Văn học “có một tác dụng vô song, không những đối với một thời buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đố

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 25 - 40)

một thời buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đối với một nơi, mà đối với mọi nơi”[25, tr 80]

Phạm Văn Đồng là một người đam mê văn học. Văn học nghệ thuật luôn là một lĩnh vực mà ông muốn đem tất cả tâm huyết và khả năng của mình để phục vô. Ông từng phát biểu: nói cho cùng thì “sự nghiệp mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đang làm và sẽ làm, là cống hiến rất to lớn, rất vĩ đại, rất cơ bản vào sự nghiệp văn học, nghệ thuật”[40, tr 269].

Phạm Văn Đồng rất thích đọc sách, nhất là sách lý luận văn học. Không mấy khi có thời gian thư nhàn, rảnh rỗi, con người “đặc biệt này” đã chọn hình thức đọc sách làm cách để mình thư dãn. Sự đam mê Êy có nguồn gốc từ những nhận thức sâu sắc về tầm vóc và ý nghĩa của văn học nghệ thuật đối với đời sống của con người, xã hội, lịch sử dân téc. Có lẽ vì thế, vốn hiểu biết về văn học của ông rất sâu rộng và phong phú. Chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và ảnh hưởng tích cực trong những tác phẩm văn học cũng như quan niệm, sự chỉ đạo của ông về công tác văn học nói riêng và văn hoá, văn nghệ nước nhà nói chung.

Văn học là một bộ môn khoa học lấy con người làm đối tượng trung tâm để phản ánh xã hội, thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người.

Được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, văn học có khả năng phản ánh và tác động rất lớn đến hoạt động nhận thức, tư tưởng, tình cảm và năng lực thẩm mỹ của con người. Sở dĩ văn học nghệ thuật có ảnh hưởng to lớn Êy trước hết bởi nó không chỉ có tác dụng đối với con người trước mắt mà còn có tác dụng lâu dài, không phải chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp mà mở rộng ra phạm vi rất lớn, sự tồn tại của nó không phải là hữu hạn mà là trường tồn… Trong những lần nói chuyện, gặp gỡ với văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ Phạm Văn Đồng luôn đề cập đến vấn đề này. Ông thường xuyên nhấn mạnh: Văn học “có một tác dụng vô song, không những đối với một thời buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đối với một nơi, mà đối với mọi nơi”[25, tr80].

Trong quan niệm của ông, văn học có tác động rất lớn tới mọi mặt của cuộc sống. Tác dụng của văn học tới mọi mặt của cuộc sống là “tác dụng vô song”, tác dụng không gì có thể so sánh được, tác dụng không có bất cứ thứ vũ khí hay bộ môn khoa học nào có thể đặt ngang tầm với nó. Quan niệm như vậy cho nên Phạm Văn Đồng luôn nhắc nhở: “chúng ta coi trọng lĩnh vực văn học, nghệ thuật” vì “không có cái gì thay nó được đâu”[25, tr143].

Giữ cương vị là người chỉ đạo đường lối văn hoá, văn nghệ nước nhà những năm kháng chiến, ông luôn coi trọng công tác này. Ông thường khuyên những người làm công tác văn hoá tư tưởng nên chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật làm phương tiện để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong suy nghĩ của ông, người làm văn học nghệ thuật là người “có phương tiện tốt hơn ai hết” để thực hiện hoạt động giáo dục của mình. Vì thế, ông luôn đòi hỏi phải có những tác phẩm văn nghệ tốt: “Muốn làm công tác tư tưởng tốt thì cần phải có những tác phẩm văn nghệ tốt”[40, tr328]. Bởi “một cuốn sách văn nghệ tốt giáo dục sâu hơn, nhiều hơn, rộng rãi hơn một cuốn sách bình thường” [25, tr35].

Là một nhà lãnh đạo cách mạng, nhà ngoại giao xuất sắc tầm cỡ quốc tế, Phạm Văn Đồng là một minh chứng cho sự vận dụng thành công văn học, nghệ thuật vào hoạt động cách mạng. Những tác phẩm văn học của ông viết về Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu…là những ví dụ cụ thể. Những tác phẩm văn học này góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng nhận thức, phẩm chất đạo đức cách mạng, ảnh hưởng đến sáng tác cho không Ýt văn nghệ sĩ. Nhiều nhà văn, nhà thơ trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân téc đã khẳng định điều này.

