Dạy học Văn trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh “phát hiện chí hướng của mình, năng khiếu của mình” [28, tr48]

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 52 - 56)

“phát hiện chí hướng của mình, năng khiếu của mình” [28, tr48]

Trong hoạt động DHV, những học sinh được coi là có năng khiếu về văn là các em có sự vượt trội về khả năng văn học so với các bạn cùng trang lứa. Có thể hiểu, năng khiếu văn chương là một khả năng “thiên phú”. Nhà trường phổ thông không thể mở líp dạy cho học sinh biết viết văn, làm thơ, biết sáng tác văn học nghệ thuật mà chỉ có thể góp phần phát hiện, bồi dưỡng vốn văn hoá, tạo điều kiện cho năng khiếu văn chương phát triển.

Theo Phạm Văn Đồng, một trong những nhiệm vụ của hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh “phát hiện chí

hướng của mình, năng khiếu của mình” [28, tr48]. Ông cho rằng, phát hiện được “chí hướng”, “năng khiếu” của học sinh chính là tìm ra cái quý báu Èn tàng trong tiềm năng của các em mà ông gọi là “cái nguồn nước ngầm” quý giá. Trong quá trình DHV, xác định được dấu hiệu năng khiếu văn học thì sẽ sớm hình thành năng lực văn học cho học sinh bởi giữa năng lực văn học và năng khiếu văn học có mối quan hệ như “giữa cây và hạt mầm”. Biết phát hiện và vun tưới, hạt mầm mọc lên thành cây xanh tốt, không biết phát hiện, không biết vun xới thì hoặc như “chọn nhầm hạt hoặc để thui chột hạt” [57, tr17].

Thực tế, có những học sinh không phải ngay từ nhỏ đã học giỏi văn và cũng có những học sinh được coi là có năng khiếu văn nhưng chỉ một vài năm sau ngày được “biểu dương” thì năng khiếu văn Êy đã “biến mất”.

Như vậy, làm thế nào để tìm thấy và phát huy được “cái nguồn nước ngầm” Êy là công việc hết sức khó khăn, đầy ý nghĩa đòi hỏi tài năng, tâm huyết và trách nhiệm to lớn của những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường.

Đặt vấn đề phát hiện năng khiếu văn học là Phạm Văn Đồng đề cập tới vấn đề năng lực văn học đặc biệt của học sinh (năng lực văn học được hiểu là khả năng tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng, liên tưởng, khái quát hoá, định hướng tiếp nhận, cảm xúc thẩm mỹ, nhận thức và đánh giá văn học của cá nhân người học).

Bên cạnh những năng lực trên, người có năng lực văn học còn là người có khả năng phát triển cảm xúc nhân văn và thẩm mỹ, năng lực tưởng tượng sáng tạo, năng lực khái quát hoá bằng hình tượng và năng lực sáng tạo ngôn từ. Trong lĩnh vực DHV, người được coi là có năng khiếu văn học là người có năng lực văn học đặc biệt, có khả năng tiếp nhận và sáng tạo văn học độc đáo.

So với năng khiếu văn chương thì năng lực văn học khác năng khiếu văn chương ở chỗ, năng lực văn học có thể rèn luyện, cố gắng là có được

còn “năng khiếu văn chương” thì lại là chuyện trời phú, muốn có cũng không được, “không thể đem sức ra mà có, học mãi mà thành”[134, tr 27]. Vì vậy, phát hiện năng khiếu của học sinh trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông nói riêng và nhà trường nói chung là việc làm cần thiết và đòi hỏi năng lực và trình độ cao ở người dạy.

Ở một khía cạch khác, DHV giúp học sinh “phát hiện chí hướng của mình, năng khiếu của mình” [28, tr48] góp phần làm khăng khít mối quan hệ giữa mục tiêu giáo dục của nhà trường và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, có thể thấy, trong hoạt động DHV ở trường phổ thông, việc giúp học sinh phát hiện được năng lực văn học là một công việc rất thiết thực và lý thó, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tế. Trong nhà trường phổ thông của ta nhiều năm qua, vấn đề xác định, thống nhất các tiêu chí của năng lực văn học là một vấn đề còn nhiều bất cập. Nó đã từng là nguyên nhân của nhiều rắc rối trong hoạt động đánh giá, định hướng cũng như hoạch định những kế hoạch cụ thể trong hoạt động DHV ở nhà trường.

