Về năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học của người giáo viên Ngữ văn

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 156 - 158)

nhanh chóng nhận thức được tính ưu việt của từng hình thức đánh giá để biết phối hợp và sử dụng các biện pháp, hình thức kiểm tra sao cho hiệu quả nhất. Trong hoàn cảnh hiện nay, bên cạnh hình thức kiểm tra viết bài tập làm văn thì hình thức thi vấn đáp và trắc nghiệm đang được áp dụng một cách rộng rãi. Thực tế này yêu cầu giáo viên Ngữ văn càng cần phải trau dồi năng lực kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh để đạt được độ chính xác và khách quan cao, tránh được sự chủ quan, cảm tính trong việc đánh giá, kết luận về năng lực văn học của học sinh.

3.4.2.2. Về năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học của người giáo viên Ngữ văn người giáo viên Ngữ văn

+ Năng lực nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một năng lực cần thiết tạo cho người giáo viên có ý thức, sự say mê còng nh nhu cầu tìm tòi, sáng tạo để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy của mình.

Nghiên cứu khoa học được coi là “loại lao động cao cấp so với lao động bình thường”[141, tr34], là lao động để tạo ra những giá trị mới chưa từng có trong vốn tích luỹ các giá trị văn hoá, khoa học mà nhân loại đã tích luỹ được. Đây là một năng lực cần có và bắt buộc của người làm khoa học trong đó có người giáo viên nói chung và người giáo viên Ngữ văn nói riêng.

Đối với người giáo viên của bất kỳ môn gì thì yêu cầu biết tư duy khoa học, biết quan sát, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề cũng là một đòi hỏi không thể thiếu. Những kinh nghiệm, ứng dụng khoa học thực tiễn thu được trong quá trình nghiên cứu khoa học là những điều hết sức thó vị và quý báu mà chúng ta không thể tìm thấy ở đâu, trong bất cứ tài liệu nào nếu không phải là qua thực tế nghiên cứu khoa học. Trong thời đại ngày nay chóng ta đang chú trọng đặc biệt tới việc giáo dục tư duy cho học sinh. Vì vậy, không có lý do gì để người giáo viên lại có thể thiếu khuyết về năng lực đặc biệt quan trọng này. Ngày nay, dạy học tư duy là xu hướng đang được rất coi trọng. Để có thể bắt kịp được xu hướng dạy học này, người giáo viên Ngữ văn nói riêng, giáo viên nói chung phải nỗ lực rất nhiều trong việc nghiên cứu những vấn đề trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động giảng dạy của mình. Hơn lúc nào hết, người giáo Viên Ngữ văn phải thể hiện và khẳng định được năng lực nghiên cứu khoa học trong hoạt động giảng dạy của mình.

+ Năng lực tự học

Tự học là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà nhà trường hiện đại cần trang bị cho học sinh. G. Gui-be cho rằng, “dạy tức là học hai lần”. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự học là vấn đề “cơ bản, then chốt” của giáo dục có ý nghĩa văn hóa, khoa học, xã hội, chính trị to lớn và sâu sắc. Tự học được xem nh là “một nhu cầu thời đại”. Một trong những vấn đề của tự học nói chung là vấn đề học cách học. Học cách học hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm. Việc bán chạy hai cuốn

sách, một của nhà khoa học Tony Buzan - “Use your head” và một của Pryden và J.vos - “Cách mạng học tập” đã “gây chấn động dư luận và được coi là cẩm nang đi vào thế kỷ mới”[95, tr19] là một minh chứng.

Mét trong những yếu tố tác động và ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tự học của người học là sự tự học của chính người dạy. Bác Hồ từng căn dặn: “Cán bộ và giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại. Mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội” [179, tr16].

Không riêng gì người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông mà bất kỳ một giáo viên nào thì năng lực tự học, tự nghiên cứu cũng được đặt ra như một điều kiện không thể thiếu bởi trong thực tế hiện nay, “dạy được xem như ngoại lực” (đối với học sinh), người giáo viên phải tạo ra được “sự cộng hưởng của nội lực tự giáo dục, tự học của học sinh” thì hoạt động dạy học mới có kết quả.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 156 - 158)