Đặc trưng của văn học là phản ánh xã hội bằng hình tượng. Do đó, khả năng tác động của nó tới con người cũng như xã hội là vô cùng to lớn và mạnh mẽ. Quan niệm trên của Phạm Văn Đồng đã chứng minh cho sự hiểu biết rất sâu sắc của ông về những đặc trưng, chức năng của văn học và tác động của nó đến đời sống xã hội và con người. Có thể lấy “Truyện Kiều” của Nguyễn Du làm một ví dụ.

Không kể già, trẻ, gái, trai, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, “Truyện Kiều” đã ăn sâu vào trong đời sống người Việt chúng ta hàng mấy thế kỷ nay. Những tình cảm thẩm mỹ mà tác phẩm đem lại (tình yêu thương, lòng vị tha, chung thuỷ, đức hy sinh, tình mẫu tử…của con người) vẫn mãi là những bài học làm người sâu sắc cho nhiều thế hệ.

Tác động của “Truyện Kiều” không phải chỉ ở thời điểm ra đời của nó mà ngay cả ở hiện tại và trong tương lai, nó vẫn có sức sống bền bỉ trong lòng người đọc. Từ cụ già đến em bé, ai ai cũng có thể bị cuốn hót bởi sức hấp dẫn và giá trị nhân văn của tác phẩm. Không phải chỉ đối với người Việt Nam, “Truyện Kiều” còn có sức lôi cuốn đối với cả những người ngoại quốc. Rất nhiều người nước ngoài đã thừa nhận điều đó. Thực tế Êy là một trong những minh chứng thuyết minh cho luận điểm của Phạm Văn Đồng cho rằng văn học “có một tác dụng vô song, không những đối với một thời

buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đối với một nơi, mà đối với mọi nơi”[25, tr 80].

Tính đúng đắn, khoa học trong quan niệm của nhà văn hoá giáo dục này đã được hiện thực hóa và phát huy tác dụng tích cực to lớn bằng sự chỉ đạo của Đảng ta về công tác văn hóa, văn nghệ mà điển hình là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Xét trong lĩnh vực hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường nói chung, quan niệm của Phạm Văn Đồng về văn học nghệ thuật như trên giúp cho người giáo viên bổ sung, củng cố thêm vốn kiến thức lí luận văn học của mình để càng có điều kiện hiểu rõ ràng và sâu sắc tác dụng vô song của văn học. Đồng thời, quan niệm Êy còn cho người giáo viên văn ý thức hơn về vai trò quan trọng của mình khi có trong tay một thứ “phương tiện giáo dục tốt nhất” để thực hiện “sứ mệnh” của bé môn Ngữ văn trong nhà trường là định hướng, bồi dưỡng nhân sinh quan đúng hướng cho học sinh thông qua việc xử lý có hiệu quả mối quan hệ biện chứng của sự tác động có hiệu quả giữa công cụ giáo dục (tác phẩm văn chương trong nhà trường) đến sự hình thành, phát triển nhân cách, tâm hồn các em. Lứa tuổi học sinh phổ thông là lứa tuổi các em đang hình thành nhân cách sống, vì vậy, sự cẩn trọng trong việc dùng những tác động của văn học đến các em là hết sức cần thiết.

Đã có rất nhiều người từng nói về sự tác động kỳ diệu của văn học tới đời sống của bản thân. Điển hình trong số đó là các nhà văn, nhà thơ lớn của dân téc. Nhà thơ Hữu Thỉnh là một ví dụ. Tác giả từng thổ lé: “Trong sự hình thành tâm hồn trẻ thơ của tôi thì sự ảnh hưởng của mẹ tôi có một vị trí thật đặc biệt…Mẹ tôi nghèo chữ nhưng lại rất giàu các bài ca, những câu chuyện ngày xửa ngày xưa…và mẹ truyền của cải tinh thần Êy cho chúng tôi qua lời ru…Những câu ca dao như những viên ngọc…theo suốt cuộc đời tôi…Đến bây giê thật khó nói chính xác tôi đã làm thơ do những duyên cớ

nào. Có điều chắc là phần ảnh hưởng của những câu ca kia thật to lớn”[ 173,tr146].

