Dạy học Văn trong nhà trường phổ thông là dạy học sinh biết “tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 56 - 59)

biết “tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, muốn viết” [28, tr4].

Phạm Văn Đồng là người rất coi trọng việc định hướng nhận thức cho học sinh. Trong hoạt động dạy học ở nhà trường nói chung, từ những vấn đề khái quát như việc định hướng cho học sinh mục đích của việc học tập là vì

cuộc sống chứ không phải để trở nên “ông này”, “bà nọ” [33, tr1]đến những vấn đề cụ thể của việc dạy học từng bộ môn, phân môn ông cũng đều đề nghị nhà trường phải hết sức lưu ý. Ông từng tâm sự: “Tôi nghĩ rằng, mỗi cô giáo, thầy giáo phải rèn luyện học sinh của mình ý thức học tập để trở nên những người biết làm tốt bất cứ việc gì có Ých cho xã hội. Cần rèn luyện ý thức này cho học sinh ngay từ cấp I, qua cấp II rồi đến phổ thông trung học để khi ra đời các em sẵn sàng làm tốt bất cứ việc gì được xã hội phân công”[33, tr1]. Trong quan niệm của ông, nếu một người nào đó làm tốt công việc được giao thì đó là người đáng quý, đáng trọng, đáng được mọi người yêu mến. Điều này được ông coi như là “một chân lí của cuộc sống”, “là một tổng kết kinh nghiệm” được ông rót ra từ chính cuộc đời mình.

Đối với nhà giáo dục lớn này, việc rèn luyện ý thức học tập cho học sinh là một vấn đề cần phải được các nhà sư phạm đặc biệt lưu tâm. Trong việc dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, ông cho rằng, nếu “dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” thì việc “rèn luyện cho học sinh có ý thức, từ đó có cố gắng, rồi có khả năng tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, muốn viết” [28, tr44] cũng là một trong những nội dung rèn luyện cần được chú trọng trong quá trình này. Trong hoàn cảnh DHV hiện nay, đây là một luận điểm rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Môn Văn là một môn học có khả năng tác động trực tiếp rất lớn đến t- ư tưởng, nhận thức của học sinh bởi nó là môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Bài viết văn của học sinh là nơi thể hiện khá đầy đủ và sinh động trình độ, năng lực, tâm hồn và nhân cách các em. Vậy nên, đặt vấn đề rèn luyện “ý thức”, sự “cố gắng”, “khả năng tự mình suy nghĩ” trong việc làm văn của học sinh cũng chính là đặt vấn đề rèn luyện thái độ, ý thức cho các em trong việc học nói chung. Học sinh chỉ thực sự có “cố

gắng”, “có ý thức”, “tự suy nghĩ và diễn tả như thế nào cho đúng, cho hay điều mà chính mình suy nghĩ, chứ không phải để bắt chước”[28, tr46] khi các em có nhu cầu, động lực từ chính nội tâm mình chứ không phải do một áp lực bên ngoài nào tác động. Việc tự mình suy nghĩ, vận dụng kiến thức trong học tập, nhất là học môn Văn là một việc không mấy dễ dàng. Do đó, dạy Văn làm sao để học sinh có ý thức biết tự suy nghĩ, và trình bày những suy nghĩ Êy theo một cách riêng của mình là một nhiệm vụ đầu tiên mà hoạt động dạy học Làm văn nói riêng, DHV nói chung trong nhà trường phổ thông phải thực hiện.

Mỗi lần học sinh cố gắng khắc phục bệnh lười suy nghĩ để năng động tư duy là một lần các em có thêm một sự tiến bộ về tư duy và nhân cách. Sự rèn luyện đó được thường xuyên rèn rũa, chắc chắn sẽ cho các em nhanh chóng trở nên hoàn thiện cả về tri thức, kỹ năng lẫn phẩm chất, đạo đức. Phạm Văn Đồng từng quan niệm, giáo dục là tạo ra những con người có Ých cho xã hội, việc dạy học sinh biết “tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, muốn viết” là bước đầu giúp cho các em trở thành những con người như thế.

Thực tế, không Ýt học sinh có quan niệm hết sức sai lầm, lệch lạc về mục đích, động cơ cũng như phương pháp học tập môn Văn. Các em thường cho rằng, học Văn chỉ để kiểm tra, thi cử và học Văn là cốt học thuộc những điều thầy cho ghi trong vở… Học sinh học văn, làm văn Ýt chịu suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu là điều phổ biến thường thấy ở học sinh phổ thông nói riêng và học sinh nói chung. Có thể nói, nhiệm vụ của hoạt động DHV mà Phạm Văn Đồng nêu trên góp phần quan trọng trong việc định hướng nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập môn Văn ở nhà trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 56 - 59)