, chứ nói gì đến công trình, chuyên mục về khoa Phương pháp giảng dạy văn học”[92, tr213]. Sang thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX, khoa học phương pháp dạy học văn mới có những bước chuyển biến đáng kể, trong đó tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa rất quan trọng góp phần làm nên những thành tựu đáng kể đó. Trong một công trình nghiên cứu về thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn thập kỷ 70, 80 có nhận xét như sau: “ Đầu thập kỉ 70 và nhất là từ 1973 trở đi, sau bài “ Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” của Phạm Văn Đồng, vấn đề phương pháp luận nghiên cứu phương pháp dạy học văn đạt được thành tựu đáng kể, xác định rõ đối tượng nghiên cứu mà lâu nay chưa nhận ra: quá trình dạy học văn không phải là quá trình giáo dục hay giảng dạy văn chương một cách thuần tuý, đơn lẻ, nó là sự tổng hợp của quá trình sư phạm - tiếp nhận văn chương- quá trình tâm lí. Đồng thời khoa học nghiên cứu phương pháp DHV cũng chỉ rõ hai thuộc tính của môn văn trong nhà trường phổ thông: vừa là môn nghệ thuật ngôn từ vừa là môn học” [5, tr12]. Như vậy, đóng góp ý nghĩa nhất của Phạm Văn Đồng cho khoa học phương pháp DHV đó là những đóng góp về phương pháp luận nghiên cứu phương pháp DHV trong nhà trường.

Tính khoa học, hiện đại trong những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông không những đã làm nên sức sống lâu bền và giá trị của tư tưởng DHV Phạm Văn Đồng mà còn gợi ra những ý tưởng, sự định hướng rõ nét cho việc vận dụng tư tưởng DHV của ông vào thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 100 -106 )

×