hay, cái đẹp của văn, đồng thời có thể dạy bao nhiêu cái đẹp khác nữa ở trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống” [28, tr47]
Xecgây Mikhancốp từng cho rằng, ở tuổi thơ, không có một biến cố nào là không để lại dấu vết. Một chi tiết nhỏ nhặt, tầm thường, cũng có thể là một sự kiện quan trọng nhất đối với một em bé, nó có thể in sâu mãi mãi trong tâm trí các em và đóng vai trò hoặc xấu, hoặc tốt.
Tuổi thơ của mỗi người hầu như được gắn liền với môi trường giáo dục nhà trường. Em bé hai, ba tuổi đã có thể bắt đầu được làm quen với văn học nhà trường qua những bài thơ, câu chuyện… ở líp mẫu giáo. Càng lớn các em càng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn, rộng hơn và thường xuyên hơn với văn học. Vì vậy, trách nhiệm và sự hiểu biết của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường đòi hỏi người thầy giáo phải ý thức thật sâu sắc được điều đó để mỗi giê văn trong nhà trường đều có thể để lại những Ên tượng, tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong tâm hồn các em. Đó là cách để môn Văn trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ rất quan trọng của mình là định hình và phát triển nhận thức, nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
Quan điểm của Phạm Văn Đồng cho rằng, DHV trong nhà trường phổ thông “có thể dạy cái hay, cái đẹp của văn, đồng thời có thể dạy bao nhiêu cái đẹp khác nữa ở trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống” [28, tr47] là một quan điểm rất gần gũi với quan điểm DHV theo xu hướng tích hợp hiện nay.
Trong một phát biểu của ông về nội dung DHV trong nhà trường, để bổ sung ý kiến cho rằng, “dạy văn là dạy ngôn ngữ và văn học”, ông nói: “Điều đó đúng. Nhưng dạy ngôn ngữ và dạy văn học cũng đồng thời có thể
dạy không biết bao nhiêu chuyện”[28, tr47]. Mét trong sè “bao nhiêu chuyện” phải dạy Êy, ông đặc biệt chú ý đến nội dung giáo dục tư tưởng, lẽ sống cho học sinh.
Trong mọi hoàn cảnh, trước sau ông vẫn thống nhất quan điểm coi “giáo dục trước hết là rèn người”[177, tr633]. Trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, nhà lãnh đạo cách mạng này luôn quán triệt nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng là kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Theo ông, phương châm giáo dục đó “chính là cơ hội quý giá cho việc rèn người” và “nếu tách việc dạy và học khỏi cuộc chiến đấu oanh liệt của dân téc, sẽ bỏ mất môi trường, một trường học vô cùng quý giá”[177, tr633].
Kiên định với quan điểm giáo dục đó, đối với việc DHV trong nhà trường phổ thông, ông đề nghị: “Trong một bài văn, ta có thể dạy cái hay, cái đẹp của văn, đồng thời có thể dạy bao nhiêu cái hay, cái đẹp khác nữa ở trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống (... ) Một công đôi ba việc”[28, tr47]. Điều đó có nghĩa là việc dạy cái hay cái đẹp trong quá trình dạy Văn không phải là dạy “cái hay cái đẹp” “về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống” từ ở bên ngoài, do giáo viên đưa vào một cách tuỳ tiện mà phải dạy những cái hay, cái đẹp về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống “ở trong đó”, tức là ở trong văn, trong cái hay cái đẹp của văn"[1, tr107]. Quan niệm như vậy bởi ông cho rằng trong quá trình dạy học ở nhà trường thì môn Văn là một môn mà từ nó có thể kết hợp giảng dạy được nhiều kiến thức của các môn khoa học khác. Nhận định về khả năng này, Phạm Văn Đồng từng nói: “…Phải kết hợp trí dục mà giáo dục các mặt khác. Trong bài giảng - như giảng văn thì anh dạy cái gì chẳng được”[24,tr2].
