theo “điệu sáo”
+ Dạy học văn để “phát huy trí thông minh, từ đó, phát huy trí sáng tạo”của mỗi học sinh [28, tr45].
Phương pháp dạy học “là cách thức tiến hành hoạt động hoặc tổ hợp các hoạt động của nhà giáo để tác động đến người học và việc học của họ theo định hướng của mục tiêu giáo dục và của nhu cầu, lợi Ých của người học” [74, tr18]. Vấn đề phương pháp là một vấn đề rất quan trọng trong giáo
dục. Hồ chủ Tịch từng căn dặn cán bộ làm cách mạng: “Cách mạng là một khoa học, chính trị là một khoa học. Nghĩa là làm cách mạng, làm chính trị phải có một lý thuyết khoa học, một phương pháp khoa học thì mới thành công”. Cho đến nay, chóng ta đang sống ở những năm đầu của thế kỷ XXI, vai trò, vị trí của phương pháp đã được khẳng định. Có thể nói, “không có một nhà khoa học hay nhà văn hoá tầm cỡ nào cũng như không có một nhà sư phạm ưu tó nào lại không sớm nhận ra vai trò cực kì quan trọng vô cùng sinh động của phương pháp”[92, tr23].
Trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều diễn ra các cuộc cải cách giáo dục mà đặc biệt là cải cách về phương pháp dạy học. Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, Phạm Văn Đồng cho rằng: “ Về phương pháp giảng dạy và học tập, đây là một trong những vấn đề quốc trọng bậc nhất của giáo dục, là nhân tố chủ yếu đưa đến kết quả thiết thực của việc dạy và học”[44, tr2]. Theo ông, có phương pháp học tập tốt, con người có thể học tập được suốt đời theo quan niệm của UNESCO : “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để sống chung với người khác”. Ông cũng cho rằng, phương pháp chính là bí quyết quan trọng bậc nhất, là “phép màu nhiệm” để không ngừng nâng cao những điều quý nhất của con người là chân lý, là khoa học, là công nghệ”, là “cách nhìn, là tầm nhìn rất rộng lớn và cao xa giúp con người, loài người nhìn thấy những chân trời ngày càng rộng mở” [44, tr25]. Ông luôn mong muốn “phải làm cho giáo viên có … tri thức tốt hơn, phương pháp giảng dạy tốt hơn” [27,tr82].
Theo Phạm Văn Đồng, có nội dung giáo dục tốt rồi thì chất lượng và hiệu quả của giáo dục là do phương pháp giáo dục quyết định. Vấn đề đặt ra là ở chỗ chúng ta xử lý phương pháp giáo dục nh thế nào cho có hiệu quả. Về việc này, ông gợi ý: Phương pháp dạy học các bậc, các cấp chung quy lại là “xoay quanh bốn điểm: “Dạy ai? Dạy cái gì? Dạy nh thế nào? Dạy để
làm gì?”. Ông cũng cho rằng, sở dĩ phương pháp dạy học các cấp đều phải xoay quanh bốn câu hỏi Êy là vì “học sinh từ lúc học mầm non cho đến lúc học trung học phổ thông, học nghề(...) rất khác nhau về lứa tuổi, từ đó đưa đến sự đa dạng về phương pháp” [44, tr46]. Người dạy phải căn cứ vào bốn câu hỏi trên để xác định phương pháp dạy học cụ thể, thích hợp cho từng cấp học, bậc học.
Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung, DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng phụ thuộc vào vấn đề chúng ta xử lý phương pháp, biện pháp giảng dạy như thế nào để trả lời bốn câu hỏi nêu trên cho phù hợp với đối tượng, mang lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao. Vì vậy theo ông, người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông phải dạy nh thế nào để “phát huy trí thông minh, từ đó, phát huy trí sáng tạo”[28, tr45]của mỗi học sinh.