Thực tế, có giáo viên trên mười năm dạy trường chuyên văn, đã có học sinh giỏi được tuyển thẳng vào Đại học Sư phạm khoa Ngữ văn, khi được hỏi: “Thế nào là một học sinh giỏi văn?”, câu trả lời rất “lúng túng và Ýt sức thuyết phục”[96, tr116]. Vậy nên, trong hoạt động dạy học Văn ở trường phổ thông, những câu hỏi như : Thế nào là một học sinh có năng lực văn học? Thế nào là một giáo viên có năng lực giảng dạy văn học? luôn là những câu hỏi mà mỗi người giáo viên chúng ta không được phép “lúng túng”. Có như vậy, chúng ta mới không khỏi “mò mẫm”, “phiến diện” và “chủ quan” trong việc đánh giá khả năng học Văn của mỗi học sinh cũng như đặt ra được mục đích, mục tiêu của việc DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng, DHV trong nhà trường nói chung.

DHV trong nhà trường phổ thông phải giúp học sinh “phát hiện chí hướng của mình, năng khiếu của mình” là một luận điểm có giá trị khoa học và mang tính hiện đại, thực tiễn rất lớn. Đặc biệt, đối với học sinh THPT, đây còn là một vấn đề hướng nghiệp rất cần thiết. Mỗi học sinh ở cấp học này đều cần hiểu rõ năng lực văn học của mình để có những định hướng thích hợp trong quá trình học tập môn Văn ở nhà trường cũng như có kế hoạch nghiêm túc với những dự định tương lai sau này của các em.

Theo những nghiên cứu về tâm lý học lứa tuổi, nét nổi bật trong tâm lý của tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh THPT đó là “sự hình thành các kế hoạch của cuộc đời. Trong những kế hoạch đó, điều quan trọng nhất các em nghĩ đến là sẽ làm gì để có cuộc sống tự lập, phù hợp với mình” [83, tr7]. Vì lẽ đó, đối với hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông, việc giúp các em phát hiện được năng lực văn học của mình là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Việc làm đó vừa cho thấy thực trạng học tập của các em vừa giúp cho giáo viên và học sinh có thể vạch ra được những kế hoạch bồi dưỡng kiến thức kịp thời, phù hợp với khả năng thực tế của học sinh. Ngoài ra, nó còn giúp cho các em định hướng được đúng đắn những bước đi tiếp theo trong cuộc đời của mình.

Trong hoạt động DHV, việc chú trọng nguyên tắc dạy học này sẽ mang lại cho chóng ta Ých lợi về nhiều mặt. Đây cũng là quan điểm DHV không xa rời cuộc sống, DHV phải gắn liền với những vấn đề của cuộc sống mà nguyên tắc dạy học Văn luôn đòi hỏi chúng ta phải chú trọng. Về điểm này, có thể lấy trường hợp của nhà thơ - nhà báo Ý Nhi làm một ví dô tiêu biểu.

Khi đã trưởng thành, là một nhà thơ, nhà báo, hồi tưởng lại quãng đời đi học ở trường phổ thông của mình, Ý Nhi tâm sự: “Giờ đây khi đã chọn công việc Biên tập văn học và sáng tác văn học làm nghề nghiệp, đôi khi nghĩ lại, tôi không khỏi ngạc nhiên về cái kết cục này. Đó là một sự thu xếp ngoài ý muốn nhưng lại hợp lý. Thầy giáo dạy văn của tôi phải là người hết

sức yêu quý văn hoá và yêu quý học trò của mình mới có thể phát hiện ra khả năng chính của tôi - cái khả năng mà tôi không ý thức được”[166, tr73].

Luận điểm cho rằng, DHV trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh “phát hiện chí hướng của mình, năng khiếu của mình” còn cho chóng ta thấy những hiểu biết rất sâu sắc của Phạm Văn Đồng về mối quan hệ giữa mục tiêu giáo dục của nhà trường với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong thực tế, “việc điều chỉnh hướng chọn nghề của học sinh là một trong những công tác cần thiết để cụ thể hóa quá trình gắn mục tiêu đào tạo của trường phổ thông với mục tiêu kinh tế - xã hội ở từng địa phương và trong cả nước, là biện pháp tích cực để hình thành sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động, phù hợp với sự phân công của xã hội”[123, tr8]. Phải tự nhìn nhận, đánh giá chính xác về năng lực, trình độ của mình để có thể tự lùa chọn một nghề nghiệp, một công việc phù hợp với bản thân các em trong tương lai, đó là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà giáo viên Văn nói riêng, giáo viên trong nhà trường phổ thông nói chung phải giúp cho học sinh của mình biết định hướng và định hướng một cách đúng đắn, sáng suốt.

Luận điểm của Phạm Văn Đồng cho rằng, DHV trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh “phát hiện chí hướng của mình, năng khiếu của mình” là một luận điểm khoa học rất có ý nghĩa đối với vấn đề phương pháp luận nghiên cứu vấn đề DHV trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)