Về năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm của người giáo viên Ngữ văn

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 146 - 156)

giáo viên Ngữ văn

+Năng lực cảm thụ văn học

Khái niệm “năng lực”(capacité) được hiểu “là tổ hợp các thuộc tính nhân cách đáp ứng các yêu cầu của một loạt hoạt động nhất định và bảo đảm cho loại hoạt động đó đạt kết quả tốt và chất lượng”. Như vậy, có thể hiểu: Năng lực cảm thô văn học ở người giáo viên Ngữ văn chính là khả năng cảm, hiểu và lý giải được cái hay, cái đẹp của văn học và chuyển tải được

điều đó đến với học trò. Năng lực này thể hiện ở khả năng nắm bắt, thẩm thấu và xử lý được những giá trị thẩm mỹ đích thực của tác phẩm văn chương do chính bản thân người giáo viên đó trực tiếp giảng dạy.

Vấn đề đặt ra đối với người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường là vấn đề nâng cao trình độ và thị hiếu thẩm mỹ cá nhân. Có như vậy thì việc cảm thụ văn học mới đúng hướng và chính xác bởi trong cảm thụ văn học, tính chủ quan cá nhân luôn là mét quy luật tất yếu.

Trong hoạt động DHV ở nhà trường, tác phẩm văn học có thể được hiểu đúng, được nâng cao giá trị hay ngược lại, phụ thuộc rất lớn vào năng lực cảm thụ văn học của người thầy, người trực tiếp định hướng hoạt động tiếp nhận của bạn đọc học sinh. Có lẽ vì thế, có ý kiến cho rằng :“Phương pháp dạy văn là cần thiết, nhưng tất cả đều nên xếp lại đã nếu như chưa phát hiện ra, bằng năng lực thẩm mỹ, chất văn đích thực của tác phẩm” [52, tr65]. Nhận xét này, tuy còn có chỗ cực đoan nhưng cái giá trị lớn nhất của nó là nhấn mạnh được tầm quan trọng hàng đầu của năng lực cảm thụ văn học đối với người giáo viên Ngữ văn.

+ Năng lực giảng dạy văn học

Giáo viên Ngữ văn là phải có năng lực giảng dạy Ngữ văn. Đó là một yêu cầu tất yếu. Vậy, năng lực giảng dạy văn học là gì? Căn cứ vào đâu để xác định nó thì dường như trong hoạt động DHV, đây vẫn là điều còn khá nhiều điều phải trao đổi.

Năng lực giảng dạy văn học là khả năng truyền đạt, hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện được hoạt động học tập theo yêu cầu, mục tiêu giáo dục cụ thể của môn học. Trong hoạt động DHV, đây là yếu tè thể hiện rõ nhất năng lực và tài năng sư phạm của người thầy. Nguyên tắc dạy học hiện đại coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và đề cao vai trò hướng dẫn, quyết định chất lượng dạy học của ông thầy: “Dù có được những thành tựu, những ý tưởng khoa học mới mẻ, hiện đại nhất của khoa học sư

phạm trên lĩnh vực DHV thì đó mới chỉ là trên phương diện phương pháp luận, từ đó đến “những phương pháp, biện pháp cụ thể, sinh động vẫn còn là một khoảng cách dành cho sự nỗ lực sáng tạo của giáo viên”[52, tr63].

Thiết nghĩ, năng lực cần thiết để người giáo viên, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn để có thể thực hiện được “sự nỗ lực sáng tạo”đó chính là năng lực giảng dạy Ngữ văn bao gồm: năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực thiết kế, xây dựng bài học, năng lực tổ chức, hướng dẫn học tập và năng lực kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh.

Trong hoạt động DHV, để học sinh lĩnh hội được kiến thức, các kỹ năng văn học đòi hỏi giáo viên Ngữ văn đồng thời vừa phải có kiến thức vững vàng lại vừa phải có khả năng chuyển tải những nội dung Êy đến được với học sinh. Có thể nói, “một giê văn mà sự sống trong đó không dậy lên, không lay động tâm hồn học sinh, không đánh thức những kinh nghiệm sống dù còn Ýt ỏi của học sinh, không khơi gợi và phát huy trí tưởng tượng của học sinh là một giê văn chết, một giê văn đóng băng, một giê văn hóa thạch, nói gì đến tư duy”[57, tr32]. Do vậy, dù người thầy có năng lực, trình độ đến mấy mà khả năng giao tiếp sư phạm hạn chế thì hiệu quả dạy học cũng không cao, không đáp ứng được yêu cầu của môn học.