Ở mét tài liệu về giáo dục phổ thông khác, Phạm Văn Đồng còng bày tỏ quan điểm dạy học theo nguyên tắc này qua một nhận xét của ông về người thầy giáo: “Người thầy giỏi trong lúc dạy về các môn khoa học kỹ
thuật hay là dạy về môn văn học...tốt nhất là anh gợi cho người sinh viên, học sinh những ý nghĩ tốt đẹp về tương lai của mình, cũng như về cống hiến của mình. Giáo dục chính trị, giáo dục về chuyên chứ không phải chỉ là những bài chính trị”[19, tr184]. Phát biểu về mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung, ông nhấn mạnh: “Giáo dục phổ thông chưa phải là dạy thật nhiều kiến thức cho học sinh mà dạy cho học sinh yêu tổ quốc, có đạo đức, có sức khỏe, có bầu nhiệt huyết lớn, có tâm hồn trong sáng, có chí hướng làm được nhiều việc, có phương pháp học tập...rồi sẽ làm gì cũng được”[22, tr44].
Đặt vấn đề bồi dưỡng lý tưởng, định hướng giáo dục đạo đức, lẽ sống cho học sinh phổ thông là một vấn đề trọng tâm của bộ môn giáo dục công dân trong nhà trường mà theo ông, môn Văn với chức năng, nhiệm vụ của mình phải đảm nhiệm thật tốt.
Văn học trong nhà trường không hoàn toàn giống với văn học ngoài xã hội. Trẻ em, ngay từ khi “được trao vào tay nhà trường”, các em đã được học văn “theo phương pháp nhà trường”[2, tr31]. Vì thế, nhiệm vụ kiến tạo tâm hồn thế hệ trẻ của môn Văn bằng việc bồi dưỡng cái hay, cái đẹp về tư tưởng, lẽ sống cho các em là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu người giáo viên có ý thức và khả năng trau dồi những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp cho học sinh trong suốt quá trình giảng dạy. Trong thực tế, nhiều học sinh sau khi rời ghế nhà trường, lúc trưởng thành, nhìn lại việc học Văn trong nhà trường phổ thông đều dễ dàng nhận thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của môn Văn đối với đời sống mỗi người, đặc biệt là trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và quan niệm sống. Về điểm này, chúng ta có thể cảm nhận được qua các tập hồi ký, lời tâm sự, nhất là của những người đã Ýt nhiều có những Ên tượng, kỷ niệm sâu đậm đối với việc học Văn trong nhà trường phổ thông. Quan niệm của Phạm Văn Đồng về việc DHV “dạy cái hay, cái đẹp của văn, đồng thời có thể dạy bao nhiêu cái đẹp khác nữa ở
trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống” cho học sinh đúng là cách dạy để thực hiện được cùng lúc “một công đôi ba việc” mà ông từng mong muốn, đề xuất. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ DHV này, ông đã có những gợi ý rất cụ thể.
Đối với nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động DHV, Phạm Văn Đồng từng đề nghị: Chóng ta phải “tận dụng giê giảng văn, giê làm văn để giáo dục đạo đức” cho các em [28, tr47].
Quan điểm của Phạm Văn Đồng cho rằng phải gắn việc DHV trong nhà trường với việc giáo dục nhân văn cho học sinh là một quan niệm khẳng định rõ tấm lòng, sự hiểu biết của ông về vấn đề văn học nhà trường, đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ học đường, mét vấn đề tiêu hao không Ýt tâm lực của các nhà giáo dục, các chuyên gia về phương pháp dạy học, các nhà nghiên cứu, những người thực sự có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường là giáo dục để học sinh có lối sống văn hoá, nhân văn, biết làm mét con người theo “đúng nghĩa viết hoa của từ này”(từ dùng của Phạm Văn Đồng). Điều đó đồng nghĩa với việc dạy cho các em biết yêu thương, trân trọng, biết sẻ chia, giúp đỡ và biết hành động đúng, đẹp với tất cả những gì thuộc về con người. Đây là một nét đặc trưng rất quan trọng của việc DHV trong nhà trường phổ thông mà Phạm Văn Đồng muốn đề cập.