Làm cho học sinh yêu thích văn chương, định hướng sống đúng đắn cho các em bằng việc DHV trong nhà trường là “vinh dự”, “trách nhiệm” vô cùng lớn lao của người giáo viên Ngữ văn, là niềm vui, sự “hứng thú” nghề nghiệp đặc thù của họ trong công việc.

Quan niệm của Phạm Văn Đồng coi văn học nghệ thuật là một vũ khí vô song trong việc tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người đã lý giải vì sao ông luôn đặt ra vấn đề giáo dục tư tưởng, nhân cách, tâm hồn cho học sinh thông qua việc DHV trong nhà trường phổ thông.

1.2.2. “Bất cứ ở đâu, trong bất cứ thời đại nào, văn học nghệ thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kỳ sắc bén”[25, tr80] thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kỳ sắc bén”[25, tr80]

Nói về sự cần thiết của văn học đối với đời sống nội tâm của con người, Phạm Văn Đồng nhận xét: Văn học, nghệ thuật “là thức ăn tinh thần. Người ta cần ăn để sống, đời sống cũng cần thơ ca” [40, tr192]. Là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm hồn con người, văn học nghệ thuật dễ dàng phát huy được cái ưu thế đặc biệt của mình. Sức mạnh đặc thù và khả năng riêng biệt, độc đáo của văn học nghệ thuật nằm ở chính đặc trưng khoa học của nó. Do vậy, Phạm Văn Đồng khẳng định: “bất cứ ở đâu, trong bất cứ thời đại nào, văn học nghệ thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kỳ sắc bén... có thể nói xưa nay trên đời chưa hề có một vũ khí tư tưởng nào sắc bén hơn văn học nghệ thuật”[25, tr80].

Coi văn học, nghệ thuật là “một vũ khí vô song” trên mặt trận tư tưởng văn hoá, Phạm Văn Đồng từng mong muốn: “chúng ta rất coi trọng văn học và nghệ thuật, ra sức dùi mài thứ vũ khí có sức mạnh lạ thường này, và dùng nó tốt hơn nữa trong cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay”[25,tr66].

Nhận thức rất sâu sắc về sức mạnh đặc thù của bộ môn khoa học này, ông viết : “Văn học nghệ thuật là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén, có tác

dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước tới nay nghĩa là lịch sử đấu tranh giai cấp đã xác nhận. Các giai cấp thống trị đã sớm biết sử dụng thứ vũ khí vô song này. Và nhân dân bị áp bức cũng rất tinh khôn trong vấn đề dùng gậy thầy, đập thầy và cuối cùng, nhân dân luôn luôn là người chiến thắng từ xưa đến nay, văn học và nghệ thuật, nếu có phục vụ bọn thống trị, thì đó chỉ là từng phần, từng nơi, từng lúc, còn đứng về lịch sử của các dân téc cũng như lịch sử của loài người, thì văn học và nghệ thuật luôn luôn là vũ khí sắc bén của nhân dân bị áp bức trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng”[25, tr66]. Theo ông, sở dĩ các thế lực thống trị cũng như nhân dân luôn dùng văn học nghệ thuật như một vũ khí vô song bởi nó có sức mạnh đặc thù là sự tác động, ảnh hưởng to lớn, sâu sắc, tự nhiên và lâu dài tới mọi mặt của đời sống con người. Nhận rõ bản chất đích thực của văn học, Phạm Văn Đồng cho rằng, trong công tác tư tưởng văn hóa thì văn học, nghệ thuật có khả năng làm công tác tư tưởng tốt nhất, dễ đi vào lòng người nhất, dễ cảm hóa con người nhất còng bởi nó có sức mạnh rất đặc biệt Êy.

Một cách cụ thể, ông phân tích: “Công tác văn học nghệ thuật là một loại công tác tư tưởng có khả năng đi sâu vào ý nghĩ, tình cảm của con người và có giá trị lâu dài, bền bỉ. Trong các hình thức, phương tiện hoạt động của chúng ta trên mặt trận tư tưởng thì văn học nghệ thuật là một hình thức, một phương tiện hoạt động, về mặt nào đó, có khả năng làm công tác tư tưởng tốt nhất, vì nó rộng rãi nhất, sâu sắc và bền bỉ nhất, dễ đi sâu vào tình cảm, ảnh hưởng sâu sắc vào tư tưởng, tâm hồn” con người [25,tr55]. Từ suy nghĩ đó ông cho rằng, văn học nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc “cải tạo toàn diện con người” từ “tư tưởng, tình cảm, phong cách... đến phong tục tập quán” [40, tr276].

