Thế nào là dạy học Văn theo “điệu sáo”

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 67 - 70)

Những năm 60 của thế kỷ XX, Phạm Văn Đồng từng xuống các trường học để dự giê, để tìm hiểu thực tế việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Ông hết sức bất ngờ và không tán thành lối dạy học thụ động một chiều chủ yếu là thầy đọc, trò chép. Hiện thực mà ông chứng kiến là một thực tế phổ biến trong hoạt động dạy học ở nhà trường Việt Nam trong mấy chục thập kỷ qua. Tìm hiểu tình hình DHV ở trường phổ thông, Phạm Văn Đồng nhận xét: “Tôi nghĩ rằng hiện nay trong nhà trường phổ thông chúng ta có hiện tượng dạy Văn theo điệu “sáo”[28, tr43]. Dạy Văn “theo điệu “sáo” trong cách hiểu của ông “là cách giảng dạy theo kiểu rất xưa, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác” [28, tr43]. Nét đặc trưng nhất của kiểu dạy học này là “học sinh không phải suy nghĩ gì nhiều”, chỉ cần ghi chép đầy đủ, học thuộc, “nhớ nhiều để bắt chước” những điều thầy cho ghi, khi kiểm tra thì “gộp nhiều trích dẫn lại thành bài văn” [28, tr43]. Đây là kiểu dạy học mà ông từng phê phán rất nhiều trong những lần gặp gỡ, nói chuyện với các thầy cô giáo, với những người làm công tác giáo dục còng nh trong những phát biểu của ông về giáo dục phổ thông nói chung. Đối với hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông ông cho rằng, DHV trong nhà trường phổ thông không nên dạy theo “điệu sáo” [28, tr43].

Với ông, kiểu dạy và học nh vậy là kiểu dạy học “cơm chấm cơm”[44,tr76], kiểu dạy học”chay”, kiểu dạy học sinh “múa chữ” [28, tr43]. Cách dạy học mà Phạm Văn Đồng đề cập ở trên cũng chính là lối dạy học

Văn thường thấy trong các trường học thời phong kiến ngày xưa ở Việt Nam. Đó là lối dạy học theo “nguyên tắc quyền uy”, lối dạy học “tầm chương trích cú”, trong đó uy tín của thánh hiền, của các nhà nho xưa được tôn trọng nh là chân lý tuyệt đối.

Một thầy giáo dạy Văn xưa đã nói khá Ên tượng về đặc trưng của kiểu dạy học này: Một khi “đức thánh đã dạy rằng”, “tiên nho đã giảng rằng”, thôi thì cậu học trò chớ có suy nghĩ, bàn bạc, phê phán gì nữa. Chắp tay lại, cói đầu xuống, và tụng niệm cho kỹ vào, để có dịp thì cứ chép lại để làm lời của anh. Cái lối học dùa trên quyền uy của cổ nhân, của người trên như vậy đã quyết định phương pháp học: Nghe thầy giảng, học thuộc lòng, nhớ suốt đời, nhai vào, nhả ra ”[106, tr20].

Ví dô sau đây đã dựng lên rất chính xác cảnh thường thấy trong những giê học Văn trong nhà trường phổ thông của ta: “Một cô giáo gọi học sinh đọc thuộc lòng bài “Vào cửa quan” (trích truyện “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan). Cạnh bàn cô giáo, em học sinh đứng cói mặt sợ sệt lí nhí đọc bài. Cố nhiên là em quên nhiều chỗ, và cô phải nhắc luôn… còn các học sinh khác ở dưới thì rì rầm nhẩm lại bài, sợ đến lượt mình. Khi em học sinh đọc được già nửa bài, cô hỏi: “Đại ý bài này là gì?”(cái đại ý này học sinh cũng đã được chép và học thuộc). Thế rồi cô cho điểm sau khi nhận xét: “Em có học bài những chưa thuộc kỹ lắm, cần cố gắng”[73,11]. Thực tế Êy đã phản ánh rất trung thực việc DHV trong nhà trường phổ thông của ta nhiều thập kỷ qua.