Giáo dục đạo đức qua môn Văn là một việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Nó phụ thuộc vào năng lực và trình độ sư phạm của người dạy. Về điểm này, Phạm Văn Đồng cũng đã nhiều lần nhắc tới. Ông nói: “đức dục là linh hồn, nhưng không phải dạy đạo đức là bắt học sinh lên líp về đạo đức, mà phải lồng vào trí dục, vào nội dung giáo dục toàn diện và toàn bộ sinh hoạt của nhà trường. Ví như, muốn giáo dục lòng yêu Tổ quốc cho học sinh
đều phải thông qua bài giảng văn, bài lịch sử, ( … ) mà dạy chứ không phải lên líp nói về yêu Tổ quốc” [24, t2].
Hiện nay, “cuộc khủng hoảng về văn hoá đạo đức đang diễn ra ngày càng trầm trọng trong tất cả các nước phát triển ở phương tây cũng như phương đông”, “tiếng kêu về sự xuống cấp đạo đức trong xã hội hiện đại đang là lời bảnh báo chung cho tất cả các nước trên thế giới”[92, tr14]. Chóng ta có thể nhận thấy điều này rõ hơn qua mét sè sè liệu đáng buồn như sau: Mĩ và New-Zea land là hai nước có tỉ lệ trẻ em sinh ngoài giá thó cao nhất thế giới, ở Nga hiện nay có đến 2 triệu trẻ em lang thang...đến giữa năm 1999 là 720 ngàn em. 2 ngàn trẻ em tự tử và 1500 em gái dưới 16 tuổi bị cưỡng bức tình dục. Bangkok có trên 10 nghìn trẻ em lang thang và 100 nghìn làm nghề mại dâm [95, tr15].
Ở Việt Nam, GS. Phan Trọng Luận, một người luôn dành nhiều tâm huyết với vấn đề văn học nhà trường đã đau lòng, băn khoăn, trăn trở vì sự “giá lạnh tâm hồn” của líp trẻ trong xã hội hiện đại mà giáo sư gọi là “căn bệnh AIDS” về tinh thần. Nhìn vào thực trạng Êy, chóng ta càng thêm lo ngại và suy nghĩ về việc giáo dục chủ nghĩa nhân văn và ý thức cộng đồng cho học sinh.
Trong thực tế, đã có rất nhiều những dẫn chứng, chứng minh sự thành công của người thầy dạy Văn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông. Tấm gương của thầy Đặng Thai Mai là một ví dụ. Nhận xét về quá trình dạy học Văn của thầy, có ý kiến cho rằng: Thầy Mai đã chú trọng đến việc đào tạo tâm hồn con người. Có lẽ vì thế mà học trò của thầy “chưa tìm thấy anh nào theo địch”[122, tr62]. Như vậy, việc DHV gắn với giáo dục đạo đức cho học sinh vừa là việc làm đảm bảo tính khoa học của việc dạy học theo đúng đặc trưng bộ môn vừa là việc làm có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Điều đó đã góp phần khẳng định giá trị tư tưởng của quan điểm DHV mà Phạm Văn Đồng đề xuất.
Quan điểm cho rằng DHV trong nhà trường phổ thông “có thể dạy cái hay, cái đẹp của văn, đồng thời có thể dạy bao nhiêu cái đẹp khác nữa ở trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống” của Phạm Văn Đồng được thể hiện rất rõ trong những bài nói, bài viết của ông về vấn đề này ở những hoàn cảnh, thời điểm, tình huống khác nhau.
Đơn cử một ví dô. Nhân đọc một bài báo có sự phàn nàn của phụ huynh về việc con viết chữ xấu, ông đã gửi đến báo Tiền phong một bài viết mang tên “Chữ viết cũng là sự biểu hiện của nết người”. Trong bài viết này, ông chỉ rõ: “Việc dạy học cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp cần được coi trọng từ líp vỡ lòng, ở cấp I và cả ở các cấp trên. Đó là một yêu cầu không được coi thường của giáo dục phổ thông”[19, tr253]. Luận điểm Êy đã cho thấy rất rõ quan điểm của ông về mối quan hệ giữa việc giáo dục tính kiên trì, chịu khó, trọng kỷ luật cũng như những nguyên tắc, nội quy trong giáo dục cho học sinh nói riêng và sự phát triển nhân cách, đạo đức, phẩm chất cho các em nói chung thông qua hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông (ở đây là thông qua việc rèn luyện chữ viết cho các em). Theo ông, việc giáo dục tính kiên trì, chịu khã, trọng kỷ luật cũng như những nguyên tắc, nội quy trong giáo dục cho học sinh là một việc hoàn toàn có thể thực hiện được nếu mỗi giáo viên đều có ý thức và khả năng sử dụng môn Văn trong nhà trường như một công cụ để thực hiện quá trình giáo dục và tự giáo dục cho người học. Quan niệm như vậy bởi ông coi: “chữ viết cũng là sự biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình, cũng như đối với thầy và bạn đọc bài, đọc vở của mình”[19, tr253].