Thực tế đã chứng minh, văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội có khả năng ăn sâu vào đời sống và tác động rất lớn tới suy nghĩ, tình cảm, tâm hồn, nhân cách của con người. Từ tầng líp trí thức đến tầng líp

nông dân, từ những người có học vấn, trình độ cao đến những người không biết chữ, ai cũng có thể tiếp cận được với văn học nghệ thuật (cho dù có sự khác nhau về cấp độ) và đều có thể tìm thấy những tâm sự, nỗi đồng cảm, sự sẻ chia, động viên hay an ủi… của riêng mình. Tác động đến tư tưởng theo con đường của tình cảm, của trái tim, văn học dễ dàng tìm được chỗ đứng vững chãi của mình trong đời sống tâm hồn con người mà không gì có thể thay thế được. Có thể lấy sự tác động tích cực đến nhận thức và hành động của thanh niên Việt Nam từ hai cuốn nhật ký thời chiến tranh của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc làm một ví dụ.

Hai cuốn nhật ký(“Mãi mãi tuổi 20” và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” đã phản ánh rất thật suy nghĩ, tâm lý, tình cảm, lý tưởng của líp thanh niên Việt Nam thời kháng chiến cũng như quan niệm của họ về hạnh phóc, tình yêu, cuộc sống... Chính điều đó đã có tác động rất lớn đến thế hệ trẻ của dân téc và tạo ra “một cuộc nhận đường” mới cho họ. Những phong trào thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, quỹ đền ơn đáp nghĩa…được hưởng ứng bằng cả nhiệt huyết, tình cảm, trái tim của thế hệ trẻ là những dẫn chứng sống động cho thấy sự tác động tích cực nhiều mặt của văn học đến đời sống của mỗi con người cũng như của toàn xã hội. Chúng ta cũng có thể lấy được không Ýt những ví dụ sinh động khác để chứng minh cho luận điểm của Phạm Văn Đồng cho rằng “bất cứ ở đâu, trong bất cứ thời đại nào, văn học nghệ thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kỳ sắc bén... có thể nói xưa nay trên đời chưa hề có một vũ khí tư tưởng nào sắc bén hơn văn học nghệ thuật”[25, tr80].

1.2.3. “Văn học, nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người nhằm hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội” [25, tr132] nhằm hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội” [25, tr132]

Phạm văn Đồng cho rằng, văn học nghệ thuật là một khoa học. Là khoa học cho nên nó đòi hỏi một sự hiểu biết rất lớn vÒ nhiều mặt của cuộc sống từ những vấn đề to lớn mang tính cộng động như những vấn đề về chính trị

quân sự, ngoại giao đến những vấn đề có tính cá nhân như đời sống nội tâm, những vui, buồn, khổ đau, hạnh phóc, bất hạnh của một con người cụ thể.

Trong mọi hoàn cảnh, Phạm Văn Đồng đặc biệt lưu ý đến vấn đề hiểu biết, khám phá và sáng tạo trong văn học nghệ thuật để phục vụ con người, dân téc và sự nghiệp xây dựng đất nước. Về những hiểu biết của người nghệ sĩ, ông đặc biệt yêu cầu người nghệ sĩ phải hiểu biết hiện thực của đất nước, hiểu biết con người dân téc Việt Nam, hiểu biết nền văn học nghệ thuật của nước nhà bởi ông cho rằng, chỉ có vậy, họ mới có những khám phá và sáng tạo thực sự. Những khám phá, sáng tạo của người nghệ sĩ là những khám phá, sáng tạo về nhiều mặt, từ những sáng tạo về tư tưởng chủ đề, đề tài, nhân vật cho đến cách tổ chức, sáng tạo ngôn ngữ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với lĩnh vực văn học nghệ thuật, Phạm Văn Đồng coi đây là một trận

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 25 - 40)