0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Hứng thó với hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 97 -98 )

Quan niệm của Phạm Văn Đồng về phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông nói chung là tạo được hứng thó, sự thoải mái, phấn khởi cho học sinh trong quá trình học tập.Từ kinh nghiệm của bản thân từng làm nghề dạy học, ông bộc bạch: Trong hoạt động dạy học nói chung, người giảng phải cố gắng lớn lắm. Đương nhiên là phải có trình độ, song dù có trình độ đi nữa, cũng phải cố gắng, phải suy nghĩ, phải chuẩn bị để làm thế

nào giảng một bài đem lại kết quả cho người nghe. Khó lắm, công phu lắm, tôi cũng đã giảng nên tôi biết. Phải biết mười để giảng một và giảng như thế nào để cho người nghe thích thó, và ngay khi nghe giảng, học sinh có thể nhận thức được những điều mình giảng. Cái quan trọng là khi nghe xong, người ta còn biết nhớ lại để suy nghĩ.

Xét trên lĩnh vực tâm lý học, hứng thó trong quá trình học tập là một trạng thái cảm xúc của người học mong muốn được thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và thể hiện năng lực học tập của mình. Hứng thó có liên quan, tác động và ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến hiệu quả học tập của người học. Trong hoạt động học tập ở nhà trường nói chung, hứng thó có “tác động đến sự hình thành nhân cách học sinh”, là “một trong những động lực thúc đẩy học sinh tự giác học tập và là điều kiện để học tập có kết quả”[138, tr18]. Ngoài ra, hứng thó còn là “kết quả của quá trình dạy và học hiện tại đồng thời là tiền đề của chất lượng giáo dục sau này” [138, tr18].

Một nghiên cứu khoa học cho rằng: “Chất lượng dạy và học chưa được nâng lên, xét về mặt tâm lý học là do việc tổ chức hoạt động dạy và học chưa gây được hứng thó, chưa động viên được tiềm năng trí tuệ của học sinh” [115, tr19]. Trong hoạt động dạy học ở nhà trường, dạy học khơi gợi được hứng thó cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng, là yếu tố đặc biệt cần thiết và cũng là một việc vô cùng khó khăn, là một thử thách lớn đối với mỗi người giáo viên. Cái kiểu dạy học “lấy người thầy làm trung tâm” đã dần không còn được coi trọng. Sự áp đặt, cái quyền uy của ông thầy khiến học trò vì sợ hãi mà phải học cũng đã ngày càng bị lên án. Dạy học ngày nay coi trọng sự tự do sáng tạo của người học. Học tập đang trở thành một nhu cầu, một động lực tự thân của mỗi người. Vậy nên, dạy học gợi hứng thó cho học sinh có thể coi là một xu hướng hiện đại để học sinh có thể phát huy cao nhất tiềm năng sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 97 -98 )

×