Dạy Văn là “dạy ngôn ngữ và văn học”[27, tr.222]

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 116 - 118)

Trước hết, DHV cũng giống như dạy những môn học khác, người giáo viên phải đảm bảo việc dạy đúng, chính xác những kiến thức của bộ môn. DHV là dạy cho học sinh hiểu “Thế nào là văn học?”, hiểu bản chất, quy luật sáng tạo, sinh thành và phát triển của văn học, hiểu những khái niệm, thuật ngữ, những kiến thức về tác giả, tác phẩm như thể loại, cấu tróc, phương thức trình bày nghệ thuật, cách tổ chức ngôn từ …. Một cách cụ thể, Phạm Văn Đồng chỉ rõ: Dạy văn là “dạy ngôn ngữ và văn học” [27, tr222].

Với yêu cầu này, giáo viên là người giúp các em thấy được “ cái hay phải thấy trong mỗi bài văn”[27, 211]. Đó chính là cái hay về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Theo ông, một trong những hoạt động đặc thù của việc dạy học văn nói chung là người giáo viên phải làm cho học sinh “thấy được trong một bài nội dung là như vậy, nên người ta viết, diễn tả

như vậy và đó là cái hay phải thấy, ở bài văn này là như thế còn ở bài văn khác lại có cách diễn tả khác. Phải làm cho học sinh biết cái phong phú của văn học, của các nhà văn ở nước ta và trên thế giới. Đó là điều đặc biệt quan trọng để gợi cho học sinh hiểu nhiều kiểu, nhiều cách, nhiều phong độ khác nhau trong văn học”[27, 211]. Yêu cầu này đã định hướng cho người giáo viên văn phải luôn ý thức và đảm bảo cả hai mặt trong hoạt động dạy học của mình đó là dạy văn và dạy tiếng. Hai mặt đó luôn phải được coi trọng nh nhau.

Về mặt ngôn từ, Phạm Văn Đồng luôn lưu ý các thầy cô giáo dạy văn nên bắt đầu từ dạy “từ” đến “câu”, đến “đoạn” để học sinh biết, hiểu cái giàu có, đẹp đẽ và phong phú của tiếng Việt. Tạo cho các em mét ý thức, một niềm tự hào được “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” để cho tiếng ta trở nên một thứ tiếng có đủ tiêu chí của một thứ tiếng phát triển là một trong những mong muốn tột đỉnh của nhà văn hoá này. Ông luôn mong muốn người giáo viên Ngữ văn dạy văn là dạy cho học sinh từ cái hay về nghệ thuật để hiểu nội dung. Dạy học văn là dạy học sinh hiểu cái thó vị của văn học Việt Nam, của tiếng Việt là “từ một chữ có thể hiểu nhiều ý” và “một ý lại có bao nhiêu chữ để diễn đạt”.

Tư tưởng DHV là “dạy ngôn ngữ và văn học” của Phạm Văn Đồng luôn nhắc nhở những người giáo viên phải chú trọng cả hai mặt giáo dục, không coi trọng quá mức cũng không coi nhẹ mặt nào trong hai yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm. Đây cũng là điều ông luôn nhấn mạnh trong lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật nói chung. Ông thường nói, trong một tác phẩm văn học thì nội dung là mét trăm phần trăm thì hình thức cũng là một trăm phần trăm. Vậy nên, trong hoạt động DHV, chóng ta không thể thiên lệch về yếu tố nào trong hai yếu tố làm nên giá trị của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 116 - 118)