Phương pháp DHV mới đòi hỏi, trong hoạt động DHV nói chung, dạy học tác phẩm văn chương nói riêng, không phải chỉ có thầy hiểu, thầy cảm, thầy thấy hay là đủ mà thầy còn phải làm thế nào để trò cùng hiểu, cùng cảm, cùng thấy hay với mình. Do đó, năng lực sư phạm biểu hiện ở khả năng giao tiếp của ông thầy là đặc biệt quan trọng. Trong hoạt động DHV, “cao hơn cả”, “khó hơn cả” là “truyền cảm”, là “giáo dục bằng chính văn thơ đó” “theo một yêu cầu sư phạm nhất định”[174, tr5].

Có nhận xÐt cho rằng, quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy học Làm văn nói riêng “là quá trình dạy cho học sinh học cách tổ chức một quá trình giao tiếp,… giao tiếp bằng văn bản”[117, tr14]. Chóng ta còng có

thể thấy rất rõ, giê dạy học Ngữ văn đúng là một quá trình giao tiếp. Trong đó, nhân vật giao tiếp là giáo viên và học sinh trong giê DHV. Nội dung giao tiếp là những vấn đề của bài học. Mục đích giao tiếp là mục tiêu bài học. Hoàn cảnh giao tiếp là ngữ cảnh của giê học. Phương tiện giao tiếp là lời nói và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ khác. Kết quả giao tiếp là hiệu quả của giê học Êy. Do vậy, người giáo viên Ngữ văn phải là người nắm và làm chủ được quá trình giao tiếp để đạt được hiệu quả học tập cao.

Mét trong những nội dung đầu tiên xác định năng lực giao tiếp của người giáo viên Ngữ văn đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ của người dạy. Trong hoạt động DHV thì công cụ chính để giáo viên thực hiện giao tiếp đối với học sinh là văn bản văn học. Khả năng sử dụng ngôn ngữ để giúp học sinh cảm và hiểu được văn bản văn học là yếu tè quan trọng tạo nên thành công của một giê dạy. Trong thực tế, những giê dạy học Ngữ văn tốt là những giê dạy mà trong đó khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói của giáo viên được khẳng định rất rõ. Học sinh sẽ không thể hiểu, khám phá và lĩnh hội được những yêu cầu của bài học nếu giáo viên không có khả năng diễn đạt lưu loát và truyền cảm. Do vậy, “người giáo viên cần phải nói tốt, đọc tốt, có chất giọng tốt, có sức thể hiện và biểu cảm cao trong ngôn ngữ” [120, tr122] luôn là một đòi hỏi cần thiết không phải chỉ đối với người giáo viên Ngữ văn.

Trong hoạt động DHV, bên cạnh năng lực dùng ngôn ngữ, năng lực xử lý tình huống giao tiếp cũng là một năng lực rất quan trọng và cần thiết chứng tỏ năng lực giảng dạy Ngữ văn của người giáo viên.

Trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông, có lẽ hiếm người không biết đến một ví dụ đã trở thành giai thoại mỗi khi có dịp bàn đến sự thất bại trong việc xử lý tình huống, sự thiếu năng lực cảm thụ văn chương của ông thầy dạy văn xưa. Nói về câu ca dao:

Sợ chuông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang,

ông thầy đã bÊt lực trước câu hỏi của học trò: “Thầy bảo cho con phá là cái gì ạ ?”. Không xử lý được tình huống, bị đẩy vào thế bí, ông thầy liền giải thích một cách thiếu thuyết phục rằng: “Cái phá!… cái phá!…thì cái phá là cái phá, chứ là cái gì nữa!” [107, tr59]. Câu chuyện đó luôn nhắc cho những người giáo viên Ngữ văn chúng ta phải đặc biệt thận trọng trong quá trình xử lý các tình huống giao tiếp để tránh được những trường hợp “dở khóc, dở cười” như trường hợp của ông thầy nêu trên.