Trong một buổi nói chuyện với những người làm công tác giáo dục, những thầy cô giáo dạy văn, Phạm Văn Đồng cũng đã gợi ý các thầy cô phải làm sao để vừa dạy Văn vừa kết hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. Ông đề xuất: các thầy cô phải suy nghĩ thế nào để thông qua hoạt động DHV
trong nhà trường phổ thông giúp các em “phát hiện con người của mình, thấy rõ nó và từ đó có thể cải tạo nó”[28,tr47].
Giáo dục ý thức phê bình và tự phê bình là những nội dung quan trọng của giáo dục nói chung. Trong đề xuất của Phạm Văn Đồng nêu trên thì người giáo viên Ngữ văn sẽ là người phải đảm nhiệm cái trọng trách nặng nÒ nhưng rất ý nghĩa này. Dạy như thế nào để học sinh không những học được những kiến thức về văn mà còn biết nhìn nhận mình một cách rõ nhất, biết nhận ra những sai lầm, khiếm khuyết của bản thân để tự sửa chữa là một vấn đề không mấy dễ dàng đối với mỗi người giáo viên Văn trong mọi thời đại. Luận điểm của Phạm Văn Đồng cho rằng dạy học Văn trong nhà trường phổ thông là phải giúp các em “phát hiện con người của mình, thấy rõ nó và từ đó có thể cải tạo nó” không những khiến những người giáo viên Văn luôn phải nhắc nhở mình ý thức thật rõ về vai trò, nhiệm vụ cũng như cách dạy của mình sao cho đúng với phương châm “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” mà còn cho thấy sự nhất quán trong quan niệm của ông về sức mạnh giáo dục của văn học. Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao về vai trò, tầm quan trọng của văn học đối với nhận thức, tư tưởng của con người (điều này đã được trình bày ở chương 1 mục 2 của luận án).
DHV là cả một quá trình liên tục và dài lâu. Do đó, những đức tính tốt đẹp, những tình cảm trong sáng, lành mạnh được dần dần hình thành trong học sinh, qua thời gian rèn rũa, trau dồi sẽ phát triển thành những nét tính cách ổn định, làm nên nhân cách, đạo đức của các em. Chóng ta nên “tận dụng giê giảng văn, giê làm văn để giáo dục đạo đức” cho học sinh, phải thông qua việc dạy chữ viết ở nhà trường để “rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng… ”, DHV để giúp các em “phát hiện con người của mình, thấy rõ nó và từ đó có thể cải tạo nó”…là những gợi ý, đề xuất của Phạm Văn Đồng thể hiện niềm mong muốn của ông đối với những
người làm công tác giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường nói chung.
Hiện nay chóng ta đang thực hiện cuộc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Dạy học ngày nay đã khác dạy học ngày trước rất nhiều. Dạy học theo hướng tích hợp là quan điểm dạy học hiện đại nhất mà môn Ngữ văn đang “tình nguyện” thực hiện trước.
Nếu trước đây môn Văn trong nhà trường được gọi là Giảng văn hay Văn và Tiếng Việt thì hiện nay nó được gọi là Ngữ văn. Dạy học Văn ngày xưa là dạy từng phân môn riêng (Tiếng Việt, Làm văn, Giảng văn, Lý luận văn học) với các văn bản độc lập khác nhau cho mỗi phân môn Êy. Dạy học ngày nay là dạy học tích hợp. Mỗi bài học của môn Ngữ văn là sự phối hợp một số đơn vị kiến thức và kỹ năng của cả ba bộ phận Đọc- hiểu, Tiếng Việt