Nhận xét của Phạm Văn Đồng cho rằng, trong nhà trường phổ thông có hiện tượng DHV theo “điệu sáo” là một nhận xét rất sát, đúng với tình hình dạy học Văn ở nhà trường phổ thông và thực tế đời sống hoạt động dạy học trong các nhà trường Việt Nam mấy chục năm qua. Có giáo sư cũng đã nhận xét về tình hình dạy và học của ta như sau: “Hiện nay, dạy thì nặng về truyền thụ một chiều, nhồi nhét không gõ vào óc thông minh, xa rời thực tế.

Học thì thụ động nặng về huy động trí nhớ, Ýt huy động trí thông minh, học không đi đôi với hành, năng lực tự học, tự nghiên cứu kém” [141, tr700]. Hoạt động DHV ở trường phổ thông cũng không nằm ngoài quỹ đạo của hoạt động dạy học chung Êy. Ngay cả ở thời điểm hiện nay, tình trạng DHV nêu trên cũng còn khá phổ biến, nhất là ở các vùng nông thôn. Điều đó đã cho thấy rất rõ sự ảnh hưởng tiêu cực của lối dạy học thụ động thông tin - tiếp thụ vào trong tiềm thức của những người làm công tác dạy học và trở thành một thãi quen không dễ gì thay đổi. Từ thực tế đó, liên hệ với tình hình DHV mà Phạm Văn Đồng đã từng nêu (DHV “theo điệu sáo”) có nhận xét cho rằng: “Thật ra, từ năm 1973, đồng chí Phạm Văn Đồng đã khẩn thiết nêu vấn đề “chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn trong các nhà trường phổ thông của ta, không nên dạy như cũ..., dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác”, “chúng ta phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phải sáng tạo để có cách dạy văn tốt nhất”... Song từ đó đến nay, đã hơn 15 năm trôi qua, trên phương diện phương pháp, chúng ta chưa đưa lại những kết quả gì thật căn bản”[52, tr63]. Đó là một nhận xét trung thực về tình hình DHV trong các nhà trường của ta.

Những năm gần đây, khi nhân loại đã bước vào những năm đầu của thập kỷ XXI, khảo sát tình hình DHV ở nhà trường phổ thông qua các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ, chúng ta vẫn thấy phương pháp dạy học như trên còn khá phổ biến. Do vậy, một chuyên gia đầu ngành về phương pháp DHV của Việt Nam đã cho rằng, những nhận xét về tình hình DHV Phạm Văn Đồng nêu trên đã “chỉ đường cho chóng ta mạnh dạn nhìn rõ thực trạng DHV trong nhà trường đại học cũng như phổ thông. Tình trạng trì trệ về phương pháp giảng văn, phân tích tác phẩm văn học kéo dài mấy thập kỷ nay. Có thể nói, mấy chục năm qua, cách của chúng ta về phương pháp giảng văn, phương pháp phân tích văn học hầu nh không có gì thay đổi. Phương pháp quen thuộc từ Đêgơranggơ Lăngxông, Phaghê, Dương Quảng Hàm, Đặng

Thai Mai, Hoài Thanh… cho đến nay qua 35 năm cách mạng hầu nh vẫn giữ nguyên vị trí độc tôn nh mét phương pháp bất di bất dịch”[92, tr142]. Những quan niệm sai lầm của phần đông học sinh ở nhà trường phổ thông hiện nay cho rằng “học văn khó, khổ, phải học nhiều ghi nhiều”[190, tr53] cũng chính là hậu quả của lối dạy học cũ kỹ thầy đọc, trò ghi cố hữu trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông Việt Nam từ xưa đến nay.

Những nhận xét của Phạm Văn Đồng về tình hình DHV ở nhà trường phổ thông của ta cách đây hơn ba thập kỷ đến nay vẫn còn nguyên tính hiện thực và thời sù rất rõ.

Quan niệm của Phạm Văn Đồng về việc DHV trong nhà trường phổ thông là không dạy “theo điệu sáo” luôn nhắc nhở chúng ta phải ý thức rõ ràng, nghiêm túc hơn về vấn đề phương pháp DHV để không đi vào đường mòn của lối DHV cò khuôn sáo và xơ cứng, không đúng với bản chất đặc trưng của môn văn vốn là môn học có thể gây nhiều hứng thó và hấp dẫn đối với học sinh. Quan niệm trên của Phạm Văn Đồng gợi nhiều suy nghĩ và tác động đến nhận thức của không Ýt những người làm công tác giảng dạy văn học đối với vấn đề lý luận DHV trong nhà trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)