Thực tế, trong hoạt động dạy học nói chung, nếu giáo viên nắm bắt được tâm lý học sinh có những cách ứng xử phù hợp với các em về mọi mặt (tâm lý lứa tuổi, trình độ, năng lực, sở thích, hứng thú…) thì học sinh sẽ “có tâm thế phấn khởi khi gặp giáo viên, háo hức chờ đợi giê giáo viên dạy, vui vẻ tiếp thụ những điều giáo viên giáo dục, sẵn sàng bộc lé mọi nỗi băn khoăn cũng như những niềm vui trong cuộc sống của mình”[121, tr17]. Nh vậy, người giáo viên đã thiết lập được mối dây liên hệ rất gần gũi và thân mật với học trò. Ngược lại, nhiều khi do vô tình, người giáo viên Ngữ văn có thể thiếu tế nhị hoặc thiếu am hiểu phong tục, tập quán mà ở khía cạnh nào đó đã làm xúc phạm đến học sinh thì “cửa ngõ tâm hồn các em không bao giê hé mở nữa”[120, tr11]. Thậm chí, có những em học sinh giỏi cũng “bỏ trường, bỏ lớp” “bỏ đời” nh mét số trường hợp đã thấy. (Trường hợp của em Thuỷ ở Thanh Hoá năm 2005) là một ví dụ. Quan niệm dạy học hiện đại cho rằng, giáo viên không phải “là cha giảng đạo” mà là người “người bạn già” giúp học sinh thực hiện được hoạt động học tập của mình. Do vậy, nắm vững các quy luật giao tiếp trong hoạt động dạy học mà nhất là hoạt động dạy học Ngữ văn là điều mà bất cứ người giáo viên nào, ở cương vị, trình độ nào cũng không được phép coi thường. Có thể nói, nắm vững các quy luật giao tiếp chính là yếu tố cơ bản dẫn đến thành công của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cuộc đổi mới phương pháp DHV

trong nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường nói chung luôn chú trọng đến vấn đề này.

Bên cạnh tất cả những yếu tố nêu trên thì năng lực giao tiếp của người giáo viên Ngữ văn còn đòi hỏi người thầy khi lên líp phải chó ý đến tác phong, cử chỉ, trang phục, phong thái của mình để làm tăng tính hiệu quả của giê học. Tuy đây không phải là yếu tố cơ bản quyết định thành công của giê học nhưng lại là một yếu tố rất cần thiết làm nên sự thành công Êy. Có ai đó đã nói: “bộ áo không làm nên thầy tu nhưng không có bộ áo, thầy tu không phải là thầy tu”. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào người thầy khi lên líp cũng phải chú ý đến phong thái, thần sắc của mình. Chẳng thế mà V.A. Xukhomlinxki đã nhận định: “Trên đời này, không có việc nào vất vả nh lao động của nhà giáo dục. Người thầy giáo cũng là một con người, cũng có gia đình con cái, cũng có những lo lắng buồn phiền riêng của mình. Nhưng khi bước vào líp, người thầy giáo thường phải bắt mình quên đi mọi tai hoạ và vết thương lòng riêng tư để hướng mọi suy nghĩ theo đúng dòng tư tưởng mà nghĩa vụ yêu cầu”[129, tr75]. Đôi khi, những yếu tố tưởng nh chẳng có ảnh hưởng gì đến chất lượng giê học nh vậy lại có tính quyết định rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học.

Ngoài năng lực dùng ngôn ngữ, xử lý tình huống giao tiếp, người giáo viên Ngữ văn còn phải có năng lực sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học. Trong hoạt động dạy học nói chung, phương pháp, biện pháp dạy học là cách thức để người giáo viên chuyển tải nội dung kiến thức đến học sinh. Trong hoạt động DHV, những phương pháp chủ yếu mà người giáo viên sử dụng là phương pháp đọc, phương pháp thuyết trình, phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình, phương pháp nghiên cứu…. Các phương pháp Êy sẽ được phát huy hiệu quả tối ưu nếu giáo viên biết sử dụng và phối hợp chúng một cách nhuần nhuyễn.

Người giáo viên Ngữ văn có năng lực giao tiếp tốt còn là người biết sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp, biện pháp dạy học. Điều đó rất quan trọng cho việc tạo ra cũng như luôn hâm nóng được bầu không khí văn chương khiến các nhân vật giao tiếp bị cuốn hót và tham gia nhiệt tình, sôi nổi vào quá trình giao tiếp, béc lé được khả năng sáng tạo, phát huy được triệt để trí thông minh, tài sáng tạo của mình. Do đặc trưng của môn học, môn Ngữ văn có những nội dung rất gần gũi với cuộc sống, nếu khéo léo, giáo viên có thể lôi kéo các em vào bài học không mấy khó khăn. Chẳng hạn, giáo viên có thể cho các em nhập vai diễn xuất, kết hợp đọc diễn cảm trong giê dạy học tác phẩm văn chương, khuyến khích các em mạnh dạn làm MC hay diễn thuyết… trong những giê học Làm văn.

Trong hoàn cảnh hiện nay, bên cạnh yêu cầu phải biết xử lý tốt các phương pháp dạy học thông thường, người giáo viên còn cần phải biết làm chủ các thiết bị dạy học để phục vụ quá trình giảng dạy của mình như: biết sử dụng Internet, máy chiếu, máy chụp, máy ghi âm… để nâng cao hiệu quả giê học. Đối với học sinh phổ thông nói chung và nhất là học sinh THPT, nếu giáo viên biết khơi gợi hứng thó học tập môn Văn, biết tổ chức tốt giê dạy học thì các em sẽ phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ và sự sáng tạo độc đáo của mình đến “bất ngờ”(từ dùng của Phạm Văn Đồng).

Hiện nay, cuộc cải cách phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng các phương pháp, biện pháp, hình thức dạy học để nâng cao chất lượng dạy học cũng là một trong những đòi hỏi, yêu cầu tất yếu mà không phải chỉ đặt ra trong lĩnh vực DHV.

Một năng lực quan trọng nữa cho thấy năng lực DHV của người giáo viên Ngữ văn là năng lực thiết kế, xây dựng bài học. Trong hoạt động dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, thiết kế, xây dựng bài học là một năng lực rất quan trọng và cần thiết. Nếu hoạt động hướng dẫn tổ chức học tập cho học sinh là khâu cuối cùng hoàn tất một quy trình dạy học thì

thiết kế là công việc trước đó, sau hoạt động định hướng, tìm kiếm ý tưởng cho giê dạy. Thiết kế bài học là xây dựng, hoạch định, phân bổ, điều tiết, sắp xếp một hệ thống các tri thức, kỹ năng, thao tác, tình huống, hoạt động, phương pháp, biện pháp cụ thể được sử dụng trong giê học để đạt được mục đích, yêu cầu của bài học. Thiết kế bài học có ảnh hưởng rõ ràng, quyết định đến hoạt động tổ chức, hướng dẫn học tập cho học sinh nói riêng và đến quy trình, hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung. Tiến trình của giê học được thực hiện ra sao, kiến thức bài học, thời gian thực hiện được sắp xếp, phân bổ như thế nào, các phương pháp, biện pháp dạy học gì được sử dụng, trọng tâm kiến thức bài học nằm ở đâu?...hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực thiết kế của người dạy. Chính vì vậy, thiết kế càng công phu, rõ ràng, chi tiết, thì hiệu quả dạy học càng cao.

Năng lực thiết kế đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn không những phải vững về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có những hiểu biết nhất định về khoa học, xã hội, những khoa học kế cận, liên ngành để thiết kế đảm bảo được tính khoa học, thực tiễn và hiện đại đáp ứng được mục đích, yêu cầu của giáo dục đào tạo nói chung.

Thiết kế bài học không phải chỉ là việc soạn giáo án đơn thuần. Thực chất của công việc thiết kế là xây dựng, hoạch định một kế hoạch giảng dạy và học tập của cả giáo viên và học sinh để “phù hợp với quy luật tiếp nhận văn chương”, “các giai đoạn phát triển năng lực văn học” và “các kỹ năng cần bồi dưỡng” [52, tr63] cho học sinh. Thiết kế bài học là sự thể hiện rất rõ năng lực sư phạm, trình độ, khả năng và kiến thức của người thầy.

Thiết kế, xây dựng bài học trong hoạt động dạy học Ngữ văn có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn nhưng thực tế trong hoạt động dạy học này ở nhà trường phổ thông, không Ýt giáo viên chưa thật sự coi trọng vấn đề này. Theo mét báo cáo thực tiễn việc dạy và học môn Văn –Tiếng Việt ở địa

phương thì “việc soạn bài của đa số giáo viên còn mang tính chất đối phó

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 146 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)