Đối với hoạt động giảng dạy nói chung, “thông minh, sáng tạo” được hiểu là sự nhanh nhạy trong việc phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề để đạt hiệu quả tối ưu. “Thông minh, sáng tạo” là những phẩm chất đặc biệt quan trọng cần có ở người học. Có phẩm chất này, người học không những tiếp thu được kiến thức của bài học mà còn luôn tìm ra được những nội dung mới nhờ những phân tích, tổng hợp, khái quát trong quá trình tiếp nhận tri thức. Luận điểm dạy học nhằm phát triển, rèn luyện “trí thông minh, tài sáng tạo của học sinh mà ông nêu trên là luận điểm khoa học phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mà Đảng ta đã định hướng. Trong Báo cáo của BCHTƯ Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII có ghi: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh”. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII cũng chỉ rõ: “ Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” cho người học [60, tr48]. Trong “Luật
giáo dục 2005”, tại điều 5 có ghi: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”[192, tr25].
Theo Phạm Văn Đồng, trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông, việc dạy học nhằm phát triển, rèn luyện và phát huy “trí thông minh, tài sáng tạo” là một trong những mục đích lớn quan trọng nhất mà bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông phải đạt được. Kiểu dạy học nhằm phát huy “trí thông minh, tài sáng tạo” của học sinh là kiểu dạy học không giống với kiểu dạy học “theo điệu “sáo” mà ông thường thấy trong các nhà trường Việt Nam.
Phạm Văn Đồng cho rằng, DHV nhằm phát huy “trí thông minh, tài sáng tạo” của học sinh “là điều rất mới”. Nó “mới” vì khác với lối dạy học Văn “sáo”, đây là kiểu dạy học để “phát huy trí thông minh, từ đó, phát huy trí sáng tạo”[28, tr45]. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại một trăm lần ý muốn lớn của chúng ta trong giáo dục là phát huy trí thông minh, từ đó phát huy trí sáng tạo. Bất cứ ở líp nào, tuổi nào, dạy học môn gì đều có thể làm được theo mục đích trên”[28, tr45].
Ở thời điểm những năm 70 của thế kỷ XX và ngay ở thời điểm hiện tại, quan điểm dạy học trên của Phạm Văn Đồng vẫn hết sức mới mẻ, hiện đại. Trong dạy học nói chung, DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng, ông từng đề nghị nhà trường chúng ta phải quán triệt phương châm: “chú ý dạy những nguyên lý cơ bản đồng thời phải rèn luyện trí thông minh, trí nhớ, cái khả năng suy diễn đúng đắn của học sinh. Điều này rất quan trọng. Trí dục quan trọng là rèn luyện trí thông minh chứ không phải là nhồi nhét những điều mà trong đời sống không cần đến [22, tr42- 43].
Có thể khẳng định, tư tưởng DHV nhằm phát triển, rèn luyện và phát huy được “bộ óc, trí thông minh, tài sáng tạo” của học sinh nêu trên là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc DHV trong nhà trường nói chung vì đó không phải là mục đích chỉ của việc dạy học môn Văn trong nhà trường mà là mục đích của giáo dục - đào tạo nói chung, là bản chất của
chiến lược giáo dục con người mà ông là một trong những người nhận thức được rất sớm và đi tiên phong trong việc phát động thực hiện chiến lược này.
Từng đề nghị, yêu cầu nhà trường phổ thông phải dạy Văn theo hướng như vậy, mở rộng ra, Phạm Văn Đồng khẳng định: “Tôi nghĩ rằng, các môn khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội đều góp phần vào cách đào tạo này, đây là sự đào tạo con người” [28, tr49]. Theo ông, để có thể dạy học phát huy được trí thông minh, tài sáng tạo của học sinh, người giáo viên phải xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông. Điều đó đồng nghĩa với việc, người giáo viên phải trả lời mét cách nghiêm túc một số câu hỏi cơ bản được đặt ra trong quá trình dạy học như: Dạy học văn là “Dạy cái gì? Học cái gì?”; “Cần dạy nh thế nào?”; “Gợi cho học sinh cái gì? Để đạt mục đích gì?”; “Luyện tập cho học sinh cái gì là chủ yếu: bộ óc hay chỉ là trí nhớ!”[28, tr44]. Trong thời đại ngày nay, thời đại của vi tính và kỹ thuật số, cách làm việc “khôn ngoan” và hiệu quả nhất của chúng ta là biết dùng những kiến thức về phương pháp, một loại “kiến thức siêu kiến thức để sử dụng được tối đa sự sáng tạo của bộ óc - mét “thứ siêu máy tính”(từ dùng của GS. Phan Trọng Luận).
Viện sĩ Kapitxa rất có lý khi cho rằng, “vấn đề thông minh sáng tạo của tuổi trẻ không kém phần quan trọng so với vấn đề vũ khí hạt nhân và chiến tranh, hòa bình”[92, tr189].
Dạy học nhằm phát triển năng lực tự học và phát huy óc thông minh, tài sáng tạo của học sinh là một xu hướng đang được thực thi ở tất cả các nước phát triển. Dạy học chú trọng đến chất lượng và hiệu quả lao động của bộ óc là một quan điểm giáo dục chứng tỏ được sù mới mẻ và hiện đại trong nhận thức của Phạm Văn Đồng về việc cập nhật những thành tựu mới nhất về não học, vấn đề hiện đang được bàn nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay.
Cái sâu sắc trong quan điểm dạy học này là ông đã nhìn thấy rất rõ lợi Ých của vấn đề dạy học phát huy trí thông minh tài sáng tạo của học sinh. Lợi Ých rõ nhất là ở chỗ, chính phương pháp dạy học này đã tạo cho người học có ý thức và thãi quen suy nghĩ độc lập, biết tự nghiên cứu, khám phá và sáng tạo cũng như biết phát hiện và giải quyết vấn đề của mình, biết tự mình đi tìm chân lý, tù tin ở những tri thức do mình khám phá ra để khi ra đời, các em biết và dám sống theo những điều tự mình tìm thấy và tin tưởng. Trong mét bài nói của mình với những người làm giáo dục, Phạm Văn Đồng đề nghị: Trong nhà trường “ta bắt buộc đứa trẻ dùng cái trí khôn, dùng cái thông minh, cái suy nghĩ để mà hiểu biết rộng ra, và từ đó cho đến lúc ra trường, vào đời, phát huy được tài năng…tin tưởng vào sức mạnh, tự thấy là một con người, con người có khả năng sáng tạo…nhà trường phải làm thế nào tiếp sức cái thông minh cho nó, cái óc suy nghĩ cho nó, tất cả các kỹ năng suy nghĩ [23, tr3].
Tính mới mẻ và hiện đại từ tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng đã có
sức hấp dẫn lớn đối với những người làm công tác giảng dạy Văn học trong nhà trường ngay từ khi được tiếp xúc. Một thầy giáo dạy Văn ở trường ĐHSP những năm 70 của thế kỷ XX cho biết: Về phương pháp, thầy cũng đã học hái cả các bạn ở nước ngoài: “Dạy học nêu vấn đề”, “Xêmine”, ai bảo làm thế nào hay, thầy làm thế Êy nhưng không có hiệu quả. Tất cả chỉ thực sự thay đổi khi thầy được nghe bài phát biểu của Thủ tướng – “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”. Chính nó đã giải quyết điều thầy “băn khoăn bao năm trời nay”. Thầy thấy mình “sáng ra” nhiều điều và nhận thấy lâu nay thầy chỉ biết nghiên cứu các vấn đề cho thật kỹ rồi lên líp trình bày cho đầy đủ, có hệ thống và hấp dẫn. Thầy giống nh người ta làm xiếc chỉ biểu diễn cho người ta xem nhưng không nói cho người ta biết mình đã làm thế nào mới được nh vậy. Thầy đã vận dụng tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng và
“quyết tâm thay đổi phương pháp giảng dạy của mình”. Dù dạy gì (Giảng văn, Làm văn hay Lý luận văn học) thầy cũng “rèn luyện trí óc cho học sinh”.
Kết quả là giê học Văn của thầy đã khác trước, “mắt em nào còng sáng lên”. Bài viết văn của các em đã thực sự có nhiều thay đổi. Trước đây, các em “muốn viết tự nhiên thì thành thông tục, muốn viết giản dị thì thành giản đơn...câu nặng nÒ, câu tróc trắc, từ thừa, từ lặp, bài nào cũng có”. Giá nh thầy “chặt chẽ thì gạch đỏ cả giấy”. Cứ chấm khoảng dăm bài nh thế thì óc mụ đi”. Từ sau khi có sự thay đổi phương pháp của Thầy thì các em viết “bài nào cũng chân thành, muốn nói lên những điều các em suy nghĩ thật sự”. “Có nhiều bài “điểm cao” dù thầy “có tiếng là cho điểm chặt”[11,tr13].
Thực tế nêu trên đã nói lên tác dụng thực tiễn và ảnh hưởng kỳ diệu của tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng đến đời sống hoạt động DHV của giáo viên Văn các cấp.
Từ mục đích và tầm quan trọng của kiểu dạy học phát huy trí thông minh tài sáng tạo của học sinh, Phạm Văn Đồng cho rằng, người dạy phải suy nghĩ để tìm ra cách DHV tốt nhất. Ông quan niệm, không riêng gì DHV mà đối với bất cứ dạy học môn gì, phương pháp tối ưu nhất để “phát huy được tối đa, triệt để sức làm việc của bộ óc”[33, tr2] và làm cho các em “biết suy nghĩ, sáng tạo” là phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”[39, tr1]. Dạy học phát huy trí thông minh, tài sáng tạo của học sinh, coi người học là trung tâm của quá trình dạy học luôn là những điểm cơ bản, cốt lõi trong tư tưởng giáo dục của ông. Chính vì vậy, ông cho rằng: phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” là phương pháp dạy học “tích cực” nhất [33, tr1], là phương pháp “cực kỳ quý báu” [187, tr4].Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” là phương pháp dạy học trong đó, người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn học trò tự tìm ra kiến thức: “Thầy gợi ý để trò suy nghĩ, thầy nêu tình huống có vấn đề để thảo luận tranh luận, tìm cách xử lý tốt nhất; thầy
giới thiệu các loại sách mà trò phải đọc”[44, tr2]. Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm dùng hình thức chủ yếu là dạy học nêu vấn đề. Ở phương pháp dạy học này, trong vai trò là người định hướng, hướng dẫn, tổ chức quá trình học tập, người thầy phải biết đặt ra câu hỏi và nắm được đối tượng để đặt cho tróng và khêu gợi được sức sáng tạo của người học. Ông cho rằng, “thầy càng biết gợi ý, khuyến khích sự tìm tòi thì sinh viên càng hăng hái đi sâu vào tiềm năng trí tuệ của mình, bởi ai cũng muốn cuộc thảo luận càng đi sâu càng phong phú, càng giàu những khía cạnh mà trước đó không ai để ý tới, đưa đến kết quả đáng qúy. Đến khi kết luận thì trên cơ sở quá trình tranh luận và thảo luận của sinh viên, người thầy có thể khẳng định cái đúng, cái sai, còn điều gì chưa sáng tỏ thì tiếp tục suy nghĩ và khi có cơ hội sẽ trở lại” [44, tr3].
Chính vì thế, cái được lớn nhất của phương pháp dạy học này là học trò phải là người chủ động trong hoạt động khám phá và chiếm lĩnh tri thức chứ không phải là người thụ động tiếp thu như ở phương pháp dạy học “lấy người thầy làm trung tâm”. Ông rất nhất chí với quan điểm cho rằng “chỉ có giảng dạy gợi vấn đề mới có thể đạt được đầy đủ tư tưởng tính của giảng dạy, mới có thể gắn giảng dạy với đời sống”[44]. Do đó theo ông, “những người không đủ trình độ, không nắm được đối tượng, không có cách đối thoại hấp dẫn thì không thể làm được” theo yêu cầu mà phương pháp dạy học này đòi hỏi [33, tr2].
DHV còng nh dạy học các môn học khác coi trọng yếu tố trung tâm của quá trình dạy học là học sinh và sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề là một cách dạy học khoa học, hiện đại. “Khoa học và hiện đại” của kiểu dạy học này, theo ông là ở chỗ:
Thứ nhất, phương pháp dạy học này là phương pháp sử dụng và phát huy tối đa thời gian làm việc của bộ óc con người không chỉ trong lúc diễn