Dạy học Văn trong nhà trường phổ thông là “dạy cho học sinh biết những điều cơ bản về tiếng Việt để bảo vệ cái trong sáng của

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 63 - 67)

sinh biết những điều cơ bản về tiếng Việt để bảo vệ cái trong sáng của tiếng Việt”[19, tr141]

Phạm Văn Đồng cho rằng, DHV trong nhà trường nói chung, trường phổ thông nói riêng là “dạy cho học sinh biết những điều cơ bản về tiếng Việt để bảo vệ cái trong sáng của tiếng Việt”[19, tr141].

Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, hai từ “trong” và “sáng” được hiểu như sau: “Trong” có nghĩa là “trong trẻo, không có chất tạp, không đục”. “Sáng” có nghĩa là “sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chãi, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt - Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói”[25, tr152]. Như vậy, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là giữ gìn và làm thăng hoa được cái cốt cách, tinh hoa độc đáo của tiếng Việt. Đó là sự trong trẻo, ngời sáng vốn có của nó.

Hồ Chủ Tịch từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân téc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” [186, tr9]. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, có chức năng giao tiếp và phát triển xã hội. Ngôn ngữ của mỗi quốc gia là niềm tự hào, là tài sản vô giá của quốc gia Êy. Ở Việt Nam cũng như thế giới, việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển ngôn ngữ của dân téc được đặc biệt chú ý. Ở nước Nga, Lênin là người đầu tiên tuyên chiến với hiện tượng “lạm dụng từ nước ngoài”, “làm què quặt tiếng Nga”[28, tr121]. Ở Pháp có “Tuyên ngôn bảo vệ và làm vẻ vang tiếng Pháp” và phong trào “Đúc khuôn và nhào nặn bằng chất liệu của nhân dân” [186, tr149].

Trong hoàn cảnh hiện nay, không phải chỉ ở ngoài xã hội mà ngay cả ở trong các trường học, hiện tượng lạm dụng, bắt chước, mô phỏng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh đang trở nên phổ biến... Dùng sai tiếng Việt đang là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Trước tình trạng đó, những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giê hết. “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” không còn là vấn đề quan tâm của riêng ngành ngôn ngữ học, nó đã trở thành một vấn đề của toàn xã hội.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nhà trường cũng như ngoài xã hội là một vấn đề cấp thiết. Phạm Văn Đồng đề nghị: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” phải được coi là một công việc “bình thường”, “tự nhiên”, “thường xuyên” và lâu dài trong suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay về sau để nhằm “bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt”[45, tr4]. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc làm đặc biệt có ý nghĩa bởi “ngôn ngữ là văn hóa hơn cả những cái được gọi là văn hóa khác” [7, tr6].

Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt còn là ý thức được cái ưu thế rất lớn của tiếng ta là khả năng diễn tả, biểu đạt lời nói chính xác, tinh tế đến tuyệt vời. “Cái khả năng rất lớn” và tinh tế Êy được hiểu là ngoài những chức năng diễn đạt thông thường như nhiều thứ tiếng khác, tiếng Việt còn có khả năng đặc biệt trong việc diễn tả cả những cái mơ hồ, tinh tế, khó diễn đạt nhất trong đời sống nội tâm con người mà khó có ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Về mặt này, Phạm Văn Đồng phân tích: “Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả”[25, tr151]. Vì vậy, ông khẳng định: “Chỉ có nhà trường mới dạy cho học sinh nói đúng, viết đúng tiếng mẹ đẻ”. Từ nhận thức Êy, ông đề nghị chúng ta

“phải dạy tiếng Việt đúng nội dung của nó, phải dạy cho học sinh biết những điều cơ bản về tiếng Việt để bảo vệ cái trong sáng của tiếng Việt”[19, tr141] bởi theo ông, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chủ yếu là “nhằm vào trường học”. Ông mong muốn những nhà giáo dục phải làm sao để hoạt động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải có tác dụng tốt nhất đến trường học, phải làm sao cho học sinh, sinh viên nói tốt và viết tốt tiếng Việt. Điều này không phải chỉ có con em người Việt (Kinh), mà cả “con em đồng bào các dân téc thiểu số cũng phải được dạy và học tiếng Việt một cách nghiêm chỉnh để các em có thể nói, viết tiếng Việt cho đúng chuẩn của nó” [45, tr5].

Hiện nay, vấn đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” còn không Ýt người trong xã hội nhận thức chưa thật đúng, trong đó có cả giới trẻ học đường. Về thực tế này, cách đây hơn ba thập kỷ, Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Ở ngoài xã hội hiện nay, thiên hạ nói và viết sai ghê gớm”[19, tr141]. Ở thời điểm những năm 1999, đặt lại vấn đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, xét trong phạm vi các nhà trường Việt Nam, ông nhận xét: “Học sinh, sinh viên nói, viết tiếng Việt còn sai nhiều về chính tả, về cách dùng từ ngữ, về ngữ pháp”, việc “sử dụng từ ngữ nước ngoài pha vào tiếng Việt … tùy tiện và lạm dụng đến mức báo động...”[45, tr6].

Như vậy, so với những nhận xét của Phạm Văn Đồng cách đây 37 năm về trước, những năm gần đây, tình hình trên không có gì khá hơn. Vậy nên, luận điểm trên của ông, thêm một lần nữa nhắc nhở cho giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông nói riêng, ở nhà trường nói chung ý thức được rõ hơn thiên chức của mình trong việc giúp học sinh nói và viết đúng tiếng Việt để giữ gìn và phát triển được những bản sắc tinh hoa của tiếng Việt. Nhiệm vụ của nhà trường trong việc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” luôn được xác định: “Nhà trường có trách nhiệm to lớn trong việc giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhà trường phải dạy cho học sinh

nói đúng, viết đúng tiếng Việt, phải cung cấp cho họ một vốn từ vựng nhất định, những kiến thức và kỹ năng cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt, dạy cho họ hiểu bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, làm cho học sinh có cơ sở vững chắc để giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt”[162, tr35].

Trách nhiệm của giáo dục nói chung, của hoạt động DHV ở nhà trường nói riêng trong việc giúp học sinh thực hiện tốt vấn đề “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” hơn bao giê hết càng trở nên cấp thiết.

Căn cứ vào đặc điểm của những tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, chúng ta có thể khẳng định: So với các môn nghệ thuật thì “chưa có một ngôn ngữ nghệ thuật nào lại có khả năng tự đồng hóa nội dung vào hình thức, phương tiện vào đối tượng, khách quan vào chủ quan, trí tuệ vào trái tim, hữu hạn vào vô hạn như ngôn ngữ văn học” [68, tr64]. Chính vì thế, nhận thức và thực hiện tốt vấn đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là góp phần tạo điều kiện để tiếng ta, ngôn ngữ văn học ta có điều kiện để khẳng định và toả sáng tốt nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, khi tiếng Anh đã chính thức trở thành ngôn ngữ quốc tế, bên cạnh việc lạm dụng từ Hán (như trước đây) thì việc lạm dụng từ tiếng Anh, mô phỏng theo cách nói của người Anh, cấu trúc ngôn ngữ tiếng Anh cũng đang trở nên phổ biến trong cách nói của người Việt. Thực trạng đó khiến chúng ta không khỏi lo lắng và suy nghĩ về tình hình dùng tiếng mẹ đẻ cũng như việc giữ gìn, phát triển bản sắc tinh hoa của ngôn ngữ Việt của thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, đối với hoạt động dạy học tiếng Việt nói riêng, dạy học Ngữ văn trong nhà trường nói chung, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có tác dụng củng cố, bồi dưỡng thêm tình yêu cũng như niềm tin tưởng, tự hào của thế hệ trẻ Việt Nam vào ngôn ngữ dân téc, phá tan tâm lý e ngại, sợ tiếng ta nghèo, tiếng ta không đủ hay để diễn đạt lời nói. Đây cũng là trách nhiệm vô cùng lớn lao mà Phạm Văn

Đồng luôn đề nghị môn văn trong nhà trường nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung phải gánh